Khi đang viết bài này thì đêm nhạc của Tuấn Vũ Hương Lan tiếp tục trình diễn trở lại tại nhà hát lớn Hà Nội vào đêm 16-10-2010 sau khi đại lễ Thăng Long Ngàn Năm kết thúc. Đôi song ca này đã mở đầu sô diễn vào ngày 11-8-2010 và được khán giả Miền Bắc đón nhận nồng nhiệt, giá vé khoảng mấy chục đô la Mỹ bán sạch và sô diễn kéo dài mấy tuần liền mà vẫn còn ăn khách.
Các trang báo nổi tiếng trong nước đưa tin rầm rộ cùng hình ảnh trên sân khấu, đặc biệt ảnh Tuấn Vũ đưa ngón tay trỏ để ngay miệng làm dấu yêu cầu khán giả không tán thưởng ồn ào để thưởng thức tiếng hát Hương Lan đang đứng bên cạnh.
Có vẻ như ganh tị củng cay đắng, một bài viết được đăng lên trang mạng trong nước có tựa đề : “Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, Tuấn Vũ” của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc có những dòng chữ như sau :
“Có lẽ Đặng Thái Sơn mà biểu diễn tới đêm thứ 3 ở Hà Nội bây giờ chắc cũng chẳng có mấy ai xem. Không thể "địch" lại với Hương Lan, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc... Hồi cuối tháng 8 vừa qua, show diễn hát theo yêu cầu của họ ở Nhà Hát Lớn giá 1 triệu rưỡi đến 1 triệu 7 cho 1 vé. Biểu diễn hàng nửa tháng trời mà vẫn kín chỗ, không có vé mà mua. Mà hình như họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng, vượt cả sự tưởng tượng của chính họ, nên họ lại đã quảng cáo biểu diễn tiếp tại Nhà hát lớn sau Đại lễ 1000 năm.
Như vậy, "sự kiện âm nhạc" nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc "Sến" của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.”
Những người dân Miền
Cho tới hôm nay, năm 2010, ngồi kể lại chuyện đàn áp Nhạc Vàng cho con cháu ở lứa tuổi 30, 40 thì chúng rất ngạc nhiên vì không thể nào tưởng tượng nỗi cái chế độ Việt Cộng nó lại tàn ác và độc tài đến như vậy.
Nhưng vẫn còn đến hàng chục triệu nhân chứng ở Miền Nam vẫn còn sống từ trong nước đến hải ngoại xác nhận chuyện này chứ không phải tin đồn, tin bịa.
Và những người dân MiềnNam rời khỏi đất nước để tị nạn đã giữ gìn được những bài hát Nhạc Vàng cùng bao sản phẩm văn hóa Sài Gòn, trở thành món ăn tinh thần cho đời sống dân hải ngoại.
Và những người dân Miền
Câu chuyện cán bộ Việt Cộng thích nghe loại nhạc mà họ đã từng chê bai và đàn áp rồi sau đó đến dân Miền Bắc cũng thích đã được kể từ nhiều năm nay, không còn là chuyện lạ nữa.
Nhưng tin tức Hương Lan Tuấn Vũ cùng Giao Linh dùng Nhạc Vàng Sài Gòn chinh phục thủ đô Hà Nội với nhiều sô diễn bán hết vé tại Nhà Hát Lớn từ giữa tháng 8 đến tháng 10 năm 2010 trở thành sự kiện chính thức mà báo chí trong nước đăng tải phổ biến khắp nơi đã an ủi cho giới văn nghệ sĩ sáng tác của Sài Gòn từng bị Việt Cộng đàn áp thô bạo 35 năm qua.
Những bài hát được trình bày như Người Yêu Cô Đơn, Chuyện Tình Lan Và Điệp, Thói Đời, Hoa Sứ Nhà Nàng, Giọt Lệ Đài Trang, Những Đồi Hoa Sim, Lâu Đài Tình Ái, Kiếp Cầm Ca, Phút Cuối... được khán giả Hà Nội tán thưởng ngây ngất.
Tác giả những ca khúc Nhạc Vàng Sài Gòn được trình bày tại Nhà Hát Lớn Hà Nội có người còn sống, có người đã qua đời và khi nghe được tin tức này thì không còn niềm hạnh phúc nào hơn dành cho người sáng tác. Ngay cả Tuấn Vũ- theo bài báo mô tả- cũng xúc động không ngờ vì được đón nhận nồng nhiệt đến như vậy.
Dĩ nhiên giọng hát của Tuấn Vũ và Hương Lan ngọt ngào và họ đã thể hiện thành công những ca khúc trữ tình của dòng nhạc vàng Sài Gòn được dân chúng Miền
“ Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành...” một trung tâm băng nhạc ở Quận Cam cho biết cuốn băng có bài hát Người Yêu Cô Đơn đã bán mấy chục ngàn cuốn vào thập niên 80, 90. Ngồi phân tích cái hay cái dở của bài hát này thật không dễ dàng. Nếu nói là hay về mặt nhạc thuật thì không thể đem vào nhạc viện để dạy cho nhạc sinh, nếu nói là không hay thì tại sao nhiều người thích. Và chắc chắn một điều là nó trở thành đề tài nghiên cứu cho những nhạc sĩ nào muốn có tác phẩm nổi tiếng.
Tác giả Đặng Hữu Phúc gọi đó là “ Nhạc Sến”. Thực ra danh từ “ nhạc sến” được mỗi người hiểu một cách khác nhau và chưa có ai đưa ra được một định nghĩa đầy đủ. Cũng giống như đã có bao nhiêu người định nghĩa “ tình yêu” nhưng đã có mấy ai đồng ý với nhau hoàn toàn.
Có người cho là chữ “sến” có dính dáng đến “ Mari Sến” nhưng có người cho là có liên quan đến cây “ đàn sến” cho ra những âm thanh luyến láy mang nét dân tộc. Những bài hát được xếp vào loại “sến” thường thì người hát phải luyến láy nghe mới hay, nhất là những chữ mang dấu hỏi, dấu ngã. Thí dụ như bản Kẻ Ở Miền Xa của Trúc Phương nghe Duy Khánh ca rất tới, bảo Tuấn Ngọc ca bài này thì nghe không ra.
Anh bạn dạy học trò phân biệt thế nào là nhạc sến, nhạc sang bằng cách đưa ra thí dụ rằng Kẻ Ở Miền Xa là nhạc sến, còn Diễm Xưa là nhạc sang ( ca từ rất trừu tượng và hát không nên luyến láy); Hương Lan Tuấn Vũ xếp vào loại hát nhạc sến, Khánh Hà, Vũ Khanh hát nhạc sang. Nhưng có nhạc phẩm lưng chừng giữa hai loại, có giọng ca như Duy Quang hát cả hai loại nhạc.
Còn nếu nói ca từ của nhạc sến đơn giản, bình dân thì cũng có thể nói là tầm thường mà cũng có thể nói là tinh luyện đến mức đơn giản để dễ đi vào lòng người.
Còn chuyện Đặng Thái Sơn biểu diễn dương cầm ít khán giả là vì chỉ có những người biết chơi đàn piano và những người thường nghe loại nhạc cổ điển Tây phương mới thưởng thức được. Cũng giống như có mấy ai biết thưởng thức hát bộ, hát chèo.
Thời thế đổi thay theo thời gian. Ngày xưa những người ở Hà Nội tự hào về chốn thủ đô ngàn năm văn vật, bây giờ dân tứ xứ đổ xô về đây sống, giọng nói cũng thay đổi và phong cách thanh lịch của Hà Thành cũng không còn. Hình ảnh thô lỗ của những kẻ vặt trụi bông hoa anh đào Nhật triển lãm tại một lễ hội chứng minh rõ ràng.
Mùa Giáng Sinh năm 2004 tại một câu lạc bộ văn nghệ ở Hà Nội có buổi họp mặt ca hát những ca khúc tiền chiến. Một anh chàng ngà ngà say lên cất tiếng bản Bài Thánh Ca Buồn của Nguyên Vũ “ Bài thánh ca đó còn nhớ không em. Noel năm nào chúng mình có đôi” và cả căn phòng bỗng rộn ràng không khí giáng sinh, chỉ vì dòng nhạc Miền Bắc thiếu những ca khúc thuộc chủ đề này.
Thi sĩ Hữu Loan viết bài thơ Màu Tím Hoa Sim rồi sau đó bị xếp vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị trù dập. Phải đợi đến khi văn nghệ Sài Gòn phổ bài thơ này qua tài của nhạc sĩ Dũng Chinh với bản Những Đồi Hoa Sim thì dân chúng mới thưởng thức được cái hay của tác phẩm. Gọi đó là nhạc sến thì không hiểu ai đó chê hay khen?
Những ca khúc được trình bày tại Nhà Hát Lớn Hà Nội có khi không được nhắc tên tác giả vì lý do nhạy cảm, vì tác giả nằm trong danh sách bị cấm; cho nên không nhắc tới hoặc là nói sai tên ; và cũng có thể là không nhớ tên tác giả.
Sự thành công của sô diễn Hương Lan Tuấn Vũ một nữa là nhờ những ca khúc nhạc vàng Sài Gòn, nếu không có nó thì lấy gì mà hát. Cho nên hai người phải cám ơn những nhạc sĩ đó và nếu có thể thì gặp cơ hội thuận tiện tặng chút thù lao cho những tác giả gặp khó khăn tài chánh.
Thời thế đổi thay, Việt Cộng mấy chục năm trước cùng Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Bây giờ nguy cơ Trung Cộng bành trướng bộc lộ và Hoa Kỳ đang trở thành đồng minh chiến lược để giúp dân tộc Việt Nam tránh họa diệt vong bởi thế lực phương Bắc.
Nhạc Vàng Sài Gòn ba mươi lăm năm qua bị Việt Cộng chê bai đàn áp, bây giờ đang lên ngôi vua ở những đêm nhạc tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thoáng ngậm ngùi cho lịch sử Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment