Thursday, April 12, 2018

CỰU ĐẠI SỨ TED OSIUS : MỸ TRỤC XUẤT NGƯỜI VIỆT VỀ NƯỚC DÙ HỌ ĐƯỢC BẢO VỆ (RFI / BBC/ Reuters)




Đăng ngày 12-04-2018

Trả lời hãng tin Reuters tại Sài Gòn hôm nay, 12/04/2018, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tố cáo Hoa Kỳ muốn trục xuất về nước hàng ngàn người Việt, mặc dù trên nguyên tắc đa số những người này được bảo vệ, không thể bị trục xuất, chiếu theo một hiệp định song phương giữa hai nước. Ông Osius khẳng định là một số nhỏ những người theo lẻ được hiệp định đó bảo vệ đã bị đưa về Việt Nam.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (lúc còn tại chức), phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2/11/2017. REUTERS/Kham

Theo lời cựu đại sứ Mỹ, nhiều người trong diện bị trục xuất là những người từng ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa và Hà Nội nay có thể xem họ là những phần tử gây mất ổn định. Những người này đã sang tị nạn tại Hoa Kỳ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Reuters trích lời một quan chức Mỹ cho biết, tính đến tháng 12 năm ngoái, có 8.600 người Việt ở Mỹ nằm trong diện bị trục xuất và 7.821 người phạm tội hình sự. Cũng theo Reuters, chính quyền Trump xem Việt Nam và 8 quốc gia khác là thuộc loại « cứng đầu », vì không muốn nhận lại các công dân của họ bị Mỹ trục xuất. Tuy nhiên, những người Việt nói trên là trường hợp cá biệt, vì họ có giấy tờ cư trú hợp pháp ở Hoa Kỳ, nhưng chưa phải là công dân Mỹ.

Theo lời cựu đại sứ Ted Osius, phần lớn những người Việt trong diện bị trục xuất đã đến Hoa Kỳ trước năm 1995, tức là trước khi Hà Nội và Washhington tái lập bang giao. Một hiệp định song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ký vào năm 2008 có quy định rằng những công dân Việt Nam nào đến Mỹ trước ngày 12/07/1995 thì không thể bị trục xuất về Việt Nam.

Ông Osius nhìn nhận là một số người Việt ở Mỹ đã phạm tội ác nghiêm trọng, nhưng theo ông, hiệp định 2008 có ghi rõ là những trường hợp của các tội phạm đến Hoa Kỳ trong thời gian từ 1975 đến 1995 phải được xử lý riêng.

Hãng Reuters cho biết là Nhà Trắng đã từ chối bình luận về vấn đề này, còn một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Mỹ thì tuyên bố là chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam đang « tiếp tục thảo luận về quan điểm của họ liên quan đến những người đã từ Việt Nam sang Mỹ ». Về phía Việt Nam, một quan chức cao cấp, xin được dấu tên, xác nhận với Reuters rằng Hà Nội đang « thảo luận » với Washignton về vấn đề này. Quan chức này cho rằng phần lớn những người đã sang định cư ở Hoa Kỳ do hậu quả của chiến tranh, nhưng còn những người đến Mỹ sau đó, không phải do hậu quả chiến tranh, lại là thuộc diện khác.

Reuters cho biết thêm là vào tháng 9 năm ngoái, cựu đại sứ Osius đã viết thư cho ông Rex Tillerson, lúc đó còn là Ngoại trưởng, kêu gọi ông xét lại chính sách đối với người Việt ở Mỹ. Đến tháng 11, sau khi đại sứ Osius từ chức, ông Tillerson đã gởi bức trả lời rằng « không thể tiếp tục giữ nguyên trạng trên vấn đề trục xuất » và Việt Nam cần phải nhận thêm nhiều người bị trả về.

------------------------------------------

BBC Tiếng Việt
12 tháng 4 2018

Hoa Kỳ có kế hoạch trục xuất hàng ngàn người Việt trở về Việt Nam, bất chấp việc những người này được bảo hộ theo một thỏa thuận song phương đã ký giữa hai nước, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói với Reuters.

Ông Ted Osius làm đại sứ tại Việt Nam trong thời gian 2014-2017. GETTY IMAGES

Ông Ted Osius nói một số ít những người này đã bị gửi trả về trong thời gian qua.

Ông cựu đại sứ trong cuộc phỏng vấn đăng hôm 12/4 với Reuters nói rằng nhiều người trong số những người này ra đi trong làn sóng tị nạn sau chiến tranh, và do đó sẽ bị Hà Nội coi là các thành phần gây bất ổn cho xã hội.
"Những người này không thực sự có một đất nước để trở về," ông nói với Reuters.

Ông cựu đại sứ cũng xác nhận việc chính quyền ông Trump bắt đầu chương trình trục xuất này từ hồi tháng Tư năm ngoái.

Một phát ngôn viên Lực lượng Nhập cảnh và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) được Reuters dẫn lời cho biết tính đến cuối tháng 12 năm ngoái, đã có 8.600 người mang quốc tịch Việt Nam tại Hoa Kỳ bị xếp vào đối tượng bị trục xuất, trong đó "7.821 người có tiền án, tiền sự".
Những người này hầu hết có quyền cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng không phải là công dân Mỹ.
Ông Osius nói hầu hết những người đối diện nguy cơ bị trục xuất đã tới Mỹ trước năm 1995, là năm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau chiến tranh.

Khoản 2, Điều 2 trong Biên bản Ghi nhớ năm 2008 ghi người Việt đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất.  WWW.STATE.GOV

Theo Biên bản ghi nhớ được hai nước ký hồi 2008, Hà Nội chỉ chính thức đồng ý tiếp nhận các cá nhân gốc Việt đến Hoa Kỳ sau năm 1995 - là năm hai nước bình thường hóa quan hệ.
Một số người nhập cư có liên quan tới các tội hình sự nghiêm trọng, ông Osius cho biết nhưng cựu đại sứ cũng nói "theo biên bản ghi nhớ ký hồi 2008 thì các trường hợp từ 1975 đến 1995 sẽ không bị đụng đến".
Ông cũng nói thêm rằng chính quyền ông Trump đã đe dọa sẽ rút đặc quyền của các quan chức Việt Nam khi sang Mỹ, và đặt vấn đề trục xuất người với chủ đề thương mại giữa hai quốc gia.
Ông Osius nói chính sách mới này của chính quyền Donald Trump đã góp phần khiến ông quyết định từ chức đại sứ tháng 10 năm ngoái.

Người không có tiền án tiền sự cũng có thể bị trục xuất?

Phát ngôn viên ICE, Brendan Raedy không nêu lý do vì sao những người không có tiền án tiền sự cũng trở thành mục tiêu, nhưng nói người nhập cư vào Mỹ nếu không có địa vị pháp lý hợp pháp cũng sẽ là đối tượng bị trục xuất.
Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận.
Katina Adams, phát ngôn viên Sở Đông Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chính phủ hai bên đang "tiếp tục thảo luận về quan điểm của mỗi bên đối với các công dân Việt Nam đã rời Việt Nam sang Mỹ".

Cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ chủ yếu hình thành từ làn sóng tị nạn sau cuộc chiến Việt Nam. GETTY IMAGES

Theo số liệu của ICE, đã có 71 người Việt bị trục xuất về Việt Nam trong năm ngoái.
Con số này hồi 2016 là 35, và trong 2015 là 32 trường hợp.

Tính từ 1998 đến 2016, đã có khoảng 624 người bị đưa về Việt Nam, theo thông tin chính thức của Bộ Nội An Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, không rõ thời điểm mà những người này trước đó tới Mỹ là khi nào, trước hay sau ngày hai bên ký Biên bản ghi nhớ.
Hồi tháng Hai, tòa án liên bang tại Los Angeles thụ lý vụ kiện theo đó thách thức việc trục xuất các công dân Việt Nam.
Đơn kiện của một số người Mỹ gốc Việt và đại diện của các tổ chức Đấu tranh Công lý cho Người Mỹ gốc Á (AAAJ) nói ICE và Bộ Nội An vi phạm Biên bản ghi nhớ khi hồi năm ngoái ICE đã "đột ngột trục xuất người nhập cư Việt Nam tới Mỹ từ trước 1995".

------------------------------------

Reuters
APRIL 12, 2018 / 2:28 AM

HO CHI MINH CITY (Reuters) - The United States is seeking to send thousands of immigrants from Vietnam back to the communist-ruled country despite a bilateral agreement that should protect most from deportation, according to Washington’s former ambassador to Hanoi.
A “small number” of people protected by the agreement have already been sent back, the former ambassador, Ted Osius, told Reuters in an interview.
Osius said that many of the targeted immigrants were supporters of the now defunct U.S.-backed state of South Vietnam, and Hanoi would see them as destabilizing elements.
“These people don’t really have a country to come back to,” he said. Many of those targeted would have come to the United States as refugees after the end of the Vietnam War.
Osius said the push by the Trump administration started in April last year and contributed to his resignation in October.
A U.S. Immigration and Customs Enforcement (ICE) spokesman, Brendan Raedy, said that as of December last year, there were 8,600 Vietnamese nationals in the United States subject to deportation and “7,821 have criminal convictions”.
The Trump administration has labeled Vietnam and eight other countries “recalcitrant” for their unwillingness to accept their deported nationals back.
The Vietnamese immigrants, most of whom are legal U.S. residents but not citizens, are in a unique position, however.
According to Osius, most of those targeted for deportation arrived in the United States prior to 1995, the year diplomatic relations between Vietnam and the United States were resumed after the Vietnam War.
A 2008 bilateral agreement between Vietnam and the United States states that “Vietnamese citizens are not subject to return to Vietnam” if they “arrived in the United States before July 12, 1995”.
Osius said the Trump administration had threatened to withhold privileges for Vietnamese officials to the United States and link the issue to trade between the two countries.
He said some immigrants had been involved in serious crimes. But, he added, “there was an agreement in 2008 that the cases between 1975 and 1995 would be left alone”.
Raedy, the ICE spokesman, did not specify the reason those without criminal convictions had been targeted, but immigrants living in the United States without legal status are also subject to deportation.
The White House declined to comment on the deportations.
Katina Adams, a spokeswoman for the State Department’s East Asia bureau, said the U.S. and Vietnamese governments “continue to discuss their respective positions relative to Vietnamese citizens who departed Vietnam for the United States”.
A senior Vietnamese official confirmed that Hanoi was “in discussions” with the United States over the issue.
“Many of the people went to the U.S. as a consequence of the war,” said the official, who requested anonymity. “For those who came to the U.S. later, not as a consequence of the war, that’s a different thing”.
“Those we need to accept”.











No comments: