Căng thẳng với Trung Quốc khơi dậy cuộc tranh luận về cuộc chiến Việt Nam
Ian Timberlake, AFP – Rim lược dịch
Ian Timberlake, AFP – Rim lược dịch
26-09-2011
HO CHI MINH CITY — Gần bốn thập niên sau khi cuộc chiến đã từng chia đôi đất nước chấm dứt, một cuộc tranh luận về sự hoà giải dân tộc giữa hai phía đã một thời là thù địch đã nổi dậy vì những căng thẳng trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.
Bất chấp những chính sách của nhà nước Việt Nam nhằm ve vuốt và lôi cuốn đối thủ thời chiến của mình – mà rất nhiều người trong họ đã đào thoát ra được ngoại quốc – những người đã có liên hệ với chính quyền miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ hậu thuẩn vẫn cảm thấy bị nhà cầm quyền cộng sản bêu xấu và nhục mạ.
Nhưng nỗi tức giận gần đây vì thái độ được xem là hung hăng của Bắc Kinh ở vùng biển Nam Hải đã đưa đến việc công nhận công khai công ơn của những chiến sĩ miền Nam – những người đã từng cầm súng đứng lên bảo vệ chủ quyền quốc gia trước nước láng giềng to lớn phương bắc.
Việt Nam, có một sự tranh giành chủ quyền với Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng chứa nhiều dầu khí, đã phản đối điều mà họ cho là sự sách nhiễu, làm khó của Trung Quốc đối với tàu Việt Nam ngay chính trong vùng biển đang còn tranh chấp.
Chính điều này đã làm trổi dậy tinh thần quốc gia và trong những cuộc biểu tình hôm tháng Bảy ở Hà Nội – cái nôi lịch sử của miền bắc cộng sản - người biểu tình đã giương cao tên của 74 người chiến sĩ miền Nam Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến năm 1974 với Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Đó lần đầu tiên “có một sự vinh danh” những người lính miền Nam, một học giả ở Hà Nội người đã từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ông Nguyễn Xuân Diện nói, vốn là điều bất thường ở một đất nước toàn trị Việt Nam.
“Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam nên làm điều đó trước khi người dân làm,” ông Lê Hiếu Đằng, 67 tuổi nói, ông từng là một việt cộng nằm vùng ở miền Nam Việt Nam thời chiến tranh và giờ đây ông làm việc cho Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, là một liên hiệp các tổ chức xã hội được nhà nước liên kết và kiểm soát.
Bất chấp những chính sách của nhà nước Việt Nam nhằm ve vuốt và lôi cuốn đối thủ thời chiến của mình – mà rất nhiều người trong họ đã đào thoát ra được ngoại quốc – những người đã có liên hệ với chính quyền miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ hậu thuẩn vẫn cảm thấy bị nhà cầm quyền cộng sản bêu xấu và nhục mạ.
Nhưng nỗi tức giận gần đây vì thái độ được xem là hung hăng của Bắc Kinh ở vùng biển Nam Hải đã đưa đến việc công nhận công khai công ơn của những chiến sĩ miền Nam – những người đã từng cầm súng đứng lên bảo vệ chủ quyền quốc gia trước nước láng giềng to lớn phương bắc.
Việt Nam, có một sự tranh giành chủ quyền với Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tiềm năng chứa nhiều dầu khí, đã phản đối điều mà họ cho là sự sách nhiễu, làm khó của Trung Quốc đối với tàu Việt Nam ngay chính trong vùng biển đang còn tranh chấp.
Chính điều này đã làm trổi dậy tinh thần quốc gia và trong những cuộc biểu tình hôm tháng Bảy ở Hà Nội – cái nôi lịch sử của miền bắc cộng sản - người biểu tình đã giương cao tên của 74 người chiến sĩ miền Nam Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến năm 1974 với Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Đó lần đầu tiên “có một sự vinh danh” những người lính miền Nam, một học giả ở Hà Nội người đã từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ông Nguyễn Xuân Diện nói, vốn là điều bất thường ở một đất nước toàn trị Việt Nam.
“Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam nên làm điều đó trước khi người dân làm,” ông Lê Hiếu Đằng, 67 tuổi nói, ông từng là một việt cộng nằm vùng ở miền Nam Việt Nam thời chiến tranh và giờ đây ông làm việc cho Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, là một liên hiệp các tổ chức xã hội được nhà nước liên kết và kiểm soát.
Được gây hứng khởi bởi điều xảy ra ở Hà Nội, ông và những nhà trí thức khác ở thành phố Hồ Chí Minh, tức là thành phố Sài Gòn trước đây, đã có buổi lễ tri ân những người Việt Nam “đã hy sinh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam” trong những trận chiến chống Trung Quốc trước đây.
Một cựu chiến sĩ hải quân miền Nam đã từng tham dự trận chiến Hoàng Sa nói sự công nhận này là “một dấu hiệu rất tốt”.
“Những người này đã chết để bảo vệ quê hương, chứ không phải để bảo vệ chế độ Sài Gòn.”
Nằm ở ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh là một nghĩa trang quân đội của miền Nam trước đây. Các đơn vị bộ đội cộng sản đóng ở nghĩa trang này sau chiến tranh đã dọn đi chỗ khác trong những năm qua và công chúng giờ đây được phép đến thăm viếng nghĩa trang trong sự kín đáo.
Nhưng nghĩa trang quân đội miền Nam này trông giống như một đài tưởng niệm chiến tranh chính thức - sự tu sửa bất thường đã không ngăn được cỏ dại mọc tràn lan và trong lúc có những nấm mồ được chăm sóc và trang hoàng với hoa màu sặc sỡ, những nấm mồ khác lại bị phủ với rong rêu và hoang tàn, đổ nát.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, từng là nhân viên của chính quyền miền Sài Gòn và đi Mỹ trong những ngày cuối cùng trước khi cuộc chiến chấm dứt trong năm 1975, nói là nhà cầm quyền nên biến nghĩa trang này thành một đài tưởng niệm chính thức, và có thể thu hút những cựu chiến binh trước đây.
“Bất cứ ai làm được điều này và đọc bài diễn văn ở buổi lễ khai mạc được tham dự bởi những người được kính trọng từ hai bên của cuộc xung đột sẽ có một vị trí bảo đảm trong lịch sử,” ông Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Thạnh Đốn nói.
Ông nói quốc gia không thể hoà giải một cách chân thật khi mà những người chiến đấu cho miền Nam tiếp tục bị xem như là “tay sai bán nước của Mỹ”, hơn là những người chiến đấu trong cái gọi là “một cuộc nội chiến, theo một nghĩa nào đó.”
Việt Nam bị chia ra làm hai, một miền Bắc cộng sản và một miền Nam do Hoa Kỳ hậu thuẩn kể từ khi chấm dứt cuộc đô hộ của thực dân Pháo trong năm 1954 cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi quân đội miền bắc chiếm Sài Gòn.
Hằng trăm ngàn người đã trốn ra khỏi Việt Nam bằng thuyền bất chấp đến sự nguy hiểm tính mạng khi cuộc chiến chấm dứt. Họ đã thành lập một cộng đồng lưu vong gồm khoảng bốn triệu người, đa phần ở Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và châu Âu.
Một cựu chiến sĩ hải quân miền Nam đã từng tham dự trận chiến Hoàng Sa nói sự công nhận này là “một dấu hiệu rất tốt”.
“Những người này đã chết để bảo vệ quê hương, chứ không phải để bảo vệ chế độ Sài Gòn.”
Nằm ở ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh là một nghĩa trang quân đội của miền Nam trước đây. Các đơn vị bộ đội cộng sản đóng ở nghĩa trang này sau chiến tranh đã dọn đi chỗ khác trong những năm qua và công chúng giờ đây được phép đến thăm viếng nghĩa trang trong sự kín đáo.
Nhưng nghĩa trang quân đội miền Nam này trông giống như một đài tưởng niệm chiến tranh chính thức - sự tu sửa bất thường đã không ngăn được cỏ dại mọc tràn lan và trong lúc có những nấm mồ được chăm sóc và trang hoàng với hoa màu sặc sỡ, những nấm mồ khác lại bị phủ với rong rêu và hoang tàn, đổ nát.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, từng là nhân viên của chính quyền miền Sài Gòn và đi Mỹ trong những ngày cuối cùng trước khi cuộc chiến chấm dứt trong năm 1975, nói là nhà cầm quyền nên biến nghĩa trang này thành một đài tưởng niệm chính thức, và có thể thu hút những cựu chiến binh trước đây.
“Bất cứ ai làm được điều này và đọc bài diễn văn ở buổi lễ khai mạc được tham dự bởi những người được kính trọng từ hai bên của cuộc xung đột sẽ có một vị trí bảo đảm trong lịch sử,” ông Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Thạnh Đốn nói.
Ông nói quốc gia không thể hoà giải một cách chân thật khi mà những người chiến đấu cho miền Nam tiếp tục bị xem như là “tay sai bán nước của Mỹ”, hơn là những người chiến đấu trong cái gọi là “một cuộc nội chiến, theo một nghĩa nào đó.”
Việt Nam bị chia ra làm hai, một miền Bắc cộng sản và một miền Nam do Hoa Kỳ hậu thuẩn kể từ khi chấm dứt cuộc đô hộ của thực dân Pháo trong năm 1954 cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi quân đội miền bắc chiếm Sài Gòn.
Hằng trăm ngàn người đã trốn ra khỏi Việt Nam bằng thuyền bất chấp đến sự nguy hiểm tính mạng khi cuộc chiến chấm dứt. Họ đã thành lập một cộng đồng lưu vong gồm khoảng bốn triệu người, đa phần ở Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và châu Âu.
Nhà nước Việt Nam công nhận người Việt sống ở nước ngoài năm 2004 - gọi là Việt Kiều – như là một bộ phận không thể tách rời với cộng đồng dân tộc.
Khi Việt Nam ngày càng dịch lại gần hơn với kẻ cựu thù Mỹ, nhà nước đã cho thi hành những chính sách nhằm dụ dỗ, lôi cuốn người tài giỏi và vốn đầu tư qua những chính sách như cho quyền làm chủ bất động sản, miễn chiếu khán nhập cảnh và chế độ song tịch.
Một phát ngôn viên của nhà nước nói là những chính sách trên áp dụng cho “tất cả người Việt sống ở nước ngoài bất luận là họ có từng làm việc cho chính quyền miền Nam trước đây hay không,” người này còn nói thêm là Việt Kiều đã đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước.
Nhưng ông Đằng ở thành phố Hồ Chí Minh nói là một luật không thành văn đã loại bỏ những người có liên hệ với chính quyền miền Nam trước đây không được vào Đảng Cộng sản. Điều này ngăn cản họ một cách hiệu quả là họ chỉ phục vụ ở cấp thấp nhất trong hệ thống nhà nước hay ở nhiều công ty do nhà nước làm chủ.
Một lá thư ngỏ gởi cho nhà nước được 38 nhà trí thức và chuyên gia người Việt sống ở nước ngoài ký tên tháng rồi nói rằng vẫn còn có “sự nghi ngờ và không tin tưởng họ lan rộng” trong giới lãnh đạo Việt Nam.
“Đất nước và người dân Việt Nam đang đòi hỏi những người lãnh đạo gia tăng sức mạnh quốc gia và sự thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam, trong và ngoài nước, để đáp ứng được nỗi nguy hiểm hiện nay,” lá thư ngỏ viết, ám chỉ Trung Quốc.
Ông Đằng nói cả hai phía khẩn thiết phải vượt qua sự nghi ngờ trong họ, nếu không “chúng tôi không thể tạo nên sức mạnh” để chống trả với quyền lực của Bắc Kinh.
“Cuộc chiến tranh đã chấm dứt hơn ba mươi năm nhưng vấn đề hoà giải quốc gia vẫn là một vấn đề nóng bỏng,” ông nói.
© DCVOnline
Khi Việt Nam ngày càng dịch lại gần hơn với kẻ cựu thù Mỹ, nhà nước đã cho thi hành những chính sách nhằm dụ dỗ, lôi cuốn người tài giỏi và vốn đầu tư qua những chính sách như cho quyền làm chủ bất động sản, miễn chiếu khán nhập cảnh và chế độ song tịch.
Một phát ngôn viên của nhà nước nói là những chính sách trên áp dụng cho “tất cả người Việt sống ở nước ngoài bất luận là họ có từng làm việc cho chính quyền miền Nam trước đây hay không,” người này còn nói thêm là Việt Kiều đã đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước.
Nhưng ông Đằng ở thành phố Hồ Chí Minh nói là một luật không thành văn đã loại bỏ những người có liên hệ với chính quyền miền Nam trước đây không được vào Đảng Cộng sản. Điều này ngăn cản họ một cách hiệu quả là họ chỉ phục vụ ở cấp thấp nhất trong hệ thống nhà nước hay ở nhiều công ty do nhà nước làm chủ.
Một lá thư ngỏ gởi cho nhà nước được 38 nhà trí thức và chuyên gia người Việt sống ở nước ngoài ký tên tháng rồi nói rằng vẫn còn có “sự nghi ngờ và không tin tưởng họ lan rộng” trong giới lãnh đạo Việt Nam.
“Đất nước và người dân Việt Nam đang đòi hỏi những người lãnh đạo gia tăng sức mạnh quốc gia và sự thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam, trong và ngoài nước, để đáp ứng được nỗi nguy hiểm hiện nay,” lá thư ngỏ viết, ám chỉ Trung Quốc.
Ông Đằng nói cả hai phía khẩn thiết phải vượt qua sự nghi ngờ trong họ, nếu không “chúng tôi không thể tạo nên sức mạnh” để chống trả với quyền lực của Bắc Kinh.
“Cuộc chiến tranh đã chấm dứt hơn ba mươi năm nhưng vấn đề hoà giải quốc gia vẫn là một vấn đề nóng bỏng,” ông nói.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) China tensions rekindle Vietnam war debate. AFP, 26 September 2011
(1) China tensions rekindle Vietnam war debate. AFP, 26 September 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment