01/07/2022
https://baotiengdan.com/2022/07/01/90-nam-sinh-pham-toan/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/07/1-1.jpeg
Phạm Toàn (ngoài cùng bên phải). Ảnh: FB tác
giả
Hôm nay 1-7, đúng 90 năm sinh nhà giáo
Phạm Toàn – nhà văn, dịch giả Châu Diên. Nhưng ông đã rời cõi tạm ba năm. Ông
sinh 1/7/1932 (Nhâm Thân), mất 26/6/2019 (24/5 Kỷ Hợi).
Nhớ ông
tôi nhớ một con người thông tuệ, hài hước, vui vẻ. Ông đi xa rồi mà nhiều lúc
tôi vẫn như còn nghe tiếng cười nói của ông ở quanh mình. Ở bên cạnh ông mọi
người được truyền năng lượng sống, niềm vui sống.
Cả đời ông
đau đáu cho sự nghiệp giáo dục phổ thông. Hơn chục năm cuối đời ông dành hết
trí tuệ, tâm huyết, sức lực cho nhóm “Cánh Buồm” làm sách cho trẻ em học theo
cách mới. Ông ra đi vẫn canh cánh việc còn làm dở dang ấy.
Tưởng nhớ
Phạm Toàn 90 tuổi hôm nay tôi đưa lại bài thơ tôi viết dịp sinh nhật ông lần thứ
78 (2010). Khổ cuối là viết thêm khi vĩnh biệt ông.
***
SINH MỘT PHẠM TOÀN
Cha mẹ
sinh ra một Phạm Toàn
Lọt lòng
đã có tính đi hoang
Mà
ngoài bảy mươi về bên mẹ
Mỗi chiều
chủ nhật đứa con ngoan
Trời đất
sinh ra một Phạm Toàn
Cầm
tinh con khỉ chốn rừng hoang
Hiếu động
nghịch tinh tôn hành giả
Quậy
tung giáo dục với văn đàn
Vợ con
sinh ra một Phạm Toàn
Duyên nợ
vợ chồng khéo đa mang
Tình mới
nghĩa xưa vui vẻ gánh
Gái
trai thành đạt nhẹ thân nhàn
Phụ nữ
sinh ra một Phạm Toàn
Ngông
nghênh đầu trọc hóa dịu dàng
Ríu rít
vây quanh em và cháu
Đi đâu
cũng có bóng một nàng
Bè bạn
sinh ra một Phạm Toàn
Phờ tờ
vĩ đại [1] rất rinh rang
Mắng mỏ
thằng này khen thằng nọ
Đầu
xanh tóc bạc cùng cười vang
Châu
Diên sinh ra một Phạm Toàn [2]
Văn
chương cười dọc lại khóc ngang
Ru
chàng hamlet thiu thiu ngủ
Chợt
nghe đầu núi sấm nổ ran [3]
Giáo dục
sinh ra một Phạm Toàn
Lo
lắng tương lai chẳng ngại gàn
Cải
cách thực nghiệm rồi làm sách
Cánh Buồm
đón gió giữa tràng giang
Bôxít
sinh ra một Phạm Toàn
Kêu lên
bùn đỏ ngập non ngàn
Chung
tay kiến nghị và trang mạng
Cùng sĩ
phu cất tiếng gọi đàn.
Phạm
Toàn sinh ra một Phạm Toàn
Tưởng
đâu vô sự chẳng lo toan
Nhưng
càng cao tuổi càng thêm sống
Càng thấy
trong lòng nỗi bất an
Tóm
lại sinh ra một Phạm Toàn
Khóc
cười lăn lóc cõi nhân gian
Chớp
mắt cuộc đời như mây nổi
Vẫn
vang giọng nói tiếng cười oang.
Cái chết
sinh ra một Phạm Toàn
Tám
mươi tám tuổi cõi trần gian
Ra đi
còn tiếc chưa xong việc
Chắc sẽ
mang theo xuống suối vàng.
_____
Chú thích:
[1] “PT vĩ
đại” là Email một thời Phạm Toàn dùng.
[2] Châu
Diên là bút danh của Phạm Toàn.
[3] “Chàng
Hamlet thiu thiu ngủ” và “Sấm trên núi” là tên hai truyện ngắn của Châu Diên.
==========================
.
.
Thái Thanh - Khoa Học
& Phát Triển
26/06/2019
11:30
6 giờ 40 phút sáng nay, 26/6, nhà giáo
Phạm Toàn đã qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi. Ông được biết đến
nhiều trong vai trò người sáng lập và trưởng nhóm biên soạn bộ sách giáo khoa
Cánh Buồm, bộ sách đã phá vỡ “thế độc quyền” về tư duy SGK trong suốt nhiều
năm, góp phần cổ vũ cho xu hướng “nhiều bộ sách giáo khoa”.
http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2019/06/26/176pt2.jpg
Nhà giáo Phạm Toàn tại nhà riêng ngày
26/1/2019. Ảnh: Thái Thanh
Tiểu sử tự
thuật của ông viết:
“Ở Hà Nội
và học từ bé ở Hà Nội, rồi 19-12 năm 1946 đi bộ đội luôn. Chính sách chuẩn bị tổng
phản công (cuối 1951) cho phép đi học sư phạm cao đẳng. Được giải văn xuôi 1952
ở trường sư phạm, thẹn không ký tên thật, bạn bè xui ký Châu Diên, nhại phát âm
tiếng Tàu của “Hút thuốc lá”.
Ông giáo
kiêm nghề soạn sách giáo khoa, nhưng thích viết văn. Được giải thưởng truyện ngắn
(2 bận hạng nhì năm 1959 và khuyến khích năm 1962). Có 2 truyện ngắn cũ mới in
lại trong Toàn tập truyện ngắn VN thế kỷ 20.
Đã in 2 tập
truyện ngắn: “Mái nhà ấm” (Văn học, 1959) “Con nhện vàng” (Thanh niên, 1962).
Đi thực tế
học tập người lao động ở đoàn địa chất 32 (từ 1962-1964), và nhà máy xi măng Hải
Phòng (1964-1966).
Trở lại
hoàn toàn làm nghiên cứu Giáo dục Tiểu học từ 1967 cho đến ... quá ngày về hưu
tới tận hôm nay thì phải, vì vẫn rất mê một công cuộc cải cách GD đích thực.
(Cf. Phạm Toàn, Nghề dạy văn, 1991, Công nghệ dạy văn, 2000, Un bref apercu
non-impartial sur l’education au Vietnam, Đại học Rennes 2 Pháp, 1967) và nhiều
sách giáo khoa thực nghiệm hệ thống phương pháp mới, và có chừng 100 bài báo về
Giáo dục cả loại nghiên cứu lẫn loại phổ cập viết và công bố trong các năm từ
2001 đến nay.
Một thời
gian dài 40 năm không chịu viết văn, khi “thèm” quá thì dịch, Cf. Châu Diên,
Chín mươi ba (V. Hugo) Văn học, H. 1982, 1995, Bay đêm (St-Ex), Văn học, H.
1986, Nhà tiên tri, Con trai của người, Vẻ đẹp đời (Kh. Gibral), Văn học, H,
1992, Sư tử (J. Kessel), Văn học, H, 1987, Cô chủ quán (K. Goldoni), Văn học,
H. 1983, Ruồi (J. P. Sartre), Văn học, 1985... và nhiều thứ lặt vặt không nhớ hết...
Lại viết
văn trở lại năm 2003, tiểu thuyết Người Sông Mê, Hội Nhà Văn, H. 2003 – in 2 lần),
tái bản 2005. Hứa hẹn như đinh sắp đóng cột sẽ in nhiều nhiều nữa...”
Vào thời
điểm viết tiểu sử tự thuật trên, tức năm 2007, ông chưa bắt đầu công việc mà
ông sẽ dành hết tâm sức và bền bỉ theo đuổi cho đến khi qua đời, đó là việc
biên soạn bộ SGK Cánh Buồm.
Năm 2009,
ông sáng lập nhóm Cánh Buồm và tập hợp ở đó những người làm việc hoàn toàn trên
tinh thần tình nguyện để cùng nhau biên soạn một bộ SGK có khả năng phát triển
năng lực tự học và tự giáo dục của người học. Không chỉ đặt mục tiêu biên soạn
SGK, nhóm còn muốn tổ chức việc học thành quy trình gắn với phương châm “Làm mà
học, làm thì học” (Learning by doing).
Ra đời
trong bối cảnh người dân trông đợi ngành giáo dục cải cách và hiện đại hóa, những
ý kiến đóng góp xuất hiện hầu như mỗi ngày, nhóm Cánh Buồm chủ trương góp ý bằng
cách trình ra một sản phẩm cụ thể, nhằm giải quyết phần nào những điều xã hội
đang lo lắng và phê phán. Khẩu hiệu của nhóm là: Mình không làm thì ai làm?
Về cái tên Cánh Buồm, như có lần ông giải thích, đó là một liên tưởng đến từ những
câu thơ của nhà thơ Nga Lermontov: Cánh buồm khao khát đòi giông tố bởi dường
như trong giông tố có... thanh bình!
Bên cạnh biên soạn SGK, nhóm còn biên soạn sách bài tập, cẩm nang sư phạm và tổ
chức dịch các tác phẩm tâm lí học giáo dục quan trọng của Jean Piaget, Howard
Gardner thành Tủ sách Tâm lí học giáo dục Cánh Buồm.
Từ đó đến nay, nhóm Cánh Buồm đã biên soạn các cuốn giáo khoa: Văn và Tiếng Việt
cho bậc tiểu học và trung học cơ sở; Khoa học, Lối sống, và Tiếng Anh cho bậc
tiểu học.
Tổng cộng
đã có khoảng 100.000 bản SGK Cánh Buồm, trong đó nhiều nhất là các cuốn Văn và
Tiếng Việt bậc tiểu học, được xuất bản bằng các nguồn lực xã hội do nhóm quyên
góp. Bộ SGK Cánh Buồm cùng phương pháp học “Learning by doing” hiện đang được sử
dụng tại một số trường ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Từ tháng 10/2016, nhóm cũng
bắt đầu đưa lên mạng phiên bản điện tử với mong muốn sách được phổ biến rộng
rãi hơn, đồng thời được góp ý, sửa chữa, thêm thắt… để trở thành mẫu mực, có thể
tái bản dùng lâu dài.
Có thể nói, SGK Cánh Buồm tại thời điểm mới ra đời đã phá vỡ “thế độc quyền” về
tư duy SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong suốt nhiều năm, góp phần cổ vũ cho
xu hướng “nhiều bộ sách giáo khoa” mà gần đây Chính phủ đã có chủ trương và Bộ
Giáo dục và Đào tạo đang triển khai.
Đầu năm 2018, ông đã chuyển giao vai trò tổ chức hoạt động của nhóm Cánh Buồm
cho Ban điều hành gồm năm bạn trẻ nhưng vẫn tiếp tục tham gia hoàn thiện các bản
thảo sách giáo khoa môn Tiếng Việt và Văn cho bậc trung học phổ thông.
Gia đình
nhà giáo Phạm Toàn cho biết, lễ viếng và truy điệu ông sẽ diễn ra từ 8h30 -
10h30, Thứ Sáu, ngày 28/6/2019 tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (phố Trần Vĩ, Mai Dịch).
Lễ hỏa táng diễn ra cùng ngày tại Đài hoá thân Hoàn Vũ (Văn Điển), sau đó ông sẽ
yên nghỉ tại quê nhà, thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội. Gia đình ông
xin không nhận vòng hoa và tiền phúng viếng.
Thái
Thanh
======================================
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_To%C3%A0n
Phạm
Toàn – Wikipedia tiếng Việt
Phạm Toàn (1932 – 26 tháng 6 năm 2019) là một nhà
giáo, nhà văn và dịch giả người Việt Nam.. ... Ông được biết tới nhiều là
nhờ những hoạt động chính trị.
Nhà
giáo Phạm Toàn - Cánh Buồm
Dec
27, 2021 — N. hà giáo Phạm Toàn (1/7/1932-26/6/2019), người sáng lập của
nhóm Cánh Buồm quê ở thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành
Hà ...
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nha-giao-pham-toan-qua-doi-post199788.gd
Jun
26, 2019 — Sinh thời, nhà giáo Phạm Toàn là người đắm đuối với giáo dục,
yêu trẻ em và hiểu trẻ em. Năm 1968 ông rời Hà Nội lên tỉnh Hà Tuyên (nay là
Hà ...
No comments:
Post a Comment