Bầu cử 2024 định
hình lại chính trị toàn cầu như thế nào?
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 7 năm 2
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cljy9yj3ge8o
2024
là năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử thế giới và được cho là sẽ định hình tình
hình chính trị của thế giới.
Năm
nay, khoảng 50% dân số thế giới sẽ tham gia vào các cuộc bầu cử quốc gia.
Các
cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng kinh tế và địa chính trị ngày
càng lớn, với cuộc chiến ở
Ukraine, xung đột ở Trung Đông và căng thẳng thương mại gia tăng
giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại
một số quốc gia, có những lo ngại về sự bền vững của nền dân chủ khi các cuộc
thảo luận chính trị ngày càng bị phân cực hoặc bị bóp méo bởi thông tin sai lệch.
Nhiều
cuộc bầu cử trong năm nay sẽ không công bằng và dân chủ - hoặc kết quả chung cuộc
sẽ gây ra tranh cãi.
Đã
qua hơn nửa chặng đường của năm bầu cử lớn nhất lịch sử, dưới đây là một số chủ
đề phổ biến trong các báo cáo từ khắp thế giới của Reuters.
Chi
phí sinh hoạt
Từ
giá hành lá ở Indonesia đến hóa đơn nhiên liệu tăng cao ở châu Âu, giá thực phẩm,
năng lượng và các mặt hàng thiết yếu khác tăng vọt đã ảnh hưởng đến điều kiện sống
của các hộ gia đình trên khắp thế giới.
Các
chính quyền và lãnh đạo đương nhiệm đang phải trả giá cho điều này.
Các
cuộc thăm dò ý kiến cho thấy mối quan tâm về chi phí sinh hoạt là một yếu tố lớn
gây sụt giảm mức độ ủng hộ đối với đảng của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, sự
thất bại của các đảng chính lớn trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tháng Sáu
và sự thua cuộc của đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh.
Tại
châu Phi, sự bất mãn về điều kiện sống và tình trạng thất nghiệp đã góp phần
khiến đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) mất đi đa số trong cuộc bầu cử ở Nam Phi.
Tình
trạng đói nghèo gia tăng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử tháng 12
ở Ghana để chọn người kế nhiệm Tổng thống Nana Akufo-Addo.
Cuộc
thăm dò trước cuộc bầu cử ở Mỹ cho thấy cử tri cũng không ấn tượng với nỗ lực cải
thiện đời sống của Tổng thống Joe
Biden.
Nhiều
người Mỹ cảm thấy mức sống của họ đang giảm, mặc cho những thông tin nói rằng
kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
Một
ngoại lệ: Tại Mexico, đảng cầm quyền MORENA chiến thắng sau khi đưa ra nhiều
khoản trợ cấp cho những cử tri có thu nhập thấp.
Dù
các nhà hoạch định chính sách kinh tế cho biết có dấu hiệu cho thấy lạm phát
đang trở lại bình thường, họ cảnh báo rằng lạm phát vẫn chưa hoàn toàn được kiểm
soát và nhiều nền kinh tế vẫn còn mong manh.
“Một
số yếu tố gây rủi ro có thể khiến nền kinh tế toàn cầu đi chệch hướng,"
ông Agustin Carstens, giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), từng cảnh
báo vào tháng Sáu.
No comments:
Post a Comment