Nguồn: The Economist
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
21.10.2010
Một hoàng tử vừa được tấn phong trong một vương quốc rộng lớn đang đối diện với những căng thẳng còn lớn hơn. Trung Quốc đang trong tình cảnh mong manh.
"Có anh điều hành, tôi thấy an lòng," Mao Trạch Đông được cho là đã nói thế với kẻ kế nhiệm của mình là Hoa Quốc Phong. Nhưng đấy lại là một lựa chọn đầy thảm hoạ. Ông Hoa chỉ tồn tại được hai năm trước khi bị truất phế vào năm 1978. Một thập niên sau kế hoạch kế nhiệm lại một lần nữa bị thất bại thảm hại trước khung cảnh của những cuộc đấu tranh đòi dân chủ . Chỉ có một lần vào tám năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xoay trở được một quá trình chuyển đổi quyền lực êm thắm cho Hồ Cẩm Đào. Giờ đây một quá trình chuyển đổi mới đang được tiến hành.
Có hai nguyên nhân để giới cần nên lo lắng về việc này: cá tính bí mật của nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc; và tính chất mỏng manh của một chế độ đang mất đi nhiều tính đoàn kết và bảo đảm hơn là nhiều người ngoại quốc từng giả thiết.
Nhân vật được tấn phong để nắm lấy chức vụ đôi Tổng Bí thư vào năm 2012 và chủ tịch nước một năm sau đó của ông Hồ không phải là một tên tuổi quen thuộc. Vào ngày 18 tháng Mười Phó chủ tịch Tập Cận Bình đã được giao thêm chức vụ mới là phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc do ông Hồ đứng đầu. Đây là vị trí của một người lãnh đạo tương lai. Người con trai đẫy đà của một nhà sáng lập Cộng sản Trung Quốc đã không được thế giới bên ngoài biết đến nhiều cho đến vài năm gần đây, ông Tập đang chuẩn bị để nắm lấy tay lái của một quốc gia với nền kinh tế lớn thứ nhì và đội quân lớn thứ nhất trên thế giới - và đang ở giữa một sự thay đổi xã hội mạnh mẽ.
Vẫn không biết rõ bằng cách nào ông đã thăng tiến quá cao trong hàng ngũ của đảng, dù nó đang có những tiếp xúc ngày càng nhiều với thế giới, vẫn là một tổ chức vô cùng bí mật. Việc đề bạt của ông Tập giống việc tấn phong Kim Jong Un ở Bắc Hàn vừa rồi một cách kỳ lạ: anh ta cũng vừa được phong chức phó chủ tịch hội đồng quân sự sau một cuộc bầu bán bí mật trong đảng mà không có một lời giải thích công khai nào. Ít ra thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã đưa ra được một câu về việc bổ nhiệm ông Tập, cho dù nó nằm ở cuối bản văn thư khô khan dài 4.600 chữ sau đại hội đảng lần thứ năm.
Trong phương diện tích cực hơn, ông Tập đã giữ vài chức vụ lớn trong khu vực kinh tế năng động và hoà nhập với thế giới nhất của cả nước: hai tỉnh miền duyên hải Phúc Kiến và Chiết Giang cũng như một thời gian ngắn tại Thượng Hải. Ông tương đối là một nhân vật theo chủ nghĩa quốc tế. Vợ ông là một ca sĩ nổi tiếng. Nhưng không thể nào nhận định được rằng ông có đủ khả năng để điều hành đất nước hoặc việc kế nhiệm của ông có chắc chắn hay không. Trên thực tế, một kỹ sư với người cha từng bị thanh trừng trong thời Cách mạng Văn hoá đang truyền quyền lực lại cho một người khác. Nhưng ông Tập là một người tương đối mới trong vòng tròn nội các; ông đã không giữ chức vụ lâu như ông Hồ từng làm vào năm 2002. Có vô số người trong đảng cũng vừa vươn tới quyền lực qua chế độ thân hữu "vua con" như ông Tập. Quá trình chuyển đổi quyền lực dài chỉ trong hai năm sẽ là một thử thách.
Vào một ngày nào đó, tất cả sẽ là của anh
Tất cả đều như nhau, ở đây là tính to lớn của công việc chứ không phải sự vô danh của con người, làm cho thế giới hồi hộp. Dù họ cố gắng biểu hiện tính đoàn kết, vẫn có những dấu hiệu bất đồng trong giới lãnh đạo Trung Quốc về việc xác định những ưu tiên của quốc gia - cả về kinh tế lẫn về cải cách chính trị.
Kinh tế vẫn đang tăng trưởng theo tiêu chuẩn phương Tây, nhưng Trung Quốc đang phải đối diện với một sự điều chỉnh đầy khó khăn để tự giảm bới việc đầu tư và xuất khẩu quá độ và ưu tiên việc chú trọng nhiều hơn vào tiêu thụ. Bản văn thư đã đưa ra những hướng dẫn cho kế hoạch kinh tế năm năm. Điều này đòi hỏi một nhịp độ tăng trưởng lâu dài với những người làm công có được phần chia nhiều hơn trong thu nhập quốc gia. Điều này sẽ tốt cho Trung Quốc lẫn thế giới, giúp giảm bớt tình trạng thặng dư mậu dịch vốn gây nhiều khó chịu đối với Mỹ. Nhưng sự thay đổi này cũng sẽ đau đớn. Các nhà xuất khẩu e rằng doanh nghiệp của họ sẽ bị tổn thất nếu lương tăng hoặc đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh chóng. Những doanh nghiệp nhà nước đầy quyền lực, vốn đã quen với nợ lãi thấp cũng như đất đai và nhiên liệu giá rẻ, sẽ chống lại những mối đe doạ đối tới những ưu tiên của họ.
Về cải cách chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói về dân chủ trong vòng 30 năm qua nhưng chẳng thực hiện gì nhiều. Việc tăng trưởng nhanh chóng và sự thịnh hành của điện thoại di động và internet đã giúp cho công dân Trung Quốc trao đổi thông tin, giải toả những bức xúc và theo đuổi những hoài bão của mình một cách tự do hơn bao giờ, miễn là họ không tấn công đảng. Nhưng một số người giờ đây đang đòi hỏi quyền được tham gia vận hành đất nước. Trong vài tuần qua những tờ báo cấp tiến hơn tại Trung Quốc đã rất hào hứng về việc thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi "cải cách chính trị". Các tờ báo bảo thủ đã kiểm duyệt tin này.
Việc ông Hồ đầy cẩn trọng sẽ đem những thay đổi lớn trước khi rút lui là điều vô cùng hiếm. Bản văn thư tuần này đã ca ngợi "những lợi thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc" và chỉ đề cập ngắn gọn vấn đề cải cách chính trị, nói rằng - như giới lãnh đạo Trung Quốc vốn vẫn thường hay làm - điều này yêu cầu một nỗ lực "mạnh mẽ nhưng chắc chắn". Ngay cả ông Ôn, người sẽ rút lui cùng lúc với ông Hồ, đã muốn thay đổi một cách nhanh chóng hơn.
Trông đợi sự đa nghi và bạn có thể ngạc nhiên thích thú
Liệu ông Tập sẽ tăng tốc việc đổi mới? Không thiếu những kẻ bảo thủ kêu gọi cẩn trọng, nhưng cũng có kêu gọi thay đổi đầy thực dụng: Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có thể bị nguy hiểm nếu đảng không giảm bớt việc nắm quyền. Những bùng nổ của công chúng bất bình, được tiếp sức bởi sự oán giận đối với việc chính quyền nhẫn tâm với người dân, đang ngày càng trở nên thường xuyên tại các làng xã, thị trấn và thành phố trong cả nước. Dữ liệu chính thức (phải công nhận là không đầy đủ) cho thấy con số các cuộc biểu tình và gây rối lớn mỗi năm đã tăng hơn mười lần kể từ 1993, với hơn 90 nghìn trường hợp được báo cáo thường niên trong vòng bốn năm qua. Trong quá khứ, giới lãnh đạo Trung Quốc thường dựa vào lý do tăng trưởng để bảo đảm ổn định xã hội. Nếu hoặc khi có một đình trệ kinh tế nghiêm trọng xảy ra, những bất bình rộng rãi sẽ tăng lên.
Con đường đúng đắn của ông Tập thật rõ ràng: giảm bớt sự kềm kẹp của đảng đối với những người chống đối, vén bỏ bức màn bí mật và đưa ra những cải cách kinh tế quan trọng. Nhưng toàn bộ thế giới sẽ rất ngây thơ nếu cho rằng lý trí sẽ thắng thế. Trong những thời điểm bất an, chính phủ thường có thói quen kêu gọi tinh thần dân tộc. Đã có những cuộc biểu tình bài Nhật nổ ra trong thời gian đại hội đảng vừa qua. Hoa Kỳ và phương Tây cũng đã là đối tượng bị mắng nhiếc. Đại hội đảng kêu gọi các quan chức phải tăng cường "sức mạnh dân tộc toàn diện của cả nước".
Có quá nhiều người phương Tây, bao gồm cả những người đang kêu gọi cấm vận thương mại vì đồng nhân dân tệ, đang cho rằng họ đang đối đầu với một cường quốc tự tin và duy lý đang trưởng thành. Thay vì thế nên nghĩ đến một vương triều đa nghi, hướng nội, đang phải vất vả để giữ yên thần dân của mình và giờ đây lại phải đón nhận một kẻ kế vị hơi vụng về - thì bạn sẽ cảm thấy ít thất vọng hơn.
.
.
.
No comments:
Post a Comment