Wednesday, September 18, 2024

VŨ KHÍ CHỐNG HẠM CỦA MỸ CHỐNG LẠI TRUNG QUỐC : CHẾT CHÓC, DỒI DÀO, CƠ ĐỘNG (BBC News Tiếng Việt)

 



Vũ khí chống hạm của Mỹ chống lại Trung Quốc: chết chóc, dồi dào, cơ động

BBC News Tiếng Việt

18 tháng 9 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c39ln1zgr0lo

 

Mỹ đang tích trữ một kho vũ khí chống hạm dồi dào và dễ chế tạo như một phần trong nỗ lực của họ nhằm đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như nhằm tăng cường lực lượng của mình tại đó.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/59cc/live/2c004a00-7573-11ef-8c1a-df523ba43a9a.png.webp

Bom QUICKSINK được đặt trên máy bay tiêm kích F-15E Strike Eagle

 

 Việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến Mỹ thay đổi tư duy. Họ đã có một triết lý quân sự mới, đó là "số lượng lớn với giá cả phải chăng", theo lời một giám đốc điều hành giấu tên trong ngành công nghiệp tên lửa. Người này ngụ ý rằng Mỹ đang có sẵn lượng vũ khí giá rẻ dồi dào.

 

"Đó là một phản ứng bình thường đối với những gì Trung Quốc đang làm," theo Euan Graham, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Úc. Ông Graham ám chỉ đến kho vũ khí tàu chiến và tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc, bao gồm cả những tên lửa dùng để tấn công tàu thuyền.

 

Lầu Năm góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không lập tức phản hồi các yêu cầu bình luận của Reuters.

 

Mỹ đã tăng cường thử nghiệm QUICKSINK - một loại bom có giá thành phải chăng, có thể sản xuất hàng loạt và được trang bị bộ dẫn đường GPS giá rẻ và một đầu dò có thể theo dõi các vật thể chuyển động.

 

Không quân Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 8/2024 ở Vịnh Mexico để tấn công một tàu mục tiêu bằng QUICKSINK.

 

Theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn sẽ có lợi thế lớn về số lượng tên lửa chống hạm và có thể đặt chúng trên lãnh thổ của mình.

 

Nhưng việc Mỹ tăng cường sản xuất QUICKSINK sẽ thu hẹp khoảng cách đó bằng cách khiến khoảng 370 tàu chiến của Trung Quốc gặp nhiều rủi ro hơn trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai so với từ trước tới nay, tính từ khi Bắc Kinh chuyển sang hiện đại hóa quân đội vào những năm 1990.

 

QUICKSINK - vẫn đang trong quá trình phát triển - do Boeing sản xuất và đầu dò của quả bom này đến từ công ty BAE Systems.

 

QUICKSINK có thể được tích hợp vào hàng trăm ngàn bộ đuôi của bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) - hệ thống có thể được thả từ máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc đồng minh và biến những quả "bom ngu" nặng 2.000 pound (khoảng 900 kg) thành vũ khí dẫn đường với chi phí thấp.

 

Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ muốn sở hữu hàng ngàn quả QUICKSINK và đã muốn như thế trong nhiều năm, theo một giám đốc điều hành giấu tên làm việc trong ngành công nghiệp vũ khí.

 

Người này nhận định rằng khả năng phòng thủ của tàu Trung Quốc sẽ bị "lượng lớn vũ khí giá phải chăng" áp đảo.

 

Trong những viễn cảnh giao tranh, quân đội Mỹ có thể sẽ sử dụng Tên lửa Chống hạm Tầm xa (LRASM) hoặc tên lửa SM-6 để gây hư hại cho tàu chiến Trung Quốc và radar trước, sau đó sẽ bắn phá tàu bằng vũ khí rẻ hơn như QUICKSINK.

 

 

Đa dạng vũ khí

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4d16/live/76092ed0-74e9-11ef-b02d-c5f3b724a1ea.png.webp

Bom QUICKSINK được chuyển lên chiến đấu cơ

 

Mỹ đã tích trữ nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á. Vào tháng 4/2024, Lục quân Mỹ đã triển khai các dàn phóng tên lửa di động Typhon mới tới Philippines. Vũ khí này được phát triển với chi phí phải chăng từ các thành phần hiện có và có thể bắn tên lửa SM-6 và Tomahawk đến các mục tiêu trên biển.

 

Những vũ khí như vậy tương đối dễ sản xuất - nhờ các kho dự trữ lớn và những thiết kế đã tồn tại trên một thập kỷ - có thể giúp Mỹ và đồng minh nhanh chóng bắt kịp trong cuộc đua tên lửa ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Trung Quốc đang dẫn đầu.

 

Mặc dù quân đội Mỹ đã từ chối tiết lộ số lượng tên lửa sẽ được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng theo các tài liệu giao dịch quân sự của chính phủ, hơn 800 tên lửa SM-6 dự kiến ​​sẽ được mua trong năm năm tới.

 

Các tài liệu này cũng cho thấy đã có hàng ngàn tên lửa Tomahawk và hàng trăm ngàn tên lửa JDAM trong kho vũ khí Mỹ.

 

"Mục đích của Trung Quốc là hạn chế sự di chuyển của Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Chuỗi đảo thứ nhất," nhà phân tích Euan Graham nói, đề cập đến các quần đảo lớn gần nhất tính từ ​​bờ biển Đông Á.

 

"Động thái của Mỹ là để nhằm gây khó khăn cho Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN)."

 

Việc đặt các vũ khí chống hạm ở các địa điểm như Philippines sẽ khiến phần lớn Biển Đông nằm trong tầm bắn của các vũ khí này. Trung Quốc tuyên bố 90% Biển Đông là lãnh thổ chủ quyền của mình nhưng bị năm quốc gia Đông Nam Á và Đài Loan phản đối.

 

Ông Collin Koh, một học giả tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, bình luận:

 

"Theo một cách nào đó, điều này giống như việc cân bằng cuộc chơi."

 

Ông Koh lấy ví dụ về lực lượng Houthi liên minh với Iran trong việc sử dụng vũ khí công nghệ thấp chống hạm để cản trở giao thông dân sự ở Biển Đỏ, buộc Mỹ và các nước khác phải triển khai vũ khí đắt tiền để phòng thủ.

 

"Nếu nhìn vào trường hợp ở Biển Đỏ, rõ ràng bên phòng thủ phải trả nhiều tiền hơn bên tấn công. Kể cả khi Mỹ có kho vũ khí nhỏ hơn, nhưng với những hệ thống tên lửa tấn công như vậy, họ vẫn có thể tạo ra sự răn đe nhất định," ông Koh nói.

 

------------------------------

Tin liên quan

·         

Tên lửa mới của Mỹ có thể thay đổi cán cân ở Biển Đông

15 tháng 8 năm 2024

·         

Đối phó với Trung Quốc: Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả hơn?

16 tháng 9 năm 2024

·         

Vì sao Trung Quốc hung hăng với Philippines nhưng không gây hấn với Việt Nam?

15 tháng 9 năm 2024

·         

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Philippines và ký các thỏa thuận hợp tác

29 tháng 8 năm 2024

·         

Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines

28 tháng 8 năm 2024

·         

Trung Quốc chi hơn 15 tỷ USD cho tập trận ở Thái Bình Dương trong năm 2023

27 tháng 8 năm 2024

 







HOA KỲ TÌM CÁCH LOẠI TRUNG QUỐC RA KHỎI KẾ HOẠCH LẮP CÁP BIỂN CỦA VIỆT NAM BBC News Tiếng Việt)

 



Mỹ tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam

BBC News Tiếng Việt

19 tháng 9 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crl8ne1kynlo

 

Mỹ đang thúc giục Việt Nam loại công ty lắp đặt cáp HMN Technologies và các công ty khác của Trung Quốc khỏi kế hoạch lắp đặt 10 đường cáp mới dưới biển vào năm 2030, theo nguồn tin của Reuters.

 

Năm đường cáp dưới biển đã cũ của Việt Nam, kết nối với internet toàn cầu, thời gian qua đã liên tục gặp sự cố, nên việc lắp đặt đường cáp mới hiện là ưu tiên của chính phủ.

 

Từ tháng 1, giới chức và các công ty Mỹ đã tổ chức gần chục cuộc họp với giới chức Việt Nam và nước ngoài, cùng các giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhằm thảo luận về chiến lược cáp của Hà Nội, theo bảy nguồn tin của Reuters.

 

"Đó là một cuộc vận động hành lang rất khó khăn," một quan chức tham dự các cuộc họp trên cho hay.

 

Các quan chức Mỹ cũng chia sẻ thông tin tình báo riêng về khả năng có sự phá hoại các đường cáp ngầm của Việt Nam, theo năm nguồn tin của Reuters.

 

Reuters đã phỏng vấn 12 nguồn tin, bao gồm các quan chức Việt Nam, các nhà ngoại giao nước ngoài và các giám đốc điều hành doanh nghiệp.

 

Tất cả đều từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.

 

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau để giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều thăm Việt Nam vào năm ngoái, và hợp tác với cả hai nước này đã đưa đến những khoản đầu tư lớn vào Việt Nam.

 

Việt Nam và Trung Quốc đã thảo luận công khai về tăng cường hợp tác kỹ thuật số.

 

Cùng lúc, các cáp dưới biển, truyền tải hầu hết các dữ liệu trên thế giới, đã trở thành trọng tâm trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

 

Mỹ, vốn lo sợ gián điệp Bắc Kinh, trước đó đã vận động hành lang thành công để HNM Tech bị gạt khỏi một dự án khác, một cuộc điều tra của Reuters cho thấy.

 

APTelecom, môt công ty tư vấn ít được biết đến, đã tham gia vào các cuộc đàm phán để thuyết phục Hà Nội, theo năm nguồn tin.

 

Các cuộc họp và vai trò của APTelecom trong các cuộc họp này chưa từng được công bố trước đó.

 

Dù Reuters đã nhiều lần gửi đề nghị bình luận về sự việc, cả HMN Tech và APTelecom đều không có phản hồi.

 

Nhà Trắng từ chối bình luận.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam không phản hồi email của Reuters.

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì nói rằng chiến dịch của Mỹ là "sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và các mô hình hoạt động kinh doanh".

 

 

Mở cửa cho Trung Quốc

 

Giới chức và các công ty nhà nước Việt Nam tới nay đã cho thấy họ mở cửa cơ hội hợp tác với Trung Quốc trong dự án cáp biển nói trên, năm nguồn tin nói với Reuters.

 

Mục đích của các cuộc họp là nhằm thuyết phục Việt Nam rằng ngành công nghiệp lắp cáp, vốn phụ thuộc vào bốn ông lớn trên toàn cầu, lựa chọn người chơi tương đối mới như công ty HMN Tech là một lựa chọn tồi, theo bốn nguồn tin.

 

Giới chức Mỹ và APTelecom đã nói rõ rằng việc lựa chọn các công ty lắp cáp ít kinh nghiệm hơn và ít có khả năng tiếp cận với các thành phần quan trọng sẽ khiến các công ty Mỹ nản lòng trong việc đầu tư vào Việt Nam, hai người tham dự các cuộc họp nói.

 

"Họ rõ ràng đã nhắm thẳng vào HMN trong các cuộc họp," một người tham dự các cuộc họp cho hay.

 

Mỹ coi HNM Tech là một công ty có liên kết với gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc. Cả hai đều đang nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ do Washington lo ngại các công ty này là mối đe dọa cho an ninh quốc gia - một cáo buộc mà Huawei phủ nhận. HMN Tech nói rằng họ là một công ty độc lập.

 

APTelecom, được thành lập năm 2009, có một hợp đồng nhiều năm với chính phủ Mỹ để thúc đẩy sáng kiến "Mạng lưới sạch" với các nước khác, bao gồm ngăn chặn đầu tư vào Trung Quốc, một nguồn tin cho hay.

 

Webiste của công ty này không đề cập đến hợp đồng nói trên. Reuters không thể xác định được hợp đồng này được ký khi nào.

 

APTelecom cũng đóng vai trò là nhà đàm phán với các công ty của phương Tây đang tìm kiếm các hợp đồng lắp cáp nhạy cảm với nước ngoài.

 

Công ty này đang hợp tác với Google và công ty viễn thông của Úc Telstra về hệ thống cáp ngầm mới kết nối với các đảo Thái Bình Dương.

 

HNM Tech chỉ hoạt động từ năm 2008 so với các công ty đã hoạt động trong lĩnh vực này nhiều thập kỷ qua, như SubCom của Mỹ, NEC của Nhật Bản và Alcatel Submarine của Pháp.

 

Công ty của Trung Quốc này chủ yếu lắp đặt các tuyến cáp ngắn hơn, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu TeleGeography.

 

 

Phá hoại

 

Các tuyến cáp biển chính của Việt Nam đều gặp sự cố mất kết nối và các lỗi kỹ thuật gây tốn kém - đôi khi xảy ra đồng thời - giữa cuối năm 2022 và đầu năm 2023, theo tổ chức nghiên cứu BMI.

 

Việc này khiến Hà Nội phải đặt các mục tiêu tham vọng hơn cho hệ thống cáp dưới biển vào năm nay.

 

Chi phí dự kiến chưa được công bố nhưng đây có thể xem là nỗ lực đáng kể nhất của một nền kinh tế mới nổi trong việc mở rộng hạ tầng cáp internet dưới biển, theo nhà phân tích Niccolo Lombatti của BMI.

 

Trong ít nhất hai cuộc họp với những đối tác Việt Nam vào năm nay, giới chức Mỹ đã chia sẻ các hình ảnh vệ tinh và các thông tin tình báo khác cho thấy việc mất kết nối có thể là do phá hoại, theo năm nguồn tin.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kết luận rằng không có bằng chứng nào của việc phá hoại, và rằng nếu có phá hoại, thì hiện chưa rõ ai là người thực hiện, ba nguồn tin nói với Reuters.

 

Reuters không thể tìm hiểu thêm các thông tin tình báo cho thấy hoạt động phá hoại này.

 

Công ty viễn thông Mỹ AT&T, thành viên của tập đoàn sở hữu tuyến cáp kết nối Việt Nam và Mỹ, đã có ít nhất hai cuộc họp với các quan chức và công ty Việt Nam về vấn đề cáp biển, theo ba nguồn tin.

 

Chưa rõ AT&T có phối hợp với giới chức Mỹ hay không. AT&T không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

 

Một quan chức Việt Nam, người được thông báo về các cuộc đàm phán giữa giới chức Việt Nam và HMN Tech về kế hoạch lắp cáp, nói rằng Bắc Kinh đưa ra gói thầu rẻ hơn.

 

Công ty công nghệ FPT năm ngoái nói rằng họ sẽ đầu tư một đường cáp nhánh nối Việt Nam với một cáp quốc tế và sẽ do HMN lắp đặt.

 

Nhưng hai nguồn tin khác nói rằng dự án này chưa đạt được bước tiến nào.

 

FPT không trực tiếp phản hồi đề nghị bình luận của Reuters.

 

Vào tháng Tư, công ty viễn thông do nhà nước Việt Nam sở hữu là Viettel và Singtel của Singapore đã thông báo kế hoạch lắp một tuyến cáp mới nối miền Nam Việt Nam với Singapore, tránh một khu vực rộng lớn trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

 

Gói thầu tuyến cáp nói trên vẫn chưa được triển khai.

 

"Thời gian sẽ trả lời" ai là người chiến thắng cuộc đua giành hợp đồng lắp đặt cáp dưới biển của Việt Nam, một nhà ngoại giao tại Hà Nội nói.

 

------------------------

 

Tin liên quan

·         

Động thái mới nhất của Huawei

4 tháng 6 năm 2019

·         

SpaceX tạm dừng thảo luận về Starlink với Việt Nam

1 tháng 3 năm 2024

·         

Starlink và Việt Nam: Đàm phán sụp đổ bất lợi cho an ninh, quốc phòng?

11 tháng 3 năm 2024

 

 







HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 10 : CÓ GÌ ĐÁNG CHÚ Ý VỀ NHÂN SỰ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Hội nghị Trung ương 10: có gì đáng chú ý về nhân sự?

BBC News Tiếng Việt

18 tháng 9 2024, 17:25 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0r8g4dr451o

 

Như BBC đã đưa tin, sáng nay 18/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã khai mạc Hội nghị lần thứ 10 tại trụ sở Trung ương Đảng. Một trong những nội dung của hội nghị là công tác nhân sự.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/2e94/live/e8d381c0-759f-11ef-a833-71f7cec590d4.jpg.webp

Đại biểu dự hội nghị tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do bão số 3

 

Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính. Đây là cuộc họp đầu tiên do ông Tô Lâm chủ trì trên cương vị tổng bí thư, thay cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức hội nghị lần thứ 10 để thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc hai nhóm vấn đề chiến lược, công tác chuẩn bị Đại hội 14 và một số việc cụ thể khác.

 

Theo chương trình, ngày làm việc đầu tiên của hội nghị, Trung ương Đảng sẽ họp cả buổi tối, thảo luận tổ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự.

 

Vào ngày 26/8, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo: theo nghị quyết của Trung ương Đảng, chức danh chủ tịch nước sẽ được Quốc hội bầu vào kỳ họp thứ 8 vào tháng 10.

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ, Hội nghị diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt:

 

"Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, nhà tư tưởng, ngọn cờ lý luận của Đảng, đã vĩnh biệt chúng ta vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng," theo Báo Điện tử Chính phủ.

 

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Đại hội 14 (dự kiến diễn ra vào quý 1 năm 2026) là đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc.

 

"Kỷ nguyên vươn mình" là diễn ngôn mà ông Tô Lâm liên tục sử dụng trong các phát biểu gần đây, chẳng hạn trong cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội 14 của Đảng vào ngày 13/8, Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam diễn ra tối 29/8 và cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào 30/8.

 

VIDEO : Ai sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0r8g4dr451o  

 

 

Công tác Đại hội 14

 

Trọng tâm của Hội nghị Trung ương 10 là công tác chuẩn bị Đại hội 14. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề cập đến ba vấn đề: văn kiện, nhân sự, công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng.

 

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị từ Hà Nội, từng đánh giá với BBC rằng, hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng (gọi tắt là công tác văn kiện) và bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Đảng (gọi tắt là công tác nhân sự).

 

Kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm cũng trở thành trưởng tiểu ban văn kiện và nhân sự - hai tiểu ban được đánh giá là quan trọng nhất.

 

Văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị của đảng, mang tính quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị của đảng cộng sản và được xem là công cụ chính sách của chế độ đảng toàn trị với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

 

Sau khi các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, chế độ toàn trị đảng cộng sản không còn và tất nhiên công cụ điều hành này cũng bị xóa bỏ.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam, theo mô hình Trung Quốc, thực hiện đường lối đổi mới, lãnh đạo nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vẫn duy trì xây dựng các văn kiện cho các kỳ đại hội.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6ef8/live/cfcd9740-759c-11ef-8c1a-df523ba43a9a.jpg.webp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh một số vấn đề cho văn kiện, bao gồm báo cáo chính trị, tổng kết 40 năm đổi mới và thảo luận về tính đột phá chiến lược nhiệm kỳ 2026-2031, tập trung hoàn thiện quan hệ sản xuất.

 

Trên thực tế, những văn kiện đại hội đảng trong nhiều năm qua không thực sự phản ánh tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của người dân.

 

Tương tự như người tiền nhiệm, ông Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh công tác nhân sự Đại hội 14 là "then chốt của then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, mà ông gọi là "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

 

Theo ông Lâm, báo cáo tổng kết công tác nhân sự Trung ương Đảng khóa 13 và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14 là cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 14 và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031.

 

Danh sách nhân sự thuộc về trách nhiệm của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng Tiểu ban. Ban này được xem là "cửa soát vé quan trọng nhất" của Trung ương Đảng về vấn đề nhân sự trước mỗi kỳ đại hội.

 

Theo một chuyên gia, từ Đại hội 10, gần 99% lựa chọn của Tiểu ban Nhân sự là mang tính quyết định. Theo đó, Tiểu ban Nhân sự sẽ lên một danh sách nhân sự gồm các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Trung ương Đảng và các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước cho khóa 14. Quyết định về nhân sự là quyết định tập thể.

 

Thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng nêu rõ buổi tối hôm nay 18/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14.

 

Dự đoán, Trung ương Đảng sẽ giới thiệu chức danh chủ tịch nước trước khi Quốc hội khai mạc cuộc họp thường kỳ vào ngày 21/10. BBC đã có bài phân tích về nhân sự chủ tịch nước.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e291/live/8bd7f2d0-759f-11ef-b02d-c5f3b724a1ea.jpg.webp

Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự vào ngày 21/8, ông đã phát biểu rằng công tác nhân sự Đại hội Đảng "phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng".

 

Trên thực tế, nhân sự được Đại hội 13 dù Đảng khẳng định đã chọn lọc kĩ lưỡng nhưng lại có tổng cộng bảy ủy viên Bộ Chính trị phải rời sân khấu chính trị do mắc khuyết điểm, sai phạm. Tổng cộng có tới 26 ủy viên Trung ương Đảng mất chức, thậm chí nhiều người bị kỷ luật và vướng vào lao lý do liên quan đến các đại án.

 

Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về quy trình lựa chọn nhân sự “khép kín” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng công tác nhân sự Đảng yếu kém và ông Nguyễn Phú Trọng đã thất bại trong việc chọn người kế nhiệm do tranh chấp giữa các phe phái.

 

Bộ Chính trị hiện tại chỉ có ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính là những người có thâm niên trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị trở lên, nhưng cả hai đều đã trên 65 tuổi và cần được xếp vào trường hợp đặc biệt, tức được miễn trừ tuổi nghỉ hưu bắt buộc.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a1fa/live/435c73f0-75a9-11ef-8c1a-df523ba43a9a.jpg.webp

Các ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

 

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt vào ngày 12/8, Giáo sư Jonathan London, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học người Mỹ chuyên về chính trị Việt Nam, nói rằng ông không hạ thấp tầm quan trọng của vấn đề nhân sự nhưng điều ông quan tâm hơn là giới lãnh đạo hiện tại làm thế nào để giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước.

 

"Một điều đã làm cho tôi lo lắng là Việt Nam mất tập trung vì có nhiều biến động chính trị lẫn những tin đồn trôi nổi. Song, vấn đề tôi quan tâm nhất chính là trong thời điểm cực kỳ quan trọng này, thời điểm có tính quyết định đối với tương lai của Việt Nam để tăng tốc độ phát triển, thì sự lãnh đạo trong nước chỉ được sử dụng để cạnh tranh quyền lực."

 

Ông nhấn mạnh rằng, việc cạnh tranh quyền lực của lớp lãnh đạo qua nhiều năm sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều, "ngoài việc tạo cơ hội cho những người viết bài về tin đồn".

 

 

·        Vì sao Đảng cần cân bằng quyền lực giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng?9 tháng 9 năm 2024

·        Bộ trưởng Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị có đúng quy định?17 tháng 8 năm 2024

·        Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?21 tháng 5 năm 2024

 

 

Mục tiêu 2045

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần tăng tốc "về đích" thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng là "mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân" trong năm 2025.

 

Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng vào năm 2021 đã đề ra những mục tiêu cần hoàn thành để hướng tới những dấu mốc quan trọng vào các năm 2025, 2030 và 2045.

 

·        Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

·        Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

·        Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

 

Chính trường Việt Nam đang trải qua nhiều bất ổn nhất từ trước tới nay khi liên tục có những thay đổi về nhân sự cấp cao.

 

Bộ Chính trị khóa 13 đã có đến bảy ủy viên mất chức so với đầu khóa, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc hội, một thường trực Ban Bí thư và một phó thủ tướng thường trực.

 

Việc liên tục thay đổi các chức danh chủ chốt như chủ tịch nước có thể khiến các quyết định chính sách và hành chính càng trễ nải, vì quan chức, cán bộ sợ trách nhiệm, không dám ra quyết định ngày càng phổ biến.

 

Những diễn biến khó lường này được cho là một dấu hiệu không khả quan đối với một quốc gia thường tự hào về ổn định chính trị như Việt Nam. Chưa kể, những đại án như test kit Việt Áchuyến bay giải cứu và Vạn Thịnh Phát... đã phơi bày những bất cập và nạn tham nhũng với quy mô ngày càng lớn.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8e42/live/a6d8aaa0-759c-11ef-b02d-c5f3b724a1ea.png.webp

Bảy ủy viên Bộ Chính trị mất chức. Hàng trên từ trái qua: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Hàng dưới: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

 

Các nguồn tin của Reuters cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ lên đường đi Mỹ vào ngày 21/9 để tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và gặp gỡ các đại diện của các gã khổng lồ công nghệ Google, Meta.

 

Ổn định chính trị là cực kỳ quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động sản xuất lớn tại Việt Nam, bao gồm cả Apple của Mỹ, tập đoàn có nhiều nhà cung cấp từ Việt Nam.

 

Yếu tố ổn định chính trị cũng tác động không nhỏ tới quyết định của những nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lũy kế vượt qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dù khu vực FDI đã phần nào được tách khỏi chiến dịch chống tham nhũng, các nhà đầu tư vẫn phải chờ đợi tình hình để đưa ra quyết định.

 

Các nhà phân tích cho rằng sự ổn định chính trị mà Việt Nam tự hào, vốn nhờ vào sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản, có vẻ đã bắt đầu lung lay.

 

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Chính sách công tại Đại học Fulbright Việt Nam, viết trên Facebook về lý do vì sao Việt Nam cần một xã hội cởi mở giữa làn sóng cáo buộc trường Đại học Fulbright là mầm mống "cách mạng màu".

 

Trong bài viết, ông Du tính toán rằng, để có thể chạm ngưỡng thấp nhất của nước có thu nhập cao (GDP bình quân đầu người 14.005 USD) vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam phải là 5,65%, trong khi giai đoạn 1986-2023 chỉ là 5% và 2001-2023 chỉ là 5,1%.

 

"Nếu không tìm được con đường phát triển phù hợp thì mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 của Việt Nam cũng hết sức thách thức."

 

"Bẫy thu nhập trung bình đang hiển hiện trước mắt. Giờ đây để lãnh đạo đất nước hiệu quả, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tạo dựng một xã hội cởi mở và bao trùm để tất cả các tầng lớp nhân dân cùng suy nghĩ tìm ra con đường phát triển của đất nước và thực thi một cách đúng đắn," ông viết.

 

--------------------

Tin liên quan

·         

Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?

17 tháng 9 năm 2024

·         

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’

18 tháng 9 năm 2024

·         

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: 'kiên trì kiểm soát khác biệt'

14 tháng 9 năm 2024

 

 

 

 





TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CSVN HỌP HỘI NGHỊ LẦN THỨ 10, NỘI DUNG LÀ GÌ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?

BBC News Tiếng Việt

17 tháng 9 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj9jnl8mj7jo

 

Dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị lần thứ 10 từ ngày 18-20/9, hai nguồn tin của BBC tiết lộ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/10dc/live/df31e5a0-74d5-11ef-b282-4535eb84fe4b.jpg.webp

Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự kiến họp từ 18-20/9

 

Đồng thời, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang cũng cho thấy ông Nghiêm Xuân Thành, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, sẽ có lịch đi công tác từ ngày 18-20/9.

 

Khả năng cao cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương trong ba ngày này sẽ có nội dung về kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao và điều động một số cán bộ. Đồng thời, Trung ương Đảng cũng sẽ tập trung cho việc chuẩn bị cương lĩnh và phê duyệt quy hoạch nhân sự Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào quý 1 năm 2026.

 

Ngày 26/8, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo: theo nghị quyết của Trung ương, chức danh chủ tịch nước sẽ được Quốc hội bầu vào kỳ họp thứ 8 vào tháng 10. Kỳ họp này dự kiến diễn ra theo hai đợt, khai mạc vào ngày 21/10/2024 và dự kiến bế mạc muộn nhất vào ngày 30/11/2024.

 

Tại hội nghị ngày 15/8 của Bộ Chính trị gặp mặt các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đã thông báo kỳ họp Quốc hội tháng 10/2024 sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao. Đây được coi là động thái nhằm trấn an các "bậc bô lão" rằng sẽ không có việc nhất thể hóa hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư mà ông Tô Lâm sẽ chỉ tập trung vị trí lãnh đạo Đảng.

 

Một nguồn tin khác nói với BBC rằng, ông Tô Lâm dự kiến sẽ lên đường đi New York, Mỹ vào đêm ngày 21/9 để tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với tư cách nguyên thủ quốc gia.

 

Như vậy, Trung ương Đảng họp ngay trước thềm chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.

 

 

Giới thiệu nhân sự chủ tịch nước

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/f03f/live/e3b17720-74d1-11ef-b02d-c5f3b724a1ea.png.webp

 

Có thể nói, giai đoạn 2021-2026 chứng kiến nhiều bất ổn nhất từ trước tới nay khi liên tục có những thay đổi về nhân sự cấp cao, trong đó có chức danh chủ tịch nước. Bộ Chính trị khóa 13 đã có đến bảy ủy viên mất chức so với đầu khóa, trong đó có hai nhân vật trong Tứ Trụ.

 

Nhà lãnh đạo lâu năm của Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - qua đời cũng gây nên những biến động trên chính trường, nhất là sự thăng tiến nhanh chóng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

 

Tuy nhiên, như Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông báo, Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước mới vào tháng 10.

 

Với quy trình chọn lãnh đạo của Việt Nam là Đảng quyết trước rồi mới đến Quốc hội làm thủ tục bầu, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp đợt này để giới thiệu nhân sự cho Quốc hội kiện toàn các chức danh, bao gồm cả chủ tịch nước.

 

Trước đây, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất chức, Hội nghị Trung ương 9 diễn ra từ 16-18/5 đã giới thiệu nhân sự cho hai chức danh này để Quốc hội tiến hành bầu tại kỳ họp thứ 7.

 

Tương tự, dự kiến Hội nghị Trung ương 10 từ ngày 18-20/9 sẽ thảo luận, thống nhất về phương án kiện toàn chức danh chủ tịch nước để Quốc hội bầu vào kỳ họp thứ 8.

 

Theo đánh giá của các chuyên gia, từ sau thời Lê Duẩn, Việt Nam đã tránh mô hình nhất thể hóa để tránh việc quyền lực tập trung quá nhiều vào một người. Việc ông Nguyễn Phú Trọng từng nắm giữ cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước giai đoạn 2018-2021 cũng chỉ là phương án tạm thời.

 

Ở Đại hội 13 vào năm 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước kế nhiệm. Vì vậy, chức danh chủ tịch nước được kiện toàn là điều sớm muộn.

 

Giáo sư Carl Thayer, chuyên phân tích chính trị Việt Nam, nói với BBC ngày 29/8 rằng việc không để ông Tô Lâm kiêm nhiệm có thể là do một số lãnh đạo cấp cao tỏ ra kiêng kị về việc cho phép một người nắm giữ quá nhiều quyền lực.

 

"Hoặc là có những cân nhắc về lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về sự ổn định chính trị ở Việt Nam. Vì thế, việc khôi phục lại cơ chế lãnh đạo Tứ Trụ sẽ giúp trấn an những mối quan ngại," ông Thayer nói với BBC.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8e8f/live/bd066ff0-74d0-11ef-8c1a-df523ba43a9a.png.webp

Các ứng viên sáng giá cho vị trí chủ tịch nước: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa

 

Theo các nhà quan sát chính trị Việt Nam, chủ tịch nước được cho là chức danh chỉ mang tính lễ nghi nhưng đây là người xây dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo quốc tế và tạo dựng sự tin cậy với họ. Vì vậy, nếu ông Tô Lâm không kiêm nhiệm, việc sớm bầu một chủ tịch nước mới là cần thiết để ổn định dàn lãnh đạo chủ chốt.

 

Tính cả lần bầu chủ tịch nước vào tháng 10 sắp tới, nhiệm kỳ 2021-2026 có tổng cộng bốn sự thay đổi chủ tịch nước: ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng, ông Tô Lâm và nhân vật sắp được Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu.

 

Theo Giáo sư Carl Thayer, có tin đồn rằng quân đội muốn đề bạt ứng cử viên của mình vào vị trí chủ tịch nước để cân bằng quyền lực đối với bên công an.

 

Bộ Chính trị hiện có 15 ủy viên, trong đó có sáu người xuất thân từ công an, ba người từ quân đội. Ba người từ quân đội gồm: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

 

Trong đó, Đại tướng Lương Cường được nhiều nhà quan sát nước ngoài đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất trở thành chủ tịch nước, vì ông có thâm niên trong Trung ương Đảng với ba khóa liên tiếp 11, 12 và 13. Ông là ủy viên Bộ Chính trị được bầu vào đầu khóa. Bên cạnh đó, ông còn là một sĩ quan chuyên về chính trị.

 

Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC vào ngày 29/8 rằng dù ông Lương Cường không còn phục vụ trong quân đội nhưng ông vẫn được coi là đại diện cho lợi ích của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Bộ Chính trị và quân đội được cho là đang cố gắng cân bằng ảnh hưởng với Bộ Công an.

 

 

Phê duyệt quy hoạch nhân sự Đại hội 14

 

Công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề liên quan đến lợi ích công, có tính chất quan trọng đối với vận mệnh đất nước nhưng vẫn luôn được giữ bí mật. Điều này đã được luật hóa.

 

Các cấp ủy, tổ chức Đảng ở Trung ương và tỉnh thành vào năm 2023 đã tổ chức hội nghị giới thiệu nhân sự quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031.

 

Ngày 8/7/2024, 50 cán bộ đầu tiên quy hoạch Trung ương khóa 14 đã tham dự lớp bồi dưỡng. Nguồn tin của BBC cho hay, Hội nghị Trung ương 18-20/9 dự kiến sẽ bàn về cương lĩnh cũng như phê duyệt quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 14.

 

Danh sách nhân sự thuộc về trách nhiệm của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng Tiểu ban. Ban này được xem là "cửa soát vé quan trọng nhất" của Trung ương Đảng về vấn đề nhân sự trước mỗi kỳ đại hội.

 

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà quan sát chính trị từ Hà Nội, từng nói về quy trình làm việc của tiểu ban này với BBC như sau:

 

"Tiểu ban Nhân sự sẽ lên một danh sách nhân sự gồm các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Trung ương và các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước cho khóa 14. Quyết định về nhân sự là quyết định tập thể."

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự vào ngày 21/8, ông đã phát biểu rằng công tác nhân sự Đại hội Đảng "phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng."

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/786/cpsprodpb/a438/live/73d41340-74d1-11ef-8c1a-df523ba43a9a.png.webp

Thủ tướng Phạm Minh Chính; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

 

Khi chủ trì Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 5, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã yêu cầu công tác chuẩn bị nhân sự theo đúng Điều lệ, quy chế của Đảng.

 

Như vậy, có thể thấy công tác nhân sự từ thời ông Nguyễn Phú Trọng đến ông Tô Lâm đều được đánh giá là công việc trọng yếu, là "then chốt của then chốt" nhưng Bộ Chính trị và Trung ương khóa 13 đã chứng kiến biến động dữ dội về nhân sự.

 

Đã có tổng cộng bảy ủy viên Bộ Chính trị từng được chính Đảng Cộng sản chọn lọc kỹ và đánh giá là vừa có đức, vừa có tài nhưng đã phải rời sân khấu chính trị vì mắc khuyết điểm. Giai đoạn này, 26 ủy viên Trung ương Đảng cũng mất chức, thậm chí có người bị kỷ luật và vướng vào lao lý.

 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh lần lượt lãnh án 18 năm và 3 năm tù trong vụ đại án test kit Việt Á.

 

Những án trọng điểm chưa đưa ra xét xử cũng có bóng dáng của các ủy viên Trung ương: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị khởi tố, bắt giam liên quan đến vụ án Xuyên Việt Oil; Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị khởi tố liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố vì liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Thuận An; Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận bị bắt, khởi tố vì liên quan tới Dự án Đại Ninh...

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6430/live/4c6acfb0-74d1-11ef-8c1a-df523ba43a9a.png.webp

Bảy ủy viên Bộ Chính trị mất chức. Hàng trên từ trái qua: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Hàng dưới: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

 

Bộ Chính trị khóa 13 có 15 ủy viên, có thể được chia làm bốn nhóm:

 

·        Nhóm đầu tiên gồm hai ủy viên phục vụ ít nhất trọn vẹn hai nhiệm kỳ (tính đến hết khóa 13) gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cả hai ông đều sẽ quá 65 tuổi và cần được xếp vào trường hợp đặc biệt, tức được miễn trừ tuổi nghỉ hưu bắt buộc.

 

·        Nhóm thứ hai gồm các thành viên sẽ làm trọn một nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2026 là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng. Tương tự nhóm 1, cả sáu người này sẽ quá 65 tuổi vào tháng 1 năm 2026 (thời điểm dự kiến diễn ra Đại hội 14).

 

·        Nhóm thứ ba gồm các ủy viên sẽ làm trọn một nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2026 và vẫn trong độ tuổi tái cử, tức vẫn dưới 65 tuổi vào 2026: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

 

·        Nhóm thứ tư gồm các gương mặt mới được bầu bổ sung vào giữa khóa là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Đỗ Văn Chiến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng và Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang. Tất cả đều dưới 65 tuổi vào năm 2026. Lưu ý là những người này đến năm 2026 vẫn chưa làm trọn một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị.

 

Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có nêu việc xem xét trường hợp đặc biệt. Theo đó, những nhân vật quá 65 tuổi vào thời điểm diễn ra Đại hội 14, nếu muốn tiếp tục sự nghiệp thì phải vào Tứ Trụ hoặc làm thường trực Ban Bí thư.

 

Bên cạnh các nội dung trên, Hội nghị Trung ương Đảng cũng có thể quyết định hình thức kỷ luật một số cán bộ, bao gồm cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh.

 

----------------------------------------------

Tin liên quan

·         

Vì sao Đảng cần cân bằng quyền lực giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng?

9 tháng 9 năm 2024

·         

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao kêu gọi ông Tô Lâm thay đổi 'thể chế chính trị'

4 tháng 9 năm 2024

·         

Hội nghị Trung ương Đảng 10: Bàn về nhân sự Đại hội 14, có gì chú ý?

9 tháng 7 năm 2024