Tuesday, February 24, 2009

BIỂN ĐÔNG : CÓ GÌ PHẢI SỢ ?

Biển Đông: Có Gì Phải Sợ
TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Ba, 2/24/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=141291
Trong các tranh chấp về lãnh hải Biển Đông, chắc chắn rằng Việt Nam có nhiều bạn hơn là địch, có nhiều nước láng giềng cùng chia sẻ nỗi lo bị lấn đất, lấn biển hơn là số lượng các nước hung hiểm đối với Việt Nam. Và đây là vốn liếng để chúng ta có thể nương tựa, ngoaì việc chuẩn bị cho sức mình là chính.

Trước tiên là Phi Luật Tân. Bất kể rằng Việt Nam và Phi Luật Tân có tranh chấp cùng một số hải đảo, nhưng các diễn biến cho thấy Manila luôn luôn ngó về Bắc Kinh trong các động tháí liên hệ tới Biển Đông, hơn là dòm qua Hà Nội. Phần chính là vì Trung Quốc là quốc gia đã từng sử dụng hải quân với hỏa lực mạnh để giao chiến với hải quân Phi Luật Tân. Nhưng các viên chức Phi tuy bày tỏ lòng hữu hảo với Hoa Lục, nhưng tận cùng vẫn giữ quyết tâm giữ đaỏ, giữ đất.

Báo Inquire.net hôm 22-2-2009 đã có bản tin nêu bật lên lời của Thượng Nghị Sĩ Phi Rodolfo Biazon, “Đừng sợ Trung Quốc về chuyện Trường Sa.” Chúng ta cần thấy rằng gần 700 tờ báo Việt Nam chưa bao giờ dám đăng một cái nhan đề bản tin như thế, và cũng chưa từng có một cán bộ lãnh đạo CSVN naò dám nói minh bạch như thế.

Bản tin viết rằng:
“TNS Biazon đã yêu cầu chính phủ Phi gạt qua một bên các phản đối từ Trung Quốc đối với một dự luật vẽ ra các đường cơ sở của Phi Luật Tân, trong đó bao gồm các phần của đaỏ Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông.
Biazon nói các nước khác đang tranh chấp ở vùng đảo này cũng đã lên tiếng phản đối dự luật đường cơ sở của Phi rồi, mà ông đã góp sức giúp soạn dự luật này.
Ông nói, ‘Mặc kệ người Trung Quốc, TQ không phải là nước duy nhất tranh chủ quyền Trường Sa. Các nước khác -- Brunei, Mã Lai, Việt Nam, Đài Loan -- cũng nổi giận với dự luật của chúng ta.” Niazon nói với báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Bảy, trong buổi họp mặt cựu sinh viên SQ Học Viện Quân Sự Phi Luật Tân.”
Ông nói, ‘Họ không thể làm gì được hết. Chuyện duy nhất họ có thể làm là lên LHQ và nộp đơn khiếu kiện.’...”
(hết trích)

Không phải là TNS Biazon nổi hứng mà lên đồng. Thực ra, Phi cũng đã từng giao chiến với hải quân Trung Quốc mấy phen. Nghĩa là, Bắc Kinh lúc nào cũng sẵn sàng dùng bạo lực. Khi thấy không giành được, mới chịu nhả ra.

Báo Nhật Bản The Japan Times hôm 24-2-2009 đã đăng baì viết nhan đề “Unbalanced bargaining game with China” (Trò chơi trả giá mất quân bình với Trung Quốc), của tác giả Du Tran, một tham vấn của tổ chức ERS Group (ersgroup.com), cho biết:
“Trung Quốc, quốc gia mạnh nhất khu vực, đã thực hiện một chính sách tương đối hung hăng đối với các nứơc tranh chấp [Biển Đông]. Năm 1947, TQ tuyên bố chủ quyền trên vùng lãnh hải chiếm hơn 75% Biển Đông. Năm 1992, Quốc Hội CSTQ ra bản văn tuyên bố các đườngc ơ sở này, mà, theo lời của cơ quan US Institute of Peace, chống kình với các diễn dịch công ước quốc tế.
Để thực hiện tranh chủ quyền, TQ đã dùng quân sự giao chiến -- chạm súng với Việt Nam năm 1974 và 1988, và giao chiến với Phi Luật Tân năm 1996 và 1997.”
(hết trích)

Như thế, hai lần Hải Quân TQ tấn công đaỏ VN, và hai lần tấn công đảo Phi Luật Tân. Chắc chắn, chúng ta có một đồng minh tin cậy là Phi Luật Tân. Và qua lời của Thượng Nghị Sĩ Biazon, chúng ta an tầm vì lời tuyên bố “Không có gì phải sợ TQ cả.”

Tuy nhiên, thực tế là ai cũng cần có hòa bình mới khai thác kinh tế được. Trung Quốc cũng như thế, vì nếu cứ đưa Hai Quân ra gây sự, sẽ không có công ty quốc tế nào dám vào vùng biển Trường Sa mà thăm dò dầu khí.

Một điều chúng ta cũng an tâm nữa, rằng các nước có vùng biển gần đó đều là đồng minh khả tín. Cụ thể như Indonesia và Nhật Bản. Và chính Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại, đã chịu đựng rất nhiều bực bội với các chính phủ đầy tham nhũng, thí dụ như chính phủ Hà Nội, để làm bạn cho êm thắm Biển Đông.

Đó là điều thấy rõ trong vụ hối lộ, ăn chận tiền dự án ODA mà chính phủ Nhật đã nhiều tháng chất vấn CSVN. Trong khi nhà nước CSVN chưa giaỉ quyết xong vụ án, và đã tìm cách làm nhẹ tội ông Huỳnh Ngọc Sĩ, thì chỉ cần vài lời vuốt ve từ Hà Nội, Nhật Bản đã nối lại tiền viện trợ ODA.

Bản tin từ thông tấn nhà nứơc VOV cho biết là “Nhật Bản đã chính thức nối lại ODA cho Việt Nam.”
Theo bản tin của Đài VOV từ Hà Nội ngày 23-2-2009, “Chính phủ Nhật Bản cam kết nối lại viện trợ cho Việt Nam thông qua việc ký công hàm trao đổi viện trợ phát triển (ODA) cho 4 dự án cơ sở hạ tầng trong năm tài khóa 2008.”
Bản tin VOV nói rằng vào chiều ngày 23/2, “tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, với tư cách là đặc phái viên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone và Thủ tướng Taro Aso. Phía Nhật Bản đã chính thức công bố nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam...”

Cũng cần nhắc rằng, nhân vật ra mặt để nhận tiền hối lộ từ phía đối tác Nhật Bản làm dự án ODA là ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã bị bắt giam, chờ ra tòa nhưng tội danh đã bị hạ giảm từ hối lộ sang tội “lợi dụng chức quyền.” Người ta tin rằng ông Sĩ được che chở, vì tiền hối lộ mấy triệu đô la tất phải chia cho cán bộ cao hơn, và giảm tội danh chỉ là để tránh án tử hình. Có phải Nhật Bản cần làm thân với Hà Nội để giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh vùng Đông Nam Á?

Thực tế, hẳn là như thế. Bởi vì nếu chúng ta ở cương vị Nhật Bản, cũng sẽ thấy rằng nếu cứng rắn với CSVN, thì Hà Nội lại nghiêng thêm về hướng CSTQ, thế lại càng rách việc.

Tình hình cần làm cho êm thắm với CSVN lại khẩn cấp hơn, bởi vì Trung Quôc vẫn nuôi dưỡng một đàn em kiểu Chí Phèo ở Bắc Hàn. Các bản tin hôm Thứ Hai cho biết Bắc Hàn đã tăng cường khả năng chiến tranh qua việc bố trí các loại phi đạn mới và gia tăng quân số.
Bản tin VOA viết, “Trong bạch thư quốc phòng công bố mỗi hai năm một lần, Nam Triều Tiên nói rằng loại phi đạn đạn đạo tầm trung mới của Bắc Triều Tiên có tầm bắn hơn 3,000 kilomét, và có thể bắn tới đảo Guam, mỏm phía bắc của Australia, và nhiều phần đất ở Nga và Ấn Độ.
Phúc trình này không cho biết những chi tiết khác của loại phi đạn mới này và bao nhiêu phi đạn đã được bố trí.
Ông Shin Won Sik, một giới chức cao cấp của Bộ quốc phòng Nam Triều Tiên cho báo chí biết rằng quân số của Bắc Triều Tiên đã tăng tới mức 1 triệu 190,000 người, tăng 20,000 so với năm 2006, trong khi số lính của lực lượng đặc biệt được huấn luyện để nhanh chóng tấn công miền nam đã tăng 50% và lên tới mức 180,000 người.”
(hết trích)

Như thế, nếu Nhật Bản không nương nhẹ với chính phủ CSVN đầy tham nhũng, thì sẽ bận rộn thêm với tay Chí Phèo hung hiểm mà Bắc Kinh vẫn giựt dây không rời. Thực tế, không chỉ với Việt Nam, mà Nhật Bản vẫn rải tiền ra để tìm các đồng minh vùng Biển Đông.

Báo The Jakarta Post hôm 23-2-2009 viết rằng Nhật Bản hôm Thứ Bảy đã đồng ý cung cấp hỗ trợ tài chánh trị giá 1.5 tỉ Mỹ Kim để bảo đảm cho Indonesia thực hiện một quỹ công khố phiếu dựa vào tiền yen, do ngân hàng Nhật bảo trợ, có tên là samurai bond. Lý do, chính phủ Indonesia muốn bán trái phiếu này để thu hút từ giới đầu tư Nhật Bản...

Như thế, đồng minh ở Biển Đông của Việt Nam trong các tranh chấp lãnh hải chắc chắn là nhiều. Và không có gì mà phải lo sợ quá lắm. Hãy để báo chí quốc nôị tự do viết như lời của TNS Phi Biazon, rằng “Không có gì phải sợ Trung Quốc.”
Thêm nữa, tại sao lại cấm baó chí Việt Nam lên tiếng?


No comments: