Bắc
Kinh tỏ vẻ “không vui” khi hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ
đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại”
chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ.
Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc
danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ VN hiện hành. Nước mắt đổ xuống
không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64
năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng CSVN làm mất đi. “Rừng núi VN” đang nối lại
với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người,
trong ngày mới”… không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn.
64
năm “đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt”. Thề “còn cái lai quần” cũng đánh Mỹ,
rốt cục phải trở lại thời điểm ban đầu. Hai nước hai bờ đông tây Thái Bình
dương, định mạng sắp đặt người Mỹ phải là bạn của dân tộc Việt Nam.
Tất
cả những nước Châu Á có quan hệ “đồng minh” với Mỹ, không ngoại lệ, nếu không
là những nước phát triển ở tầm cao, thì cũng là những “cường quốc”. Đặc biệt
các quốc gia Nam Hàn, Nhật… là những nước “có lính Mỹ” hiện diện thường trực.
Lịch
sử thế giới cho thấy có nhiều bài học về sự thành công của “hội nhập –
intégration”. Đầu tiên có thể nói là nước Nhật dưới triều Minh Trị. Việc “hội
nhập” thời đó bằng “cưỡng bức”. Trước “những chiếc tàu nhả khói đen, đi ngược
gió, với những họng súng đen ngòm chỉa vào bờ” đầy đe dọa, vua quan nước Nhật
quyết định “mở cửa” để học hỏi văn minh Tây phương. Những chiếc tàu “đen” đó
thuộc hải quân Mỹ.
Cùng
thời kỳ Trung Hoa và Việt Nam cương quyết “bế quan tỏa cảng”. Rốt cục VN bị rơi
vào ách thuộc địa, TQ bị “liệt cường phân xé”.
Nhờ
“hội nhập”, từ một quốc gia tương đương với VN thời Tự Đức, nước Nhật đã học hỏi
những kiến thức tổng quát của Tây phương, như về khoa học, triết học. Không bao
lâu nước Nhật được “kỹ nghệ hóa”, sau đó khẳng định vị thế “đại cường” qua các
chiến thắng (thắng hải quân Trung hoa 1895 và Nga 1905). Sự phát triển (do hội
nhập) của Nhật đến mức “thần kỳ”, nước này nảy sinh tham vọng “bá chủ Á Châu”.
Đế quốc Nhật bị “sụp đổ” qua sự thất bại trong Thế chiến thứ II.
Nước
Nhật cũng là một thí dụ điển hình khác về sự thành công trong “hội nhập”, sau
khi thua trận. Đất nước kiệt quệ vì nỗ lực cho chiến tranh, hai thành phố lớn
Nagasaki và Hiroshima tan nát vì bom nguyên tử. Nhưng cũng nhờ “hội nhập”, dưới
“cây dù” kinh tế và quốc phòng của Mỹ mà chỉ 25 năm sau, nước Nhật trở lại sân
khấu quốc tế với tư cách “cường quốc kinh tế”.
Bài
học “hội nhập” thành công khác là Trung quốc thời Đặng Tiểu Bình. Cũng nhờ “đi”
với mước Mỹ, TQ vừa được tư bản Mỹ đầu tư, vừa học hỏi được những “kiến thức” về
khoa học kỹ thuật, TQ trong ba thập niên đã khẳng định vị thế “đại cường”.
Ta
còn có nhiều thí dụ về “hội nhập” thành công, như Ba Lan vào khối Châu Âu sau
khi khối cộng sản sụp đổ.
Nhưng Việt Nam là một trường hợp điển
hình cho sự thất bại của “hội nhập”.
Việt
Nam “đổi mới”, cách nói khác của “hội nhập” vào “thế giới tư bản”, nhưng với tư
thế “chân trong chân ngoài”.
Việt
Nam “đổi mới” trong tư thế “kẻ thù cũ” của Mỹ và TQ.
Đối
với TQ, Việt Nam phải quan hệ trong tư thế “khúm núm” vì đã mang tiếng phản bội,
“ăn cháo đá bát”. Để được “bình thường hóa bang giao” với TQ, VN đã nhượng bộ
nhiều thứ, đến đỗi ông Nguyễn Cơ Thạch, nguyên bộ trưởng bộ Ngoại giao cùng thời,
đã than rằng “thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu”.
Với
một “tư thế” ngoại giao hèn kém như vậy, lại còn bị thế “địa chiến lược” áp đặt,
TQ không bao giờ cho phép một quốc gia Việt Nam giàu mạnh, có thể cạnh tranh,
hay cản trở, với bất kỳ ý đồ nào đó của TQ.
Đối
với Mỹ, rõ ràng VN “hội nhập” chân trong chân ngoài. Biết bao đời tổng thống Mỹ,
từ Clinton đến Obama, phía Mỹ đã “lẫy Kiều” không biết bao nhiêu lần để cho biết
Mỹ đã không còn gì khúc mắc (hay cay cú) với VN nữa (mặc dầu Mỹ thua trận chiến
tranh VN). Nhưng VN đối với Mỹ vẫn còn nguyên tấm lòng “nghi kỵ”, vừa do khác
biệt về “thể chế chính trị”, cho tới việc không chia sẻ các giá trị phổ cập về
tự do cá nhân (tức về nhân quyền).
Biết bao nhiêu quốc gia “hội nhập” đều
thành công. Ngoại lệ Việt Nam. VN “dò đá qua sông” nhưng nguyên nhân không thể
chối cãi là do các yếu tố “nội tại”, từ “chính trị” cho tới “chế độ”, chớ không
phải là các vấn đề ngoại tại (như do các thế lực thù địch v.v…). Đến bây giờ
nhìn lại, VN vẫn đang ở giữa giòng sông, không biết là phải qua sông hay trở lại
cố thủ trong “thành trì xã hội chủ nghĩa do TQ lãnh đạo”.
Nếu
tính từ sau chiến tranh với Pháp, 1954, đến nay 64 năm. Đảng CSVN đã làm tổn
hao của đất nước số vốn thời gian là 64 năm. Chưa kể vốn liếng do máu xương 4
triệu con người. Chưa kể vốn liếng là tài nguyên quốc gia, là lãnh thổ, chủ quyền
biển, đảo…
Thông
điệp của bản nhạc “Nối vòng tay lớn” thật là mạnh mẽ, lãnh đạo CSVN không thể
không biết.
VN
không có cách nào khác là phải “hội nhập” thực sự, bước vào “sân chơi quốc tế”
bằng “hai chân” (chớ không có chân trong chân ngoài hay kiểu dò đá qua sông).
Thời gian là vốn liếng quí giá nhứt.
“Đi”
với Mỹ VN được nhiều cái lợi. Hãy nhìn Nam Hàn, Nhật… để có nhận định đúng đắn.
Từ
lâu tôi có nói rằng việc “quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” sẽ chỉ thất bại, vì
mấu chốt của tranh chấp là “chủ quyền”.
Các
yêu sách vùng biển của các bên (như đường chữ U – còn gọi là đường lưỡi bò – của
TQ) phát sinh từ tranh chấp chủ quyền. Giải quyết các yêu sách đối kháng về biển
bằng cách “quốc tế hóa” là sai vấn đề.
(Cần
lưu ý với bạn đọc ý nghĩa của từ “quốc tế hóa”. Ý nghĩa này tôi đã đề cập nhiều
lần. Nhiều người lẫn lộn giữa “quốc tế hóa – internationalisation” với việc “hội
nhập – intégration”).
VN
phải “khẳng định chủ quyền” trước, thuyết phục được dư luận quốc tế chủ quyền của
VN tại HS và TS. Sau đó mới có thể “quốc tế hóa tranh chấp” bằng cách đưa ra một
trọng tài quốc tế để phân xử.
VN
hôm nay vừa “tiếp nối” VNDCCH, lại vừa (tự nhận) là “kế thừa” di sản của VNCH.
Ngay cả khi việc “kế thừa” VNCH được nhìn nhận thì VN không thể cùng lúc “kế thừa”
hai lập trường “đối nghịch” về chủ quyền ở HS và TS.
Tức là, trên phương diện chủ quyền lãnh
thổ ở HS và TS, vấn đề “hòa giải quốc gia” là việc đầu tiên phải làm. Sau đó là
“nối vòng tay lớn” với Mỹ.
Nếu
cứ theo đà “dò đá qua sông” như hiện nay, hội nhập với tư thế “chân trong chân
ngoài”, kiểu “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, VN sẽ ngày càng tụt hậu
trong nghèo đói.
Lúc
đó độc lập, tự chủ không còn, nói gì tới chủ quyền biển đảo.
-------------------------------------
XEM THÊM
Bạn
đã từng nghe bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Quốc Hội Việt Nam. Ông ta
nói rất nhiều về truyền thống giữa hai Đảng, ông ôn lại kỷ niệm về tình hữu
nghĩ Việt - Trung, nhắc nhở lại câu nói của ông HCM - Cố Chủ tịch nước VN DCCH.
Ông
ta nhắc giới thượng tầng chính trị Việt Nam về Tứ Tương (Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan). Nhưng oái oăm
thay đó là mệnh đề mà rất nhiều người Việt Nam dứt khoát muốn rũ bỏ - Tất nhiên
ĐCS VN buộc phải chấp nhận!
Chúng
ta sẽ hỏi nhau rằng: Tại sao tôi phải đồng chí với ông (Trung Quốc Cộng Sản), tại
sao số mệnh của chúng tôi phải gắn kết với ông? Ông có gì ngoài một thể chế lầy
lội nhất ở Á Châu lúc này? Ông có gì ngoài việc cướp đảo và trấn lột ngư dân nước
tôi?
Người
Việt dù không dám nói hết, nhưng nuôi khát khao hướng tới chân trời mới. Người
Mỹ biết điều này, không cần đao to búa lớn họ mang đến VN những thứ mà người Việt
đang khao khát
Bài
phát biểu của (Cựu) Tổng thống Brack Obama tại Việt Nam, nhắm thẳng tới Văn
hóa. Ông ta nói những điều rất bình dị, rất dân dã kiểu Việt Nam đó là Bún Chả
và Bia Hà Nội, ông đọc bài thơ Thần (chiến thơ bên các dòng Bạch Đằng Giang,
Như Nguyệt từ hơn ngàn năm trước).
Ông
ta kết thúc bài phát biểu của mình bằng việc lẩy kiều: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”.
Trước
đó, trong phòng Bầu Dục, phó của ông ta là ngài Joe Biden đã diễn tả những
"lời vương tơ lòng" không thể tuyệt luân hơn được, rằng: "Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu
ngõ vén mây giữa trời".
Người
Việt có thể nói đã "chết đứ đừ", cảm giác lâng lâng vì những lời thơ
như vậy. Người Việt tận hưởng cảm xúc được một siêu cường bày tỏ sự thấu hiểu
và tôn trọng.
Tương
tự ông Obama, Tổng thống đương nhiệm của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, nhắc nhở về
Trưng Triệu và lợi ích quốc gia. Tất nhiên chúng ta cũng phải nói về lần lẩy kiều
của ngài Bill Clinton từ mấy chục năm về trước.
Và
giờ HKMH Hoa Kỳ vào cửa biển Đà Nẵng, nữ thủy thủ của đoàn hát Nối
Vòng Tay Lớn. Cô này hát một cách mê say và chính lời bài ca đã truyền
đến người Việt Nam thông điệp "anh em ta về" kết nguyền "một
vòng tử sinh".
Hỏi
còn gì đáng khao khát hơn?
Ông
Tập đòi hỏi giới thượng tầng Chính trị tại VN phải nhớ về truyền thống, phải hiểu
chữ "Hòa" của người Trung Quốc, trăm năm ô nhục của họ, đòi VN phải gắn
kết bởi Tứ Tương. Bằng quyền uy của mình, ông ta có thể gây sức ép lên thượng tầng
này nhưng vĩnh viễn không chinh phục được tấm lòng người Việt.
Người
Mỹ ư? Cứ dần dần, họ chinh phục Việt Nam, dần dần hóa xóa đi nghi ngại về một lần
nữa người Việt có nguy cơ bị bán đứng hay những cuộc mặc cả của cường quốc trên
chính xương máu Việt Nam. Họ chinh phục tấm lòng của người Việt Nam. Và họ đang
rất thành công!
Một
siêu cường duy nhất của Thế giới, không chỉ mạnh bởi Hàng Không Mẫu Hạm, chiến
cơ, bom đạn mà còn mạnh bởi Văn Hóa - giá trị và đẳng cấp Văn hóa. Ngoại giao
như vậy, chỉ có thể là Hoa Kỳ, chỉ có thể là đẳng cấp ngoại giao của siêu cường
số 1 TG đương đại.
Bắc
Kinh tỏ vẻ “không vui” khi hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ
đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại”
chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ.
Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc
danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ VN hiện hành. Nước mắt đổ xuống
không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64
năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng CSVN làm mất đi. “Rừng núi VN” đang nối lại
với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người,
trong ngày mới”… không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn.
64
năm “đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt”. Thề “còn cái lai quần” cũng đánh Mỹ,
rốt cục phải trở lại thời điểm ban đầu. Hai nước hai bờ đông tây Thái Bình
dương, định mạng sắp đặt người Mỹ phải là bạn của dân tộc Việt Nam.
Tất
cả những nước Châu Á có quan hệ “đồng minh” với Mỹ, không ngoại lệ, nếu không
là những nước phát triển ở tầm cao, thì cũng là những “cường quốc”. Đặc biệt
các quốc gia Nam Hàn, Nhật… là những nước “có lính Mỹ” hiện diện thường trực.
Lịch
sử thế giới cho thấy có nhiều bài học về sự thành công của “hội nhập –
intégration”. Đầu tiên có thể nói là nước Nhật dưới triều Minh Trị. Việc “hội
nhập” thời đó bằng “cưỡng bức”. Trước “những chiếc tàu nhả khói đen, đi ngược
gió, với những họng súng đen ngòm chỉa vào bờ” đầy đe dọa, vua quan nước Nhật
quyết định “mở cửa” để học hỏi văn minh Tây phương. Những chiếc tàu “đen” đó
thuộc hải quân Mỹ.
Cùng
thời kỳ Trung Hoa và Việt Nam cương quyết “bế quan tỏa cảng”. Rốt cục VN bị rơi
vào ách thuộc địa, TQ bị “liệt cường phân xé”.
Nhờ
“hội nhập”, từ một quốc gia tương đương với VN thời Tự Đức, nước Nhật đã học hỏi
những kiến thức tổng quát của Tây phương, như về khoa học, triết học. Không bao
lâu nước Nhật được “kỹ nghệ hóa”, sau đó khẳng định vị thế “đại cường” qua các
chiến thắng (thắng hải quân Trung hoa 1895 và Nga 1905). Sự phát triển (do hội
nhập) của Nhật đến mức “thần kỳ”, nước này nảy sinh tham vọng “bá chủ Á Châu”.
Đế quốc Nhật bị “sụp đổ” qua sự thất bại trong Thế chiến thứ II.
Nước
Nhật cũng là một thí dụ điển hình khác về sự thành công trong “hội nhập”, sau
khi thua trận. Đất nước kiệt quệ vì nỗ lực cho chiến tranh, hai thành phố lớn
Nagasaki và Hiroshima tan nát vì bom nguyên tử. Nhưng cũng nhờ “hội nhập”, dưới
“cây dù” kinh tế và quốc phòng của Mỹ mà chỉ 25 năm sau, nước Nhật trở lại sân
khấu quốc tế với tư cách “cường quốc kinh tế”.
Bài
học “hội nhập” thành công khác là Trung quốc thời Đặng Tiểu Bình. Cũng nhờ “đi”
với mước Mỹ, TQ vừa được tư bản Mỹ đầu tư, vừa học hỏi được những “kiến thức” về
khoa học kỹ thuật, TQ trong ba thập niên đã khẳng định vị thế “đại cường”.
Ta
còn có nhiều thí dụ về “hội nhập” thành công, như Ba Lan vào khối Châu Âu sau
khi khối cộng sản sụp đổ.
Nhưng Việt Nam là một trường hợp điển
hình cho sự thất bại của “hội nhập”.
Việt
Nam “đổi mới”, cách nói khác của “hội nhập” vào “thế giới tư bản”, nhưng với tư
thế “chân trong chân ngoài”.
Việt
Nam “đổi mới” trong tư thế “kẻ thù cũ” của Mỹ và TQ.
Đối
với TQ, Việt Nam phải quan hệ trong tư thế “khúm núm” vì đã mang tiếng phản bội,
“ăn cháo đá bát”. Để được “bình thường hóa bang giao” với TQ, VN đã nhượng bộ
nhiều thứ, đến đỗi ông Nguyễn Cơ Thạch, nguyên bộ trưởng bộ Ngoại giao cùng thời,
đã than rằng “thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu”.
Với
một “tư thế” ngoại giao hèn kém như vậy, lại còn bị thế “địa chiến lược” áp đặt,
TQ không bao giờ cho phép một quốc gia Việt Nam giàu mạnh, có thể cạnh tranh,
hay cản trở, với bất kỳ ý đồ nào đó của TQ.
Đối
với Mỹ, rõ ràng VN “hội nhập” chân trong chân ngoài. Biết bao đời tổng thống Mỹ,
từ Clinton đến Obama, phía Mỹ đã “lẫy Kiều” không biết bao nhiêu lần để cho biết
Mỹ đã không còn gì khúc mắc (hay cay cú) với VN nữa (mặc dầu Mỹ thua trận chiến
tranh VN). Nhưng VN đối với Mỹ vẫn còn nguyên tấm lòng “nghi kỵ”, vừa do khác
biệt về “thể chế chính trị”, cho tới việc không chia sẻ các giá trị phổ cập về
tự do cá nhân (tức về nhân quyền).
Biết bao nhiêu quốc gia “hội nhập” đều
thành công. Ngoại lệ Việt Nam. VN “dò đá qua sông” nhưng nguyên nhân không thể
chối cãi là do các yếu tố “nội tại”, từ “chính trị” cho tới “chế độ”, chớ không
phải là các vấn đề ngoại tại (như do các thế lực thù địch v.v…). Đến bây giờ
nhìn lại, VN vẫn đang ở giữa giòng sông, không biết là phải qua sông hay trở lại
cố thủ trong “thành trì xã hội chủ nghĩa do TQ lãnh đạo”.
Nếu
tính từ sau chiến tranh với Pháp, 1954, đến nay 64 năm. Đảng CSVN đã làm tổn
hao của đất nước số vốn thời gian là 64 năm. Chưa kể vốn liếng do máu xương 4
triệu con người. Chưa kể vốn liếng là tài nguyên quốc gia, là lãnh thổ, chủ quyền
biển, đảo…
Thông
điệp của bản nhạc “Nối vòng tay lớn” thật là mạnh mẽ, lãnh đạo CSVN không thể
không biết.
VN
không có cách nào khác là phải “hội nhập” thực sự, bước vào “sân chơi quốc tế”
bằng “hai chân” (chớ không có chân trong chân ngoài hay kiểu dò đá qua sông).
Thời gian là vốn liếng quí giá nhứt.
“Đi”
với Mỹ VN được nhiều cái lợi. Hãy nhìn Nam Hàn, Nhật… để có nhận định đúng đắn.
Từ
lâu tôi có nói rằng việc “quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” sẽ chỉ thất bại, vì
mấu chốt của tranh chấp là “chủ quyền”.
Các
yêu sách vùng biển của các bên (như đường chữ U – còn gọi là đường lưỡi bò – của
TQ) phát sinh từ tranh chấp chủ quyền. Giải quyết các yêu sách đối kháng về biển
bằng cách “quốc tế hóa” là sai vấn đề.
(Cần
lưu ý với bạn đọc ý nghĩa của từ “quốc tế hóa”. Ý nghĩa này tôi đã đề cập nhiều
lần. Nhiều người lẫn lộn giữa “quốc tế hóa – internationalisation” với việc “hội
nhập – intégration”).
VN
phải “khẳng định chủ quyền” trước, thuyết phục được dư luận quốc tế chủ quyền của
VN tại HS và TS. Sau đó mới có thể “quốc tế hóa tranh chấp” bằng cách đưa ra một
trọng tài quốc tế để phân xử.
VN
hôm nay vừa “tiếp nối” VNDCCH, lại vừa (tự nhận) là “kế thừa” di sản của VNCH.
Ngay cả khi việc “kế thừa” VNCH được nhìn nhận thì VN không thể cùng lúc “kế thừa”
hai lập trường “đối nghịch” về chủ quyền ở HS và TS.
Tức là, trên phương diện chủ quyền lãnh
thổ ở HS và TS, vấn đề “hòa giải quốc gia” là việc đầu tiên phải làm. Sau đó là
“nối vòng tay lớn” với Mỹ.
Nếu
cứ theo đà “dò đá qua sông” như hiện nay, hội nhập với tư thế “chân trong chân
ngoài”, kiểu “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, VN sẽ ngày càng tụt hậu
trong nghèo đói.
Lúc
đó độc lập, tự chủ không còn, nói gì tới chủ quyền biển đảo.
-------------------------------------
XEM THÊM
Bạn
đã từng nghe bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Quốc Hội Việt Nam. Ông ta
nói rất nhiều về truyền thống giữa hai Đảng, ông ôn lại kỷ niệm về tình hữu
nghĩ Việt - Trung, nhắc nhở lại câu nói của ông HCM - Cố Chủ tịch nước VN DCCH.
Ông
ta nhắc giới thượng tầng chính trị Việt Nam về Tứ Tương (Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan). Nhưng oái oăm
thay đó là mệnh đề mà rất nhiều người Việt Nam dứt khoát muốn rũ bỏ - Tất nhiên
ĐCS VN buộc phải chấp nhận!
Chúng
ta sẽ hỏi nhau rằng: Tại sao tôi phải đồng chí với ông (Trung Quốc Cộng Sản), tại
sao số mệnh của chúng tôi phải gắn kết với ông? Ông có gì ngoài một thể chế lầy
lội nhất ở Á Châu lúc này? Ông có gì ngoài việc cướp đảo và trấn lột ngư dân nước
tôi?
Người
Việt dù không dám nói hết, nhưng nuôi khát khao hướng tới chân trời mới. Người
Mỹ biết điều này, không cần đao to búa lớn họ mang đến VN những thứ mà người Việt
đang khao khát
Bài
phát biểu của (Cựu) Tổng thống Brack Obama tại Việt Nam, nhắm thẳng tới Văn
hóa. Ông ta nói những điều rất bình dị, rất dân dã kiểu Việt Nam đó là Bún Chả
và Bia Hà Nội, ông đọc bài thơ Thần (chiến thơ bên các dòng Bạch Đằng Giang,
Như Nguyệt từ hơn ngàn năm trước).
Ông
ta kết thúc bài phát biểu của mình bằng việc lẩy kiều: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”.
Trước
đó, trong phòng Bầu Dục, phó của ông ta là ngài Joe Biden đã diễn tả những
"lời vương tơ lòng" không thể tuyệt luân hơn được, rằng: "Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu
ngõ vén mây giữa trời".
Người
Việt có thể nói đã "chết đứ đừ", cảm giác lâng lâng vì những lời thơ
như vậy. Người Việt tận hưởng cảm xúc được một siêu cường bày tỏ sự thấu hiểu
và tôn trọng.
Tương
tự ông Obama, Tổng thống đương nhiệm của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, nhắc nhở về
Trưng Triệu và lợi ích quốc gia. Tất nhiên chúng ta cũng phải nói về lần lẩy kiều
của ngài Bill Clinton từ mấy chục năm về trước.
Và
giờ HKMH Hoa Kỳ vào cửa biển Đà Nẵng, nữ thủy thủ của đoàn hát Nối
Vòng Tay Lớn. Cô này hát một cách mê say và chính lời bài ca đã truyền
đến người Việt Nam thông điệp "anh em ta về" kết nguyền "một
vòng tử sinh".
Hỏi
còn gì đáng khao khát hơn?
Ông
Tập đòi hỏi giới thượng tầng Chính trị tại VN phải nhớ về truyền thống, phải hiểu
chữ "Hòa" của người Trung Quốc, trăm năm ô nhục của họ, đòi VN phải gắn
kết bởi Tứ Tương. Bằng quyền uy của mình, ông ta có thể gây sức ép lên thượng tầng
này nhưng vĩnh viễn không chinh phục được tấm lòng người Việt.
Người
Mỹ ư? Cứ dần dần, họ chinh phục Việt Nam, dần dần hóa xóa đi nghi ngại về một lần
nữa người Việt có nguy cơ bị bán đứng hay những cuộc mặc cả của cường quốc trên
chính xương máu Việt Nam. Họ chinh phục tấm lòng của người Việt Nam. Và họ đang
rất thành công!
Một
siêu cường duy nhất của Thế giới, không chỉ mạnh bởi Hàng Không Mẫu Hạm, chiến
cơ, bom đạn mà còn mạnh bởi Văn Hóa - giá trị và đẳng cấp Văn hóa. Ngoại giao
như vậy, chỉ có thể là Hoa Kỳ, chỉ có thể là đẳng cấp ngoại giao của siêu cường
số 1 TG đương đại.
No comments:
Post a Comment