Saturday, March 31, 2018

CUỘC ĐẤU TRANH NÀY LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM! (FB Trần Trung Đạo)





Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến bằng súng đạn, đã chấm dứt. Ngày nay, Việt Nam có thể vẫn là mối quan tâm cho quyền lợi của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, nhưng sẽ không quan trọng đến mức họ phải mang Hạm đội Thứ Bảy đến để bảo vệ hải phận Việt Nam hay chuẩn chi nhiều tỉ Mỹ kim để thay thế chế độ CS độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay bằng một thể chế dân chủ.

Nhiều người khi đọc tin một chiến hạm Mỹ hay hàng không mẫu hạm Mỹ đi vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hồi hộp đợi chờ dường như cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng sắp bùng nổ nay mai. Họ không biết rằng trong thời đại toàn cầu hóa này không có kẻ thắng và người bại dứt khoát nào, và ngoài ra, những mâu thuẫn giữa các cường quốc chỉ mới bắt đầu còn rất lâu mới chín muồi cho xung đột võ trang.

Trong quan điểm của Mỹ, quyền tự do lưu thông trên Biển Đông và chủ quyền của các đảo đang tranh chấp là hai vấn đề chứ không phải là một.

Trung Cộng biết điều đó và đã nhiều lần tuyên bố tôn trọng quyền hải hành trên Biển Đông nhưng cùng lúc lại tiếp tục quân sự hóa Hoàng Sa và các phần đã chiếm được ở Trường Sa. Trung Cộng cũng hiểu ngoài những lời chỉ trích, đưa tàu chiến tuần tra, gởi máy bay đến chụp hình, Mỹ không thể làm gì khác hơn.

Lý tưởng tự do dân chủ không phải là món quà nhân đạo mà bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi của nước Mỹ.

Dù là quốc gia đặt trên nền tảng dân chủ, lịch sử bang giao quốc tế nhiều lần cho thấy, vì quyền lợi, các chính quyền Mỹ đã bảo trợ, bao che, nuôi dưỡng những kẻ cầm quyền độc tài nhưng biết nghe lời hơn là các nhà lãnh đạo yêu nước nhưng khó bảo. Trường hợp Pinochet của Chile, Noriega của Panama, Somoza của Nicaragua, Marcos của Phi Luật Tân là vài thí dụ điển hình.

Do đó, đừng ngạc nhiên khi Mỹ chấp nhận trò ngoại giao “đu dây” của CSVN đến khi nào chính sách “đu dây” này còn phục vụ cho quyền lợi của Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iraq dưới thời Saddam Hussein là một bằng chứng. Năm 2003, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald H. Rumsfeld là người phác họa kế hoạch tấn công Iraq nhưng năm 1983 cũng chính Donald H. Rumsfeld, với tư cách đặc sứ của TT Ronald Reagan được Saddam Hussein tiếp đón niềm nở.

Hoa Kỳ nuôi dưỡng chế độ độc tài Saddam Hussein để làm đối lực với Iran cùng khối Hồi Giáo cực đoan quá khích và hợp tác khai thác dầu hỏa với chế độ độc tài này. Khi bắt tay với Saddam Hussein, Donald H. Rumsfeld đã biết Iraq dùng vũ khí hóa học trong chiến tranh chống Iran và tàn sát thường dân Kurds. Hai chục năm sau, Mỹ xua quân lật đổ Saddam Hussein cũng không phải vì lòng thương xót số phận đau thương của người dân Iraq mà chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ.

Tiếng kêu trầm thống của nhân dân Tây Tạng cất lên từ hơn nửa thế kỷ qua nhưng ngoại trừ đôi lời an ủi và dăm ba lần tiếp xúc không chính thức, không một áp lực quốc tế nào cứng rắn đủ để buộc Trung Cộng ngồi vào bàn đàm phán. Tại sao? Tây Tạng nghèo khó và chẳng có tài nguyên nào để thu hút các đại công ty tư bản.

Khác với cuộc chiến trước 1975 giữa Việt Nam Cộng Hòa liên minh với khối thế giới tự do chống lại sự bành trướng của ý thức hệ CS, cuộc tranh đấu ngày nay hoàn toàn là của người Việt Nam.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và chỉ người Việt mới biết đau khi những vùng đất của tổ tiên để lại bị Trung Cộng cướp đoạt.

Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Thu Hà, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân v.v. là người Việt Nam, và chỉ người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu trong nhà tù CS.

Cuộc tranh đấu mới khó khăn và cô đơn hơn nhiều so với cuộc chiến bằng súng đạn trước đây. Cuộc tranh đấu hôm nay không giới hạn bởi lằn ranh, vĩ tuyến, hiệp định; kẻ thù của nhân dân Việt Nam không phải ở bên kia sông Bến Hải mà ở bất cứ nơi nào, nhiều khi còn ở ngay trong gia đình hay thậm chí chính bản thân mình.

Bên cạnh những khó khăn, cuộc tranh đấu mới có nhiều thuận lợi.

Làn sóng chuyển hóa mang đặc tính thời đại đang diễn ra trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ kinh tế và lần lượt lan sang những lãnh vực văn hóa, thông tin, giáo dục và xã hội.

Năm 1990, số người dấn thân tranh đấu còn đếm trên đầu ngón tay, hôm nay họ có mặt ở khắp ba miền. Con số có thể chưa đủ để tạo thành một lực thay đổi nhưng rõ ràng đang lớn mạnh.

Giới cầm quyền CSVN dùng mọi biện pháp bôi nhọ, đe dọa, bắt bớ, tù đày các thành phần dân tộc chống đối nhưng chính họ cũng phải biết không bạo lực nào ngăn chận được sự lớn mạnh âm thầm nhưng mãnh liệt của nhận thức con người. Bài học Ba Lan, Romania, Đông Đức v.v. còn rất mới.

Ngày xưa chúng ta thường tranh luận nhau, trong nước hay ngoài nước sẽ đóng vai trò chủ lực, trong nước hay ngoài nước sẽ là nhân tố chính thúc đẩy chuyến tàu dân chủ. Hôm nay, những tranh luận đó không còn cần thiết nữa.

Một vận hội mới đang mở ra, và người Việt yêu nước, dù ở đâu trên trái đất nầy cũng đều có thể đóng góp, có thể làm được hết phần mình mà không phải chen lấn nhau hay giẫm lên bước chân người khác. Con tàu phục hưng dân tộc Việt Nam còn rất rộng và đủ chỗ cho mọi người có tâm huyết, hãy bước lên để cùng đi với dân tộc và thời đại. Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo


Quách Gia Cập nhật các bài đã đăng :

Bài 1 : TRUNG CỘNG KHÔNG ĐÁNG SỢ
Bài 2 : ĐỂ THẮNG ĐƯỢC TRUNG CỘNG
Bài 3 : HIỂM HỌA TRUNG CỘNG VÀ BÀI HỌC CONGO
Bài 4 : HIỂM HỌA TRUNG CỘNG VÀ BÀI HỌC TIỆP KHẮC
Bài 5 : TẬP CẬN BÌNH CHỦ TRƯƠNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG
Bài 6 : LÝ QUANG DIỆU VÀ CHÍNH SÁCH NGĂN NGỪA CS TẠI SINGAPORE
Bài 7 : NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH , AI SẼ NÓI THAY EM
Bài 8 : DIỄN BIẾN , CHỐNG DIỄN BIẾN VÀ TỰ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH
Bài 9 : VÕ THỊ THẮNG VÀ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN : BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG
Bài 10 : AI SỢ AI?
Bài 11 : SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI
Bài 12 : Đảng 50 XU ( DƯ LUẬN VIÊN ) TẠI TRUNG CỘNG
Bài 13 : NỖI ĐAU SẼ KHÔNG DỨT NẾU KHÔNG BIẾT TẠI SAO ĐAU
Bài 14 : BÀN VỀ TẨY NÃO
Bài 15 : TẨY NÃO VÀ GIẢI TẨY NÃO ( TANG LỄ VÕ NGUYÊN GIÁP , MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
Bài 16 : LENIN VÀ CHÍNH SÁCH
Bài 17 : CHUYỆN TỪ VÙNG BIÊN GIỚI BẮC – NAM HÀN
Bài 18: TỪ HITLER ĐẾN ĐẶNG TIỂU BÌNH, TÁC HẠI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN
Bài 19: “THAY ĐỔI NƠI CHỐN, THAY ĐỔI THỜI GIAN, THAY ĐỔI NHẬN THỨC, THAY ĐỔI TƯƠNG LAI”
Bài 20: MƯỜI LÝ DO NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÔNG CHÀO ĐÓN TẬP CẬN BÌNH
Bài 21: NHÌN TẤM BIA TƯỞNG NIỆM Ở GALANG SUY NGHĨ VỀ HÒA GIẢI
Bài 22: HAI CĂN BỊNH TRẦM KHA CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NÓI TRỄ VÀ NÓI DỐI
Bài 23: BƯỚC ĐƯỜNG DÀI ĐẾN TỰ DO CỦA NELSON MANDELA
Bài 24: KỸ THUẬT TUYÊN TRUYỀN “NGƯỜI THẬT CHUYỆN GIẢ” DƯỚI CHẾ ĐỘ CS
Bài 25: SỐ PHẬN MỘT LOÀI CHIM
Bài 26: TƯỢNG ĐÀI CS, MỘT GIA TÀI KHÔNG AI MUỐN NHẬN
Bài 27: SUY NGHĨ BÊN ĐÈN ĐỎ Ở NARA
Bài 28: “QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA TRUNG CỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ QUYỀN GÌ?
Bài 29: HIỂM HỌA TRUNG CỘNG VÀ BÀI HỌC TÂY TẠNG
Bài 30: HÃY LÀM MỘT GIỌT NƯỚC
Bài 31: MÓN NỢ TUỔI HAI MƯƠI
Bài 32: BỐI CẢNH VIỆT NAM QUA PHIM THE SHAWSHANK REDEMPTION
Bài 33: AI GIẾT 9 NGƯ DÂN THANH HÓA?
Bài 34: HIỂM HỌA TRUNG CỘNG BÀI HỌC “PHẦN LAN HÓA”
Bài 35: HIỂM HỌA TRUNG CỘNG VÀ BÀI HỌC THỔ NHĨ KỲ
Bài 36: MỘT BÓNG MA ĐANG ÁM ẢNH VIỆT NAM
Bài 37: SỨC MẠNH CỦA NIỀM TIN
Bài 38: TRUMP VÀ TẬP TRONG KHỦNG HOẢNG BẮC HÀN
Bài 39: CHÍNH SÁCH “BẾ MÔN TỎA CẢNG” THỜI CỘNG SẢN
Bài 40: SỨC MẠNH MỀM VÀ PHIÊN BẢN TRUNG CỘNG VỀ SỨC MẠNH MỀM (SOFT POWER)
Bài 41: PAVLIK MOROZOV, LÔI PHONG, VÕ THỊ SÁU: NHỮNG NẠN NHÂN CỦA “CHỦ NGHĨA ANH HÙNG”
Bài 42: CHỦ NGHĨA DÂN TÚY MỸ VÀ DONALD TRUMP
Bài 43: GIÁ TRỊ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
Bài 44: VIỆT NAM, MỘT THỜI THỪA MÁU
Bài 45: BÁNH MÌ AI CẬP, CÁ VIỆT NAM, KHÁT VỌNG CON NGƯỜI
Bài 46: KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ
Bài 47: SÔNG GIANH CHẢY GIỮA LÒNG HÀ NỘI
Bài 48: LUẬN CƯƠNG VỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA CỦA LENIN NÓI GÌ?
Bài 49: TỪ “PHẠM VĂN ĐỒNG” TỚI “THÀNH ĐÔ”, HAI CÔNG HÀM BÁN NƯỚC
Bài 50: ĐỪNG TƯỚI NƯỚC LÊN GỐC CÂY RÃ MỤC
Bài 51: AI PHỈ BÁNG DÂN TỘC?
Bài 52: NHÌN SANG MIẾN ĐIỆN, NHÌN LẠI VIỆT NAM ĐANG THIẾU AI?
Bài 53: VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ MIẾN ĐIỆN
Bài 54: VAI TRÒ MAO TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CHIẾM HOÀNG SA 1974
Bài 55: THAM VỌNG VÀ NỖI LO CỦA TẬP CẬN BÌNH
Bài 56: GỌI TÊN CUỘC CHIẾN
Bài 57: AI CÓ QUYỀN VIẾT SỬ VIỆT NAM?
Bài 58: TỪ THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY ĐẾN NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM, NHỮNG ƯỚC MƠ BỊ PHẢN BỘI
Bài 59: TÂM TÌNH CÙNG TUỔI TRẺ
Bài 60: TUYÊN TRUYỀN ĐỨC QUỐC XÃ VÀ TUYÊN TRUYỀN CỘNG SẢN
Bài 61: TÂM LÝ PHẢN CHIẾN
Bài 62: CHU KỲ THÙ HẬN VIỆT-TRUNG-MIÊN
Bài 63: CHỦ NGHĨA THỰC DÂN ĐỎ TRUNG CỘNG TẠI PHI CHÂU
Bài 64: CÁCH MẠNG DÂN CHỦ QUA KINH NGHIỆM MÔNG CỔ
Bài 65: TIẾNG HÁT LỘC VÀNG
Bài 66: NGUỒN GỐC CỘNG SẢN CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3
Bài 67 : ĐỪNG ĐÁNH RƠI TUỔI TRẺ
Bài 68: NGÀY CUỐI CÙNG CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ CS LIÊN XÔ
Bài 69: NƯỚC MẮT NGUYỄN BẢO NGUYÊN KHÔNG CHẢY QUA SÔNG POTOMAC
Bài 70: SUY NGHĨ BÊN QUẢNG TRƯỜNG ANH HÙNG Ở BUDAPEST
Bài 71: TRUNG CỘNG, MỘT CƯỜNG QUỐC HÈN MỌN
Bài 72: NGUỒN GỐC CS CỦA “NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM”
Bài 73: NELSON MANDELA VÀ TIẾN TRÌNH HÒA GIẢI TẠI NAM PHI
Bài 74: VIỆN KHỔNG TỬ
Bài 75: GIẶC ÂN NGÀY NAY KHÔNG Ở ĐÂU XA
Bài 76: KINH NGHIỆM “THOÁT NGA” CỦA CÁC NƯỚC VÙNG BALTIC VÀ CHỌN LỰA VIỆT NAM
Bài 77: BỆNH NGHIỆN RƯỢU DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Bài 78: NGƯỜI NÔNG DÂN XỨ SIERRA LEONE VÀ “TRÍ THỨC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM”
Bài 79: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG NGOÀI KÝ ỨC
Bài 80: BUỔI SÁNG Ở LION PLAZA, SAN JOSE
Bài 81: HÃY NÓI TRƯỚC NGÀY CHẾT
Bài 82: CỜ ĐỎ SAO VÀNG LÀ CỜ TỔ QUỐC?
Bài 83: THỂ THAO DƯỚI CHẾ ĐỘ CS
Bài 84: THÀNH PHẦN PHÊN DẬU
Bài 85: CHỈ CS MỚI LẬT ĐỔ ĐƯỢC CS?
Bài 86: ĐẶNG TIỂU BÌNH TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979
Bài 87: TẬP CẬN BÌNH VÀ “BẪY THUCYDIDES”
Bài 88: NIỀM ĐAU MADRID, NỖI NHỚ SÀI GÒN
Bài 89: CSVN TRONG QUAN HỆ MỸ-TRUNG
Bài 90: VIỆT NAM, CON THUYỀN KHÔNG BẾN
Bài 91: KHI TIẾNG KHÓC CHÍNH LÀ LỜI TỐ CÁO
Bài 92: CHUYỂN HÓA TRI THỨC
Bài 93: CÁCH MẠNG HÁT HÙNG CA
Bài 94: SAM RAINSY LÀ AI?
Bài 95: CÁ NHÂN ĐỘC TÀI VÀ ĐẢNG ĐỘC TÀI
Bài 96: CHÍNH SÁCH “ĐU DÂY” VÀ HẬU QUẢ
Bài 97: CUỘC ĐẤU TRANH NÀY LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM!







No comments: