Tuesday, October 28, 2014

Làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác Việt–Mỹ (The New York Times)





Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Oct 28, 2014

Sau hai thập niên  bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn nữa giữa lúc hai nước đang phải đối mặt với thách thức chung: Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, chính quyền Obama gần đây đã nới lỏng lệnh cấm vận cung cấp vũ khí sát thương đối với Việt Nam và phê duyệt bán chương trình công nghệ năng lượng hạt nhân dân sự cho Hà Nội. Cả hai sáng kiến ​​này cn được thực hiện một cách rất thận trọng nhằm đảm bảo ổn định trong khu vực.

Các công ty tư nhân mong muốn đầu tư vào Việt Nam là yếu tố chính đưa tới việc cải thiện mối quan hệtốt hơn giữa hai nước.Thương mại và đầu tư đã bùng phát sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam vào năm 1994. Năm 2011,Tổng thống Obama công bố kế hoạch dành nhiều sự tập trung hơn vào khu vực châu Á trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ – chiến lược tái cân bằng nhằm tăng cường quan hệ với các nước có chung mối lo ngại về một Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn.

Việt Nam và Hoa Kỳ hiện vẫ ncó hai hệ thống chính trị khác nhau–Việt Nam được điều hành bởi hệ thống một đảng – tức Đảng Cộng sản Việt Nam và hồ sơ nhân quyền khá ảm đạm. Tuy nhiên, hai nước có cùng quan điểm và muốn ngăn chặn việc sử dụng vũ lực trong các vụ tranh chấp hàng hải [ở Biển Đông], bảo đảm tự do hàng hải và mở rộng thương mại. Trong năm 2013,Tổng thống Obama và Chủ tịch nước TrươngTấn Sang đã nhất trí về mối quan hệ” đối tác toàn diện”, trong đó hai nước cam kết hợp tác trên một loạt các vấn đề, bao gồm cả quốc phòng và năng lượng.

Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, và Việt Nam đã cố gắng không làm điều gì để khiêu khích nước láng giềng khổng lồ này. Nhưng khi Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua đã làm Hà Nội mất cảnh giác và gây căng thẳng giữa hai nước. Kết quả là chính quyền Obama đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm chuyển giao vũ khí sát thương đối với Việt Nam, một thuật ngữ bao trùm một loạt các mặt hàng quân sự nhưng trong trường hợp này thì Hoa Kỳ đề cập đế nhệ thống phòng thủ cơ bản nhất.

Việc mua bán hiện nay chỉ giới hạn trong các điểm cơ bản đã nêu và sẽ phê duyệt theo từng trường hợp cụ thể. Việt Nam hiện nay có ít khả năng thực hiện các công việc giám sát. Một số quan chức Hoa Kỳ muốn cung cấp máy bay giám sát P-3; hoặc một chương trình khôn ngoan khác có thể bắt đầu bằng cách cung cấp các mặt hàng ít phức tạp và ít đe dọa hơn như tàu tuần tra cho lực lương cảnh sát biển Việt Nam – tất nhiên các tàu này sẽ không kèm theo vũ khí, nhưng trong tương lai chương trình này có khả năng trang bị súng đạn. Hoa Kỳ cũng đang thận trọng trong việc này bởi châu Á đang tràn ngập trong các chương trình vũ khí mới và Washington cần phải xem xét làm thế nào để trang bị cho các đối tác của mình mà không gây thêm căng thẳng trong khu vực. Trung Quốc lâu nay có xu hướng lý giải rằng sự có mặt của Hoa Kỳ trong khu vực này là một mối đe dọa.

Washington cũng thận trọng vì hồ sơ nhân quyền tội tệ của Việt Nam; chính phủ nước này vẫn giam các tù nhân chính trị và đàn áp các phong trào bất đồng chính kiến​​. Hoa K không th háo hc rào đón mi quan h đối tác cũng như cung cp vũ khí mà không hiu chnh các quyết định như vy da trên cách Vit Nam đối x vi công dân của mình.

Các sáng kiến ​​khác là tha thun năng lượng ht nhân dân s vn đã được ký kết vào tháng Năm va qua. Chính sách này cho phép các công ty Hoa Knp đơn xin giy phép xut khu nghiên cu và các thiết b ht nhân ti Vit Nam, nước có tham vng str thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên để vận hành nhà máy điện hạt nhân. Hy vọng của Việt Nam là năng lượng hạt nhân sẽ cung cấp lên đến 30 phần trăm nhu cầu năng lượng của nước này vào năm 2050.Việt Nam hiện có pháp luật cấm phát triển vũ khí hạt nhân. Mặc dù vậy, một phần trong thỏa thuận năng lượng dân sự, chính quyền Obama nên buộc Việt Nam khẳng định rằng nước này sẽ không làm giàu và tái xử lý nguyên liệu hạt nhân vốn được sử dụng để làm nhiên liệu bomnguyên tử.

Việt Nam đã nổi lên như một nước quan trọng trong kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khu trục để đối trọng lại với Trung Quốc, mặc dù hai nước này từng là kẻ thù của nhau trong thời Chiến tranh Việt Nam. Mặc dù hệ thống chính trị mang tính đàn áp của Việt Nam hiện nay đang gây không ít cản trở trong mối quan hệ đối tác Việt–Mỹ, nhưng các quan chức lạc quan rằng các thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ từng bước nhận thấy rằng một xã hội tự do hơn là điều cần thiết và tiên quyết để nâng cao vị thế của nước này trên trường quốc tế. Trong khi đó, lợi ích của Hoa Kỳ là làm thế nào để thu hút Việt Nam vào trục chiến lược của mình.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info




No comments: