Phạm Hồng Sơn - Như Cây Tre Việt Nam
Thứ
Sáu, ngày 01 tháng 01 năm 2016
Nếu là
người quản lý của chủ trang Ba
Sàm, tôi sẽ từ chối những người như Người cấp tiến và CLB
Nhà Báo Trẻ trừ khi những người này cung cấp cho tôi những thông tin về
danh tính, nguồn tin, dĩ nhiên phải kiểm chứng được, và, cũng đương nhiên, tôi
sẽ phải có trách nhiệm trước những thông tin này.
Quyết định,
với vẻ cực đoan, như thế có thể sẽ dẫn đến việc các văn bản có khả năng câu
view cao như vậy sẽ đi câu view cho những trang khác,
nhưng đổi lại tôi sẽ không tiếp tay thêm cho những hành vi cạnh tranh thiếu
đàng hoàng của một nền chính trị vốn được sinh ra từ cướp bóc và ngày càng bị
lưu manh hóa.
Tuy
nhiên, giả thiết như trên không có ý cho rằng các quyết định đã thực hiện của
chủ trang Ba Sàm có tính biệt lệ so với các trang mạng độc lập khác. Các quyết
định đó có tính đại diện cho tình trạng báo chí online độc lập hiện nay của Việt
Nam.
Nhìn
sâu hơn, tình trạng các trang mạng tự phát của dân vồ vập đăng các thông tin,
các văn bản không rõ nguồn, không thể kiểm chứng nhưng đầy tính đấu đá của các
thế lực chính trị mờ ám đã vô tình tiếp thêm sức cho nền chính trị độc tài cộng
sản. Nói cách khác, quyền lực độc tài đang lợi dụng báo chí ngoài vòng pháp luật
cho chính sự tồn tại, biến hóa của nó. Làm như thế, quyền lực độc tài vừa tránh
được sự thúc đẩy tính minh bạch, phục vụ xã hội của báo chí chính thống, vừa đạt
được hiệu quả đấu đá nhờ báo chí ngoài lề, lại vẫn giữ vững được nguyên tắc
“không chấp nhận hoạt động báo chí tư nhân” nhằm bảo đảm an ninh cho quyền lực
độc tài, vì khi cần là trấn áp.
Câu
view hiện nay là tình trạng chung của báo chí Việt Nam, cả lề dân lẫn lề đảng.
Báo chí của chính quyền độc tài có xu hướng câu view bằng cuopgiethiep.
Báo chí lề dân có xu hướng chinhtrichauria. Xu hướng trước đẩy con
người về phía cầm thú. Xu hướng sau duy trì tính lưu manh cho quyền lực độc
tài. Đó là nền báo chí ma.
Báo chí
ma đương nhiên phải có những cây bút ma - những người viết ẩn danh không chịu
công khai danh tính và những người viết giỏi sẵn sàng chấp bút để đánh phe này,
bảo vệ phe kia trong quyền lực độc tài,...
Suy cho
cùng, dân chủ chỉ là một cách thức (tốt nhất) giúp cho con người
được sống một cách minh bạch, đàng hoàng hơn, đầy đủ và an toàn hơn. Nếu có bất
đồng, dân chủ giúp cho các bên được đàng hoàng bày tỏ công khai mọi suy nghĩ, ý
kiến mà vẫn an toàn không sợ bị trấn áp, trả thù. Nếu muốn cầm quyền, dân chủ
giúp chúng ta được ứng cử, huy động sự ủng hộ, trợ giúp, được cạnh tranh công
khai, bình đẳng với những người cũng muốn cầm quyền khác, không phải lén lút
bày mưu gian kế tồi để bôi xấu, gạt bỏ đối thủ và cũng không sợ bị loại bỏ, triệt
hạ bởi những mưu bẩn kế hèn.
Do đó
trong mọi xã hội dân chủ, đàng hoàng, minh bạch là đặc tính nổi trội hơn rất
nhiều so với các xã hội phải sống dưới chế độ chính trị độc tài, phi dân chủ.
Nhưng nhìn theo chiều ngược lại, chính cách sống đàng hoàng, tư duy minh bạch
đã đưa dần đến lối sống dân chủ, nền chính trị dân chủ.
Và cũng
suy tới cùng, các nhà chính trị độc tài, dù gian xảo hay ngờ nghệch, cũng là
con người sản phẩm sinh ra từ xã hội. Một xã hội quen lén lút, gian lận, chộp
giật không thể sinh ra được những chính trị gia cao thượng, đàng hoàng, viễn kiến,
dân chủ. Báo chí ma cũng thế. Nó có thể làm chúng ta thư giãn, xả xú-páp thậm
chí bận rộn, hy vọng nhưng không thể giúp chúng ta đi tới dân chủ.
Được
đăng bởi Pham Hong Son vào lúc 01:40
No comments:
Post a Comment