Tuesday, December 28, 2010

HỘI THẢO GÓP Ý CHO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI 11 (6)

Tài liệu tham khảo:

(03h42’11”)
Trần Phương: Vâng, cám ơn anh Trung. Mời anh Sâm!

GS Đào Xuân Sâm (cựu trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố tổng bí thư Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng):
Kính thưa các anh, các chị! Tôi từ sáng đã được nghe rất nhiều ý kiến rồi, có thể nói là rất chia sẻ với những ý kiến, băn khoăn và những cái diễn giải. Và như vậy có thể nói thế này, quả là vấn đề của đất nước cực kỳ bề bộn. Nếu nói trong khu vực công, khu vực Đảng và Nhà nước thì không có cái gì rõ ràng ngăn nắp cả. Tất cả đều ngổn ngang hết. Còn trong khu vực liên doanh thì có khác, có cái là ta làm ăn có nơi có chốn rồi, có trật tự rồi còn khu vực đảng, nhà nước và khu vực công thì cực kỳ ngổn ngang.
Thì tôi xin trở lại tiếp ý anh Trần Phương nói lúc đầu đụng đến nền tảng tư tưởng, cương lĩnh đường lối thì những năm gần đây tôi có dịp ngồi lại, nghĩ lại cả cuộc đời của mình gắn với cái đất nước này từ cái thời Cách mạng Tháng Tám sau là những sự nghiệp xây dựng kinh tế, giáo dục, văn hóa các thứ thì có thể tôi ngồi nghĩ lại thì có thể nói thế này. Trong đó gần đây thì tôi thấy có điều mà mình tự lý giải. Thưa các anh các chị, chúng ta nói đây nói với nhau thôi chứ biết rằng những người biên tập, làm văn kiện không nghe đâu. Mà có nghe cũng không sửa được đâu, biết cái đó cũng rất là đau, mà cũng phải nói.
Cái thứ hai là, phải nói với nhau vậy, tâm sự với nhau vậy, chúng ta còn mất quyền nói to hơn nữa, nói với quốc dân, không được lên tiếng với quốc dân. Cấm! Tức là ban bí thư cấm, ban tuyên huấn cũng ra thông tin cấm. Thế thì ghê gớm quá. Thôi nhưng mà biết vậy, cho nên có khi là chúng ta phải nói với nhau và như tôi nghĩ đó là đến độ phải nói để người sau, lớp sau trẻ hơn chúng ta gửi gắm lại cho đời sau. Mà hình như trong cái hội năm nay là cái lớp trẻ ít quá. Cho nên không có đâu, gần như không thấy, có anh 50, có anh không biết có được 50 không? Thôi thì thế…
Bây giờ tôi xin nói một điều thế này thôi này. Tại sao nó rơi vào cảnh ngổn ngang thế? Tại sao văn kiện Đại hội nó bề bộn thế, nó lổn nhổn thế? Rồi tại sao cái cuộc đổi mới nó có cái mặt thành công rất rực rỡ mà tôi nói là anh anh …  nhiều anh có nói rồi đấy. Tức là trong suốt 30 năm giời, từ năm 79 khai mở đổi mới cho đến bây giờ, là cái dòng chảy từ bỏ mô hình XHCN nhà nước cũ mà nền tảng của nó thì như anh Trần Phương nói rồi. Lý luận về Cách mạng XHCN trong thời kỳ quá độ, cách mạng vô sản, đẻ ra CNTB nhà nước, TBXH, … TBCNXH nhà nước, cái gì cũng nhà nước hết, công hết, nhà nước hết. Thì cuộc đổi mới là gì, từ bỏ cái đó, mà chuyển sang kinh tế thị trường, thiết chế nhà nước pháp quyền và (…). Thì cái dòng chảy đó là chủ lưu trong cuộc đổi mới trong 30 năm nay, mà đã tạo ra được khu vực dân doanh rất rộng lớn.
Bây giờ là 90% dân số … lao động … dân số rồi và đấy cũng là cái tương lai, màu sáng của đất nước. Tương lai. Không có cái đó thì không biết bây giờ chúng ta sống thế nào nữa, vì bên khu vực nhà nước phá phách dữ quá. Phá phách dữ quá! Thế đấy là một cái tôi muốn… Thế thì tại sao bây giờ đất nước ta đổi mới có thành công mà lại có cái khu vực tiêu cực đến như thế? Và tại sao ngổn ngang như thế? Thì có thể có vấn đề từ nền tảng tư tưởng, có vấn đề từ … mà mà tôi muốn nói là, gần đây tôi nghĩ ra, tôi dùng thuật ngữ này: là kiểm kê lại cái hành trang của Đảng về tư tưởng lý luận và đường lối. Tại sao ông nói thế, bởi vì thế này này. Nếu nói nền tảng tư tưởng của Đảng xưa nay hiểu thì trong đó là thánh cả đấy. Không có cái gì sai đâu, đúng không? Nhưng mà tôi muốn nói cái hành trang của anh, trong hành trang tư tưởng lý luận, đường lối của anh có cái mạnh, khá, có cái hỏng. Thì đấy là tôi xin lưu ý, tôi xin phép được nói một chút về cái quá trình ta nói từ Đại IV… (có tiếng nói xen vào).
Nước ta, Đảng ta có một cái thế mạnh cực lớn là có ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng, trong chiến tranh. Và còn để lại cả di chúc cho công cuộc xây dựng và công cuộc đổi mới. Thế thì ta trở lại hành trang của Đảng ta nhé. Trong Đại hội IV, hành trang của Đảng có thể nói là trong hành trang của Đảng đừng nên nói là chủ nghĩa Mác – Lênin, là vì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái không bao giờ có. Chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam không bao giờ có nguyên bản, nguyên gốc trực tiếp chi phối cách mạng Việt Nam, không có đâu. Không có ông nào Mác học cả, không có cái đó mà đều qua cái du nhập, cái gốc Việt Nam du nhập. Thì trong du nhập có hai nguồn. Một là du nhập Hồ Chí Minh và Đảng ta trong cả quá trình cách mạng. Tức là từ cái lúc Việt Nam trải nghiệm cách mạng rồi tiếp thu tinh hoa của nhân loại trong đó tinh hoa của chủ nghĩa Mác – Lênin là cái điều rất cơ bản, mà hình thành trong đó. Cho nên đó là một cái.
Trong hành trang của Đảng, tôi nói là Đại hội IV có hai văn kiện quan trọng nhất. Một là di chúc Hồ Chí Minh. Hai là văn kiện Đại hội IV thì văn kiện Đại hội IV, là GS Trần Phương đã nói rất gọn rồi, văn kiện đó là gì? Là chủ trương theo tư tưởng cách mạng vô sản trong thời kỳ quá độ chuyên chính vô sản. Mà tôi nhớ là, có lẽ tôi đọc lại câu nguyên văn cho các anh các chị nghe có khi lâu ngày quên đi mất, là thế này nhé: “Đường lối của chúng ta là gì? Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, công nghiệp hóa, cách mạng tư tưởng văn hóa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và kết hợp kinh tế trung ương, địa phương sớm xây dựng nước ta thành nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”. Tức là một nước phi dịch vụ và phi thương mại, một nước là phi tư hữu, chỉ có công hữu thôi.
Đấy là Đại hội IV đấy nhá, nguyên văn Đại hội IV. Đại hội IV đấy là cái gì? Hành trang đó là bài học nguyên văn, nguyên bản từ mô hình CNXH nhà nước Liên Xô mà phải nói cái cơ bản là của Stalin. Trước Stalin là Lênin là còn có (…) nữa cơ. Thế mà còn Mác thì mới dự báo xa xôi đến thiết chế đầy đủ là ta kiểu đấy là du nhập. Như thế phải nói là có cái điều các anh hết sức chú ý. Di chúc Hồ Chí Minh viết nói về tương lai xây dựng đất nước như thế nào và cuộc đổi mới và với cái Đại hội IV thì di chúc Hồ Chí Minh có hai điều mà không biết các anh các chị có để ý không. Có nhiều người có lẽ không để ý nhưng hôm nay có lẽ có anh đọc rồi. Một là nói về thế giới nó thế nào, thì ông nói rằng mong cuối cùng của ông là xây dựng nước Việt Nam, toàn đảng toàn dân đoàn kết phấn đấu chứ không phải là giai cấp đấu tranh, đoàn kết phấn đấu. Đến lúc Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh chứ không phải là xã hội công bằng, dân giàu nước mạnh văn minh rồi linh tinh. Dân chủ, một quốc gia dân chủ và giàu mạnh, cơ bản lắm. Một quốc gia như thế.
Thế còn anh gọi nó là CNXH hay không là CNXH, tùy anh. Ông không nói. Di chúc Hồ Chí Minh không khẳng định ta phải tiếp tục con đường XHCN của Liên Xô mặc dù Liên Xô nó còn mạnh và Đảng ta đã du nhập cái mô hình Liên Xô, nhưng Hồ Chí Minh di chúc không hề khẳng định điều đó, mà đưa ra một cái khác về con đường, có thể gọi là CNXH hay là không thì tùy, nhưng mà con đường phải là thế. Đồng thời còn có điều rất quan trọng nữa. Hồ Chí Minh tiên tri cuộc đổi mới cũng trong di chúc thôi, nói rằng cái công việc xây dựng đất nước tương lai rất to lớn, nặng nề phức tạp và cũng rất vẻ vang. Nó có hai điều quan trọng. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại cái gì đã cũ kỹ hư hỏng  để chọn những cái mới mẻ tốt tươi. Mà để thành công trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, (ông ấy nói là “cuộc chiến đấu khổng lồ-“đổi mới” đấy) thì phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân. Thế là cách mạng dân tộc và dân chủ chứ không phải cách mạng giai cấp. Còn Đại hội IV là cách mạng giai cấp. Thì tôi nói thế để lưu ý các anh các chị như thế này này. Như thế là ngay Đại hội IV, trong hành trang của Đảng ta về tư tưởng và đường lối là có hai văn kiện đó mà căn bản khác nhau. Mà lúc ấy lúc thời 76 đấy, hầu hết trong Đảng đắm đuối vào cái “cách mạng vô sản”, say mê cách mạng vô sản, niềm tin vào Liên Xô các thứ, là say mê cái đó, quên nghĩ đến di chúc cho nên mới đổi tên Đảng, tên nước luôn. Đó là lầm lẫn của Đảng. Trí tuệ của Đảng lúc ấy còn thấp quá, còn cách xa Hồ Chí Minh nhiều quá. Cái đấy là một cái.
Hành trang đó, tôi nói lại là giữa Đại hội IV và di chúc Hồ Chí Minh căn bản khác nhau. Điều thứ hai nó lại oái oăm thế này là hai cái đó đều có chiều sâu trong tư tưởng lý luận hành trang của Đảng. Bởi vì cái cách mạng vô sản đó, các anh nhớ quá rồi, ít nhất là kể học từ năm  55’ và biết bao nhiêu lần đi học, du nhập giáo khoa rồi tuyển tập các thứ, dạy dỗ các thứ rồi là bằng cấp nọ kia là đều trên cơ sở  nó cả. Mà cái hành trang đó đến bây giờ vẫn còn trong trù bị đại hội 11. Chứ đứng nói là nó nông cạn đâu. Tức là trong khối tư tưởng lý luận, chuyên trách về công tác lý luận là ăn rất sâu, có những người gần như coi như đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, nguy hiểm đến như thế. Thế còn cái di chúc Hồ Chí Minh là chúng ta đắm đuối quá về cái này rồi. Cho nên rất chậm hiểu về di chúc Hồ Chí Minh, rất chậm hiểu, và thậm chí cái người mà đắm đuối vào cái kia còn đưa ra cảnh báo rằng đừng mang tư tưởng Hồ Chí Minh mà phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin. Ý là cương lĩnh, các Đại hội vô sản đấy, mà tôi nghĩ đấy không phải chủ nghĩa Mác Lênin, đấy là dự báo của chủ nghĩa vô sản có nhưng mà còn có nhiều cái nữa chứ. Đâu phải chỉ có một cái đó. Đấy là tôi nói điều thứ nhất. Là cái hành trang của Đảng ta ngay từ đầu nó có vấn đề lớn như thế, mà rất tiếc là chúng ta chậm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh quá mặc dù là quốc dân hiểu, quốc dân đi trong cái dòng đấy. Hồ Chí Minh dự báo, dự kiến là dự kiến theo tất yếu lịch sử mà quốc dân sẽ đi, chứ không phải là theo (…) đâu, mà đấy mới là cái cơ bản…
Điều thứ hai là cái hành trang đó đã được kiểm nghiệm suốt 30 năm nay, tức là từ năm 79 cho đến bây giờ, từ khi (…) cuộc đổi mới thì có thể nói thế này. Cái trải nghiệm thứ nhất là từ 79 cho đến 90 tức là … 90 là ta tạo lập được nền kinh tế hàng hóa, từ bỏ hẳn mô hình cũ sang nền kinh tế hàng hóa, một cái thành công ghê gớm chứ. Thì lúc ấy có thể nói là có ba sự kiện đáng chú ý. Một là đường lối Đại hội IV thất bại căn bản. Bây giờ phải nói thế, từ 76 triển khai, 79 khủng hoảng khủng khiếp không chịu nổi rồi. Thế là phải… Hoặc là bất ngờ tưởng rằng niềm tin vào Liên Xô, niềm tin vào đường lối, niềm tin nọ kia mà chỉ có ba dòng (?) thôi. Đấy là đường lối căn bản sai. Lúc ấy chưa nói … vì lúc ấy nói là vội quá chứ không phải sai. Bây giờ phải nghĩ lại có người nói…(không nghe rõ). Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là sai rồi thì với cái truyền thống của quốc dân nước này, của cái dân này, của cái Đảng này của ta thời cách mạng sôi nổi đi qua thì phải nói là công phá rất sớm cái khai phá đổi mới.
Phải nói là (đoạn này nghe không rõ). Đại hội VI bước vào đổi mới thôi chứ khai phá lúc ấy tại sao không làm được thì thưa các đồng chí là quốc dân bức xúc. Nông dân không chịu được chính sách hợp tác tập thể, phải phá bỏ, dân thành phố không chịu nổi cái cấm đoán lưu thông mà phải làm ăn, buôn bán. Thế mà gặp cái trào lưu, tất cả các nước XHCN lúc đó, cái thời đó đều bắt đầu công phá vào chế độ xã hội nhà nước và chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập, rồi dân chủ hóa nữa. Như thế phải nói thế này này: cái đột phá đổi mới đó đi đến thành công năm 89-90, nó rất trùng với cái dự báo của Hồ Chí Minh trong di chúc. Tức là vào cái việc CNXH đi theo con đường mới mà Hồ Chí Minh nói … quan niệm khác. Thứ hai: lập tức (…) đổi mới, mà đổi mới là to lớn lắm, đổi mới khổng lồ tức là gai góc lắm. Thì đấy tôi nói là trải nghiệm lớn nhất.
Như thế là cái trải nghiệm đầu tiên 10 năm thành công được là vì từ bỏ cái đường lối của Đại hội. Nhưng mà tôi nói từ bỏ là ta nói thôi, trên thực tế là từ bỏ thôi nhưng trên văn kiện thì chưa bỏ được.. Văn kiện Đại hội VI mới chỉ sửa kinh tế, thì đấy là cái trải nghiệm thứ nhất.
Cái trải nghiệm thứ hai khó hơn, đến Đại hội VII thì văn kiện Đảng gồm có những cái gì. Là đã có nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh rồi. Lúc ấy đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng rồi, lại có cương lĩnh, có chiến lược, có  … gần như bây giờ. Thế là bắt đầu một cái loại Đại hội mà văn kiện ngổn ngang, nhiều thứ quá. Thì đấy thưa các đồng chí lại có tư tưởng Hồ Chí Minh trong cái hành trang của Đảng, lại cương lĩnh 91, cương lĩnh 91 là kế thừa cái tư tưởng của Đại hội IV. Tức là với tinh thần là kiên trì CNXH mà theo quan điểm cũ của Liên Xô. Liên Xô thất bại đánh giá (… ) thất bại là vì không kiên định mô hình đó mà muốn sửa thì là thất bại. Do đó mà ta phải kiên trì, thì cương lĩnh kiên trì còn chiến lược là cái mở bắt đầu, như thế là lại khập khiễng, lại khập khiễng.
Cái lãnh đạo thời kỳ đó không đủ bản lĩnh để chọn lựa cho Đảng một con đường nhất quán. Mà thưa các đồng chí, lúc đấy tôi ở tổ biên tập cương lĩnh phải nói thế này này. Tổ biên tập cương lĩnh làm việc đến gần như đến năm cuối thì giải tán, không kèn trống. Và các lãnh đạo tập hợp một số đồng chí viết cương lĩnh bây giờ, thế còn anh em nghiên cứu nghĩ ra được có ba phương án. Kinh tế bây giờ là một. Cái thứ hai là: không có xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, (mà là) xây dựng đất nước trong thời kỳ lịch sử mới. Thế là muốn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh đấy. Cái thứ ba là có một số kiến nghị là trở về cách mạng dân chủ nhân dân thế nhưng mà chọn lựa của các anh  lãnh đạo là cương lĩnh 91. Thì đây lại là một cái hành trang khập khiễng tức là vương vấn cái tư tưởng cách mạng vô sản mà không hề diễn ra trên thế giới. Ở đâu diễn ra thì nó thất bại, cuối cùng Liên Xô tan vỡ thôi. Thì là vương vấn cái đó đấy. Thì lại trải nghiệm từ 91 cho đến bây giờ thì xin thưa các đồng chí tôi nói tóm tắt thôi. Cái dòng chảy sang kinh tế thị trường là bất khả kháng, là quốc dân, là hâm mộ, là cái dòng chảy của thời đại, là hội nhập không thể cản được. Thì đấy cái dòng chảy đó rất là lớn. Bây giờ có nền kinh tế khu vực ngoài quốc doanh lớn như thế. Thế là một. Nhưng mà khu vực công. Đảng và nhà nước và khu vực công thì trở lại cũ, trở lại con đường cũ, cực cũ. Tức là giữa công hữu nặng nề nhưng mà quan trọng nhất Đảng, nhà nước lại trở về cái lãnh đạo toàn diện tuyệt đối, tập trung, chi phối tất cả, tất cả bao cấp, bảo lãnh, xem nó là của công là hư hỏng. Thì ở đây nói là, chính cái hành trang đó, một bên thì dân ta, một phần lớn trong Đảng ta ủng hộ khu vực tư, tranh đấu để (…) đấy là một (…) một bên một phần của Đảng lãnh đạo,(…) thế là o bế khu vực nhà nước. Và o bế cái quyền nhà nước, Đảng, nhà nước … phải nói quyền lực là vô cùng, không giới hạn gì hết. Đảng, nhà nước muốn làm gì thì làm chứ không hề có luật nào khống chế cả.  Thế là … cực đoan hơn cả thời CNXH nhà nước và Liên Xô cũ.
Đấy là tôi nói tắt thế thôi. Chứ ở đây tôi xin nói điều thế này này, vậy cái điều thực tế đó nó kiểm nghiệm hay khẳng định cương lĩnh, tôi nói riêng cương lĩnh thôi, thì có 5 điều mà thực tế đó cho là với thực tế đó thì cương lĩnh sai. Thứ nhất là mở mang dân doanh như vậy đến cái chỗ  bây giờ là cái điểm nương tựa của quốc gia, cái chỗ dựa của quốc gia, cái chỗ tồn vong quốc gia phải dựa vào đây. Nếu cái khu vực công mà cứ phá như thế thì làm sao mà sống được, thế thì khu vực công của ta như thế, khu vực tư của ta như thế qua nhiều vất vả và lớn lên như thế rồi thì liệu là cương lĩnh đúng hay sai. Cương lĩnh căn bản sai. Cương lĩnh cho là khu vực này là phải thu hẹp, phải xóa bỏ vì cho đây là phi XHCN, kia là CNTB thế là cương lĩnh sai.
Thứ hai là thất bại khu vực công và nhà nước. Đảng, Nhà nước suy thoái, tham nhũng, quan liêu là cương lĩnh đúng hay sai. Tôi cho là ý các anh nói về chủ đạo là rất đúng. Nói về chủ đạo là cái gì? Chủ đạo có đặc quyền đặc lợi. Đảng, Nhà nước đặc quyền đặc lợi, muốn làm gì thì làm rồi là khu vực công cũng đặc quyền đặc lợi chứ không còn là chung, không còn là chung nổi. Đứng ngoài luật thương mại, đấy là cái thứ hai cương lĩnh đúng hay sai?
Cái thứ ba là suốt 20 năm không  bao giờ gỡ nổi thế nào là CNXH. Anh Trần Phương nói rồi, ông Trần Văn Dậu (…). Thế là bản thân cái vấn đề đường lối, mỗi mục tiêu không nói rõ được là gì? Mà tôi cho là có lẽ cũng nói khác thế này cơ. Cái mà cương lĩnh cho là CNXH thì quốc dân không ai chấp nhận, tức là sáu đặc trưng đó, không ai chấp nhận được, thế là hỏng, vứt đi, phải vứt đi. Người ta nói thế này này, là cương lĩnh là gì, là giữ nguyên mục tiêu CNXH cũ, rồi thì lùi về thời kỳ quá độ rồi cho mở mang rồi sau này ta lại làm thế thôi. Thì đấy là cái điều thứ ba trên mặt trận truyền bá tư tưởng lý luận, giáo dục lý luận chính trị thất bại, suốt 20 năm thất bại, mà bây giờ như thế nào chắc là các anh các chị đều chứng kiến cả. Thế là phải dùng cái cách là độc quyền thôi, độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, chụp mũ. Và tất cả các anh nào viên chức nhà nước thì là phải đi học cưỡng bức ba chứng chỉ. Từ 1, 2, 3 chứng chỉ, bây giờ là chứng chỉ chính trị (…) thì cốt là những cái anh đi học cũng giả dối, tức là gì, đi lấy chứng chỉ cho nó xong đi. Thế là học ở cái lớp mà có khi thi ở ngoài uán cho xong đi. Tức là giả dối như thế. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Đến đây là cái thứ ba.
Thứ tư là chính văn kiện Đại hội đã điều chỉnh cương lĩnh (…) điều chỉnh một phần .. rất lớn, anh Phương nói rồi. Bây giờ giữ … lại .. Đảng (đoạn này không nghe rõ), lại khôi phục lại công hữu, và nhiều thứ công hữu và pha trộn đối với linh tinh của dân chủ, của này khác. Thành ra tôi phải nói thế này. Đấy là cái thứ tư, cái gọi là văn kiện Đảng đã điều chỉnh rồi.
Cái thứ năm, áp sát (?) thực tế. bây giờ quốc doanh coi vẫn là luật riêng, không là luật chung được. Năm 2005 bảo có luật chung không vào được, ân hạn cho 5 năm, năm nay bảo là phải vào đây này lại không vào được. Thế thì bây giờ có không? Có thành công ty cổ phần nữa không hay là rất gay cấn không vào được. Mà tại sao không vào được? Là vì ở quốc doanh, ở cái khu vực sướng quá, đặc quyền đặc lợi, cái gì cũng hưởng cả. Thế là không những nhà nước (… ) mà nhà nước, cấp trên cũng sướng, mà cấp dưới cũng sướng. Trong khu vực này rất khó tìm thấy động lực đổi mới. Nó át đi mất rồi. Tức là bây giờ thành lợi ích rồi. Thì đấy là .. Tôi phải nói thế này, thực tế như thết mà vẫn dám viết cương lĩnh như thế, những cái khủng khiếp như thế, cho nên là tôi thấy là … hơi dài. Xin tóm lại văn kiện Đại hội này, anh Việt Phương có nêu kiến nghị thì đúng là ngổn ngang quá. Mà đi họp Đại hội thì tôi có được đi họp Đại hội VII một lần, tôi thấy có điều như thế này, văn kiện nhiều đến nỗi là chỉ có những loại chuyên môn đóp góp vào biên tập như chúng tôi thì mới biết thôi. Chứ còn ông có họp trung ương cũng chưa chắc đã biết. Còn cái ông đại biểu thì không biết nó là cái gì cả.
Thứ hai là bầu nhân sự, bầu nhân sự. Mình đi bầu, bầu một trăm rưởi ông thì mình có biết mò gì đâu, tôi có quen biết gì thì cũng chỉ đến được ba chục ông là cùng, thế là bầu mò cho nên Đại hội là tiểu hội mà là giả, không dân chủ được. Cho nên nó là cái bi kịch cái Đảng là như thế, về .. (không nghe rõ).
Cuối cùng tôi nói thế này, cái bài toán, cái cảnh ngộ hiện nay của nước ta nó suy đồi nếu nói là từ nhiệm kỳ lãnh đạo Đại hội VI đã bắt đầu đi vào con đường suy đồi rồi, rất khó gỡ. Bây giờ tìm nhân tố tháo gỡ trong khu vực lãnh đạo cao không có, không có nhân tố. Thế bây giờ trông dựa vào quốc dân, dựa vào quốc hội, dựa vào quốc dân, có thể có cái chỗ dựa đấy, tìm về hướng nào? Có thể các anh các chị nói mãi rồi. Mà cũng không loại trừ khả năng là chúng ta phải chịu cái đau đớn này nhiều năm, kinh tế tàn lụi đi, xã hội đau đớn đi thì lúc đấy nó mới … (có tiếng nói xen: “bùng nổ”) … mới cướp được hành trang ghê gớm kia. Nó khó thế. Thế còn nếu nói bây giờ (nói nhỏ, không nghe rõ hết). Nhà nước phải độc lập. Và đảng đừng có bao giờ cũng đứng trên Quốc hội (…). Thế rồi đảng và nhà nước đừng có lăn vào doanh nghiệp để mà ăn chia nữa (…)

(04h07’00)
Trần Phương: Anh Tiệm nói phải không? Hình như chị Lan có đăng ký phải không ạ? Vâng, thôi thế thì để nhường cho ông Tiệm đã.

GS Phan Văn Tiệm (cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính)
(Do quá nhiều đoạn nói không mạch lạc, nghe bị đứt đoạn, nên đành bỏ)

Trần Phương: Bây giờ đến mời chị Lan!

(04h 21’42”) Phạm Chi Lan: (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS)
Thưa các anh, hôm nay đã được đến đây, đã được nghe rất nhiều từ sáng đến giờ, được ăn rồi thì giờ cũng phải nói một chút không có rồi là không trả được những cái mà các anh đã cho cho buổi hôm nay. Thì có lẽ tôi cũng chỉ xin nêu mấy điều.
Điều thứ nhất là cảm nhận chung về mấy văn kiện này mà được đọc. Tôi cũng được hôm trước được anh Việt Phương cho một tập sau cái quyển này thành ra cũng có thời gian đọc một chút. Hơn nữa trong thời gian vừa qua thì tôi cũng đi về địa phương khá nhiều. Mà tôi thì cũng vẫn thích đi và hay được các địa phương gọi đi về báo cáo về chuyện này, chuyện khác, về hội nhập rồi về phát triển doanh nghiệp này khác.
Thì trong khi đi về thế thì lại được dịp nghe nhiều người ở các nơi, kể cả lãnh đạo của các địa phương và họ đã đọc, họ đã chuẩn bị cho Đại hội Đảng địa phương, và đã đọc những cuốn như thế này thì đều có một cảm nhận chung mà trong đó rất nhiều điều các anh bình luận từ sáng đến giờ thì những người ở các địa phương họ cũng có một cái bình luận tương tự và có một câu hỏi rất nhiều người họ hỏi tôi.
Khi họ gặp riêng họ hỏi: “Chị ơi, thế cái cậu viết cái này ra, cậu ấy tin cái này là thật à? Không tin là thật à, đến bây giờ vẫn còn tin, vẫn còn để như thế này à?” Đấy là một câu hỏi mà là một sự ngạc nhiên của không ít các vị lãnh đạo các địa phương, toàn là cái tầm ở tỉnh uỷ viên họ hỏi câu hỏi như vậy. Thế còn trong số doanh nghiệp hoặc là những người mà họ cũng có nghiên cứu, họ có đọc một chút họ cũng hỏi thế. Họ ngạc nhiên là đến bây giờ mà còn đưa những câu như thế vào và để một cái cách hết sức là vững chắc như thế này và họ cũng đều biết là bây giờ ra hỏi ý kiến thôi chứ mọi sự đã an bài rồi. Không thay đổi được gì nữa.
Thế vấn đề ở đây là thế này, như anh Trần Phương đã nói, bây giờ là rất khó có thể thay đổi được và đưa ra những cái điều nó không có thật nhưng vẫn cứ nói theo cách đó nhưng mà nếu chúng ta cứ giữ thế này thì sẽ đặt vấn đề là đứng trước người dân, thì người dân người ta sẽ tin ở mình như thế nào đây? Như vậy là rõ ràng nói một đằng, làm một nẻo. Như anh Trần Phương đã phân tích rất rõ điều đó rồi. Thì người dân người ta sẽ tin như thế nào đây ở lãnh đạo khi mà lãnh đạo đưa ra đường lối toàn những cái từ rất to tát, nào là cương lĩnh, nào là báo cáo chính trị, nào là chiến lược mà lại có những điều đưa ra nó không thật như vậy thì người dân người ta sẽ nhìn, sẽ tin như thế nào về lãnh đạo.
Hai nữa là về phía cộng đồng quốc tế cũng vậy, những người bên ngoài người ta sẽ hiểu như thế nào về mình đây? Đối với những cái điều đưa ra như thế này, những cái mà như anh Lược đã nói rất đúng, là cả một thế giới nó biến động như thế này, nó thay đổi, nó đang đi theo hướng này mà mình nói những cái trật khấc hết cả, nói những cái nó lạc hậu, nó xa xôi, nó cũ kỹ như vậy. Thì một là người ta đánh giá là mình dốt, là mình ngu muội đến bây giờ mà đi hiểu thế giới theo cái cách như thế, định hướng đường hướng phát triển của mình theo cái cách như thế. Hai là (…) cũng lại cho là mình giả dối nốt. Thế thì bây giờ trong thế giới hiện nay người ta có muốn chơi với những người ngu muội hay không, người ta có muốn chơi với người giả dối hay không? Trong khi mình tuyên bố là mình muốn làm bạn với tất cả. Để người ta tin được mình là bạn thì ít nhất những cái điều mình nói với nhau và nói với thiên hạ thì phải nói điều cốt lõi nhất, mình phải nói thật được chứ. Vâng, để cho người ta nghe được chứ. Nếu người ta nghe mà người ta hiểu mình vẫn công nhận khối XHCN như vậy rằng mình thích mô hình của Bắc Triều Tiên à?
Ấy là nếu nói về chuyện Bắc Triều Tiên thì tôi nói thật, vừa rồi đi vào trong Nam thì cũng có một vài người người ta nhận định cũng … , người ta nói đùa người ta bảo: “Ông Kim con bây giờ là không khôn bằng lãnh đạo Việt Nam, đưa một phát thằng con 27 tuổi lên ngay đại tướng. Ráng cho nó đi “luân chuyển” lấy một ít xong rồi hãy lên (nhiều tiếng cười lớn) thì hơn. Không biết học Việt Nam, thế mới khôn, phải cho nó đi luân chuyển một ít đi đã, chứ cho thẳng lên như vậy thì không được”. Đấy, thiên hạ cứ bình luận như vậy đấy ạ. Thành ra tôi nghĩ là chắc là..(có tiếng xen vào). Vâng, Việt Nam khôn hơn. Luân chuyển vài vòng rồi lên là nó có vẻ ổn hơn. Ít nhất là nó còn đỡ. Thì đấy, tôi muốn nói điều đó mặc dù biết lúc bấy giờ có lẽ là không .. không sửa được hoặc rất khó sửa. Nhưng mà có lẽ lãnh đạo hay là Đại hội phải thực sự nghĩ đến cái chuyện đó. Nếu đưa ra một cái này thông qua thì nó sẽ ra làm sao đây?
Ngay cả giải pháp mà anh Việt Phương đề xuất là thôi thì sau này có một nghị quyết nó khác đi, nó không nói thế này. Nhưng mà dù sao đi nữa những văn bản chính thống đây mà đưa ra thành những cái chính thống để dẫn dắt đường cho phát triển thì sẽ rất là nguy. Thì bây giờ cái lòng tin nói thật là, trong xã hội bây giờ cái lòng tin ở chúng ta, ở lãnh đạo rồi ở tất cả những cái đường hướng ra sao, như thế nào thì các anh cũng biết cả rồi không cần phải nói nữa. Nhưng mà lại thêm một cái mà chúng ta coi là sự kiện quan trọng để nó đưa ra định hướng trong phát triển thời gian tới mà ta tiếp tục mất lòng tin theo kiểu như thế này nữa thì sẽ rất khó.
Đấy là ý thứ hai tôi cũng muốn nói ở khía cạnh là nếu như thông qua như thế này thì cũng không.. không, có lẽ anh Trần Phương cho rằng có thể nó vô hại thì người ta không thực hiện thế đâu. Không phải đâu. Những cái điều gì mà đám lợi ích người ta lợi dụng được để mà tiếp tục áp lực có lợi cho người ta thì người ta lợi dụng tối đa.
Tôi nói ví dụ cái chuyện các tập đoàn kinh tế nhà nước mà ta kinh doanh đa ngành thì có mấy lần tôi cũng đi tham gia họp hành, tôi cũng nói là làm như thế này thì không thể được, tôi phân tích các thứ, thì các ông bảo: “Không, chúng tôi thực hiện nghị quyết Đại hội vì trong nghị quyết Đại hội X đã ghi là các tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành. Thế thì tôi phải theo nghị quyết Đại hội”. Thế tôi nói là trong nghị quyết ấy cũng nói rõ là kinh tế nhà nước tập trung vào làm kể tên ra mười mấy ngành này nhưng ông bảo không có một câu nữa là kinh doanh đa ngành, thì đây là tôi thực hiện nghị quyết Đại hội.
Thế đấy, người ta túm lấy cái gì có lợi cho người ta thì người ta tận dụng tối đa. Bất chấp vì lợi ích chung, thành ra không thể để nguyên được, không phải cứ để thế này mà rồi không thực hiện đâu. Những cái mà tốt cho xã hội thì chưa chắc đã thực hiện. Như các anh đã nêu ra những yêu cầu là phải kiểm điểm lại, xem lại những cái rất quan trọng mà không thực hiện được. Thì có thể những cái tốt thì không thực hiện. Nhưng mà những cái điều mà có lợi cho những nhóm lợi ích mà bây giờ những nhóm lợi ích nó lại là có thế lực rất là mạnh. Có thế lực rất mạnh, thành ra họ vẫn có thể họ tận dụng để họ áp dụng theo những gì có lợi cho họ. Thành ra là cái việc sửa dù không …, đến bây giờ dường như quá khó rồi nhưng mà chắc chắn phải cân nhắc điều đó chứ không dễ dàng đâu.
Thưa anh Trần Phương, nhân đây cũng nói thêm câu mà ban nãy anh nói về “quả đấm thép” ấy mà. Thì cái quả đấm ấy bây giờ không cẩn thận nó không đấm vào cái mà chúng ta coi coi như là đối thủ, để đối trọng với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài. Nhưng bây giờ nó đang đấm vào chính mình đấy. Chưa thấy nó đấm được các tập đoàn đa quốc gia ở nước ngoài bao nhiêu, nhưng bây giờ nó đang đấm vào chính mình. Nó đang đấm vào nền kinh tế của mình đây, đấm thép nó đấm ngược lại, nó đánh mình và khi mà nó có cái quyền lực đến mức cao nhất định thì nó bất chấp và anh không điều khiển được nó nữa đâu, chứ không phải là có thể kỳ vọng trông chờ được gì nhiều ở họ. Thì đấy là về cái chung, về cái mảng này thì tôi có điều suy nghĩ như vậy.
Thế còn ý thứ hai thì tôi muốn nêu rất tán thành với ý kiến các anh đã nêu từ sáng đến giờ đến cái chuyện tiết mục “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Cái này hoàn toàn … thực ra rất nên bỏ ra, như anh Tiệm vừa nêu, cũng như các anh vừa nói từ sáng đến giờ. Chứ để như thế này, cái khái niệm này nó rất là mù mờ và nó gây ra không biết bao nhiêu vấn đề trong thời gian vừa qua rồi. Có lẽ nó chưa bao giờ đến cái đỉnh cao như bây giờ để chứng minh về cái vai trò của doanh nghiệp nhà nước với cái sự sụp đổ của tập đoàn Vinashin, với tất cả tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Và cũng xin nói thật với các anh, tôi cũng theo dõi nhiều về các doanh nghiệp thì trong thấy trong 12 Tập đoàn hiện nay, sau Vinashin, ít nhất có hai “anh” sau nữa mà nếu để thả ra nó sẽ đổ và cái qui mô đổ vỡ to thì không kém gì Vinashin đâu. Nhưng đây, bây giờ hai tập đoàn này nó thuộc vào loại mà chắc chắn là nhà nước không thể nào để cho nó đổ được vì nó không phải như Vinashin, ít nhiều nó cũng là một lĩnh vực đóng tàu, nó không phải là tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Nhưng mà có những lĩnh vực mà anh nắm lĩnh vực khác, nó quan trọng hơn đối với nền kinh tế mà không thể để cho nó sụp được. Tình trạng của nó nếu mà nói về tệ của nó trong quản trị rồi những cái thua lỗ, những cái mất mát, những cái hư hỏng của nó thì không kém Vinashin bao nhiêu đâu.
Thế thì điều này hôm trước họp hội thảo với Uỷ ban kinh tế quốc hội ở Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng tôi cũng nói thẳng. Hôm đó có anh khác cũng nói, kể thẳng tên ra thì mấy anh ở Quốc hội cũng gật đầu tán thành ngay. Ừ, cũng biết, cũng biết. Nếu nói tên đấy thì cũng chịu thật. Đúng là cũng có cái tình trạng tương tự như vậy. Cái nữa là, cũng là về kinh tế nhà nước thì cái nợ công, quản lý, đầu tư công hiện nay thì cũng thế, vấn đề là nó chưa bao giờ thành vấn đề trầm trọng đến như bây giờ. Thế thì nếu cái khu vực gọi là cái kinh tế nhà nước là chủ đạo nó thể hiện qua doanh nghiệp nhà nước, thể hiện qua đầu tư công, quản lý tài chính công như vậy thì liệu nó có còn giữ được vai trò chủ đạo được hay không mà cứ để cái tên đó để rồi nó có thể tiếp tục dựa vào đó để thành cái định hướng phát triển được. Nó gây ra những cái tai hoạ cho nền kinh tế. Thế thì những cái đó rất cần phải xem lại với một con mắt thực tế mà tỉnh táo hơn để theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để có sự thay đổi đi. Chứ bây giờ vẫn ghi nguyên cả vào mấy văn bản, ngần ấy câu thì tất cả những điều ghi gọi là tạo lập nền kinh tế bình đẳng, rồi này khác thì nó sẽ không thể nào có được. Không thể nào có được nếu như vẫn còn khối kinh tế nhà nước chủ đạo như vậy. Còn quản lý của nhà nước thì là tất nhiên, nước nào chả có. Có phải các nước tư bản không có vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế đâu. Nước nào chả có. Cái đó không phải là đặc thù xã hội chủ nghĩa gì cả của ta mà họ cũng có cái sự quản lý của nhà nước, có lúc nào buông đâu. Thành ra nếu mà đưa ra như vậy thì nó rất tai hại.
Thế còn riêng về đối với các thành phần kinh tế thì phải nói tôi đọc cả ba bản tài liệu này thì đều thấy nó buồn và nó giữa …, đúng như sáng nay có anh nào nhìn nhận, là nó có nhiều cái khác biệt nhau hoặc là nó mâu thuẫn nhau, nó không thống nhất với nhau. Nếu các anh xem lại xem ở trang 9 trong bản Cương lĩnh, rồi trang 31 trong bản về chiến lược và trang 85 về thành phần kinh tế ở trong Báo cáo chính trị thì ba cái này đều nêu các thành phần kinh tế nhưng mà với một cái giọng cũng rất khác nhau với một cái cách rất khác nhau, đều khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước rồi. Nhưng mà đối với kinh tế tư nhân chẳng hạn thì ở trong cương lĩnh nói kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, nhưng vẫn nói những cái câu như là “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” sau đó chấm một câu “kinh tế tư nhân là một trong những động lực”. Thế thì cái anh động lực còn là cái gì nữa khi mà anh “chủ đạo” là số một rồi thì cái anh “nền tảng” là thứ hai thì đến lượt nó, nó còn cái gì nữa mà bảo nó là “động lực”. Thì đấy, rồi đến phần của cương lĩnh…, phần của “chiến lược”, thì lại nói là hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối, khuyến khích sở hữu hỗn hợp phát triển mạnh kinh tế tư nhân. Thế thì cũng, một câu rất là chung chung, không nói đến vai trò của nó ở đâu, mất luôn cái động lực rồi, chỉ còn buông một câu là phát triển mạnh đó thôi.
Nhưng đến phần cuối cùng là báo cáo chính trị thì lại nói “phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo qui hoạch và qui định của pháp luật”. Nếu mà theo qui hoạch và qui định của pháp luật thì anh Vũ Quốc Tuấn cũng biết thừa, cái này lại trói nó rồi. Tôi cho là nó làm đến đâu thì nó làm đến đấy, nó trái với cái “doanh nghiệp được phép kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm”. Thì đây lại là “theo qui hoạch và qui định của pháp luật” thì thôi coi như là trói nó lại rồi.
“Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”. Nghe câu này thì ông tư nhân ông hiểu ngay là theo kiểu vỗ béo để làm thịt rồi. Ông to lên một tí thì ông phải góp vốn vào kinh tế nhà nước và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước trong khi đó mình vẫn khẳng định trong đó là sở hữu nhà nước là chi phối, là đa số. Thế thì thôi, coi tư nhân chỉ bỏ tiền vào đấy thôi, mất hết cả cái quyền của người ta. Thì còn gì nữa đây để cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Thế đấy thành ra tôi bảo là chỉ nhìn lướt qua như thế thì đã thấy tất cả các đường lối của mình đối với khu vực tư nhân là vẫn chưa hề coi trọng cái vai trò của khu vực tư nhân hay của khu vực dân doanh trong phát triển mà vẫn theo một cái định hướng như từ trước đến nay. Thế thôi. Thành ra như vậy rất khó có thể đưa nền kinh tế đi lên tiếp trong thời gian tới.
Cái ý thứ ba tôi muốn nêu và cũng là cái điều mà hồi nãy anh Trần Phương đã nói mà tôi rất tán thành và rất tâm đắc, đó là đối với nông nghiệp. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cái tam nông, thì  chúng ta có nghị quyết rồi nhưng trên thực tế thì nghị quyết chưa thấy triển khai thực hiện được bao nhiêu và cái con số mà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đấy, thì anh Trần Phương nói là 30 năm vừa rồi không làm được bao nhiêu. Trên thực tế nó không những thế. Cái rất tệ là thời gian gần đây đầu tư lại giảm dần. Năm 2002 thì đầu tư vào nông nghiệp còn chiếm 13,2% trong tổng đầu tư. Thế đến năm 2008 thì nó xuống còn có 8% thôi. Thế mà trong khi đó mỗi một lần khủng hoảng thì lại một lần lại thấy nông nghiệp xuất hiện và nông dân lại trở thành một lực lượng coi như cứu cánh để cho nền kinh tế mình khỏi rơi vào khủng hoảng nặng nề và khỏi sụp đổ như các nơi khác. Phải nói là chỗ dựa cho an ninh lương thực, an ninh xã hội, an toàn xã hội, đủ mọi thứ. Thế nhưng mà đối xử với nó thì thế, càng ngày càng rớt xuống và đời sống nói chung mặt bằng chung thì nâng lên. Chúng ta có mức 1.200 đô la một đầu người. Nhưng 1.200 này là cũng là theo nguyên lý nửa con gà thôi. Tức là nói vậy, chứ nửa con gà ấy là có thể là một người ăn nửa con gà một ngày nhưng cả gia đình thì một tháng trời mới có nửa con gà. Bình quân thì vẫn nửa con gà thì theo kiểu đó thôi. Thành ra, nếu mình đi vào các vùng thì thấy đời sống người dân còn khó khăn vô cùng. Và đấy, liên minh công nông là nền tảng xã hội của chúng ta nhưng mà đối xử với nông dân là đa số như vậy. Nói thực tình là mình bạc lắm đối với người nông dân, rất là bạc. Và tôi cũng rất sợ những cái mà định hướng đưa ra tiếp đây về phát triển các mảng thị trường, mà thị trường bất động sản, đất đai mà phát triển theo kiểu này thì chúng ta có thể làm giàu cho một số ít nhưng trên cái giá của hàng triệu nông dân. Và rút cục là nông dân vẫn là tầng lớp phải hy sinh, bị chịu nén và bị hy sinh tất cả những cái cho những cái gọi là phát triển bây giờ. Thế nhưng mà nếu mà để họ bị hy sinh nhiều quá và chênh lệch quá nhiều thì liệu an ninh xã hội về lâu dài nó có còn giữ được hay không? Thì đấy cũng là vấn đề rất lớn và cần phải nghĩ đến.
Thế còn ý cuối cùng là về tôi rất tán thành các anh nêu từ sáng đến giờ về cải cách thể chế thì phải được coi là khâu đột phá. Thực ra anh Trần Phương nhận xét rất đúng, cả ba cái mà chúng ta coi là đột phá là thể chế, là hạ tầng, là phát triển con người hay là nguồn nhân lực đấy thì thực ra trong các nhà đầu tư thì họ gọi là các nút nghẽn, nút tắc về phát triển, những chỗ tắc nghẽn về phát triển cho nên phải gỡ nó ra để khỏi tắc nghẽn. Nhưng mà thực sự cái thể chế nó là cái chỗ đầu tiên cần phải làm và có lẽ nó là nút quan trọng nhất. Nếu gỡ được nó thì hạ tầng không phải là thiếu vốn hoặc là thiếu cách làm cho nó tốt hơn. Không những là có vốn mà còn làm một cách hiệu quả hơn, làm đúng những cái gì cần thiết thì là hoàn toàn có thể huy động được. Nhưng mà chúng ta cũng không muốn bởi vì ở đây trong cái cơ chế mà làm hạ tầng theo kiểu công thì nó gắn rất nhiều với nhóm lợi ích được lợi gì đó, moi được tiền từ công ra mà làm, thành ra không thích thú cho các khu vực khác tham gia chẳng hạn. Thì tôi nghĩ thể chế nó vẫn là cái điều quan trọng nhất và rất đáng để coi nó là một cái chỗ đột phá để mà phát triển. Kể cả nếu mà giải quyết được vấn đề thể chế tốt thì ngay cả quan hệ trung ương, địa phương cũng sẽ giải quyết được. Anh Trần Phương thì cũng có băn khoăn nhiều về cái phân cấp hiện nay trong thời gian hiện nay. Nhưng mà thực ra phân cấp hiện nay nó cũng là hệ quả của hệ thống chính trị của mình như thế này thôi. Có lẽ những vấn đề về lá phiếu, về này khác chi phối rất nhiều cái việc là phải để cho địa phương nhiều quyền hơn. Và khi mà đã chia cho các địa phương phân cấp cho họ quyền như vậy thì họ đã có quyền nơi nào có biển là phải đòi cảng là tất nhiên rồi, ông nào cũng muốn có sân bay, ông nào cũng muốn có nhà máy xi măng, nhà máy thép là tất nhiên rồi nếu mà đã cho họ cái quyền như nhau mỗi nơi cũng lại là có một cái cơ số cho cái trung ương rồi này khác, hoặc là trong Quốc hội thì sẽ tất yếu dẫn đến điều đó thôi. Cho nên tôi nghĩ là như thế này từ đấy cải cách thể chế, cải cách hệ thống chính trị là điều như các anh phân tích từ sáng đến giờ tôi cũng cho là vô cùng quan trọng và cần thiết. Và có lẽ nó là cái nút quan trọng nhất mà chúng ta phải gỡ trong thời gian tới thì mới có thể đẩy công cuộc đổi mới như trước được. Tôi xin hết ạ!

-----------------------------------------

Tài liệu tham khảo:
.
.
.

No comments: