Phan Bá Việt
Đăng ngày 27/10/2010 lúc 08:04:03 EDT
Đăng ngày 27/10/2010 lúc 08:04:03 EDT
Tình hình thế giới và Đông Nam Á cũng như Việt Nam đang thay đổi không thể cưỡng lại được về nhiều mặt. Sự thay đổi này đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách cơ cấu tổ chức cho thích hợp. Nhiều tiếng nói xuất phát từ các góc độ khác nhau đang đòi hỏi việc cải cách này. Đa phần không muốn lật đổ đảng cộng sản Việt Nam mà chỉ muốn đảng thay đổi và cải cách để không xảy ra rối loạn. Nhưng đáng tiếc là đảng cộng sản Việt Nam không có được một cá nhân hay nhóm nào đủ khả năng và uy tín để dám lấy những quyết định cải cách về cơ cấu tổ chức cho đất nước có tính triệt để. Vì vậy con đường duy nhất để đảng cộng sản Việt Nam sống còn là vẫn đi theo lối mòn cũ có nghĩa là dựa vào Trung Quốc và đi theo đường lối mà Trung Quốc đang đi. Bởi vậy những diễn biến trong những ngày vừa qua liên quan đến Trung Quốc như việc ông Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hoà bình và việc Thủ Tướng Ôn Gia Bảo trả lời phỏng vấn của CNN về quyền tự do ngôn luận và việc phải dân chủ hoá Trung Quốc đã làm cho một số người hồ hởi. Những người này nghĩ là việc dân chủ hoá ở Trung quốc sắp xảy ra. Và vì vậy việc dân chủ hoá ở Việt Nam cũng sắp đến và nhiều khi còn đến trước Trung Quốc. Nhưng đồng thời lại có một số người khác bi quan về tiến trình dân chủ hoá ấy. Bởi vậy xem xét thái độ bi quan về vấn đề dân chủ hoá ở Trung Quốc là cần thiết để có thể đánh giá chỗ dựa Trung Quốc có còn vững chắc cho đảng cộng sản Việt Nam hay không và từ đó hoạch định phương hướng và đường lối sắp tới cho Việt Nam.
Một số sự kiện thực tế như cơ cấu tổ chức xã hội, văn hoá, nếp sống, lối suy nghĩ và tính cách của người Trung quốc đã khiến không ít người bi quan về tiến trình dân chủ hoá ở Trung quốc. Chúng ta có thể kể một số thí dụ điển hình:
Theo ông Kim Chung, chủ biên Tạp chí Khai Phóng ở Hồng Kông, thì sức cản đầu tiên của việc cải cách chính trị và dân chủ hoá ở Trung Quốc là nhiều cán bộ cao cấp trong Trung Ương Đảng. Ông lấy thí dụ về đạo luật bài trừ tham nhũng, thường được gọi là Luật Ánh Dương nhằm công khai tài sản của quan chức trong Đảng và Nhà Nước đã bị nhiều cán bộ cao cấp trong Trung Ương Đảng bỏ phiếu chống.
Một phụ nữ ở Bắc Kinh, bà Ngô Ngọc Cầm, cho biết thêm là các cán bộ địa phương cũng là nguyên do ngăn cản những cải cách. Những quan chức cấp thấp ngoài mặt thì ủng hộ nhưng bên trong thì chống cự. Họ không hề thực thi những chỉ thị của cấp trên.
Nhà bình luận Vương Quang Trạch thì cho là do cơ chế tổ chức. Sự lũng đoạn quyền lợi chẳng những đã hoàn tất mà còn hình thành một mạng lưới vô cùng chặt chẽ. Cục diện lũng đoạn và sự đề kháng tiêu cực của địa phương đối với hiệu lệnh của Trung Ương là vô cùng rõ ràng. Không còn ai tuân hành mệnh lệnh của chính phủ cả. Ông cho rằng chính sách dù tốt tới đâu mà không được thực hiện bởi những người thừa hành thì cũng bằng không. Ông nói rằng cải cách thể chế chính trị là cách thức duy nhất để giải quyết các vấn đề hiện nay.
Nhưng ông Kim Chung, chủ biên Tạp chí Khai Phóng ở Hồng Kông, đã có một nhận xét rất bi quan về triển vọng cải cách chính trị ở Trung Quốc. Ông cho biết: "Tình hình hiện nay là Trung Quốc không có chính trị gia mà cũng chẳng có anh hùng trong dân gian để thay đổi cục diện này. Tất cả mọi người ai nấy đều phải chịu cảnh thối nát trong thể chế này và chờ xem nó thối nát cho tới khi nào." (1)
Theo giáo sư dạy môn chính trị học tại Đại học Quốc Lập Đài Loan Trần Văn Đoàn thì đối với Bắc Kinh cải cách không phải là để dân chủ hay tự do mà chỉ là để họ không chết, để có thể sống lâu. Hiện nay trong số đảng viên bây giờ có tới 60-70% đòi có tiếng nói dân chủ và tiếng nói tự do trong đảng. Do đó không cho tự do, dân chủ trong đảng thì cũng không được. Vì vậy có cải cách là cải cách để cho đảng viên có tự do dân chủ trong đảng.
Ngoài ra ông cũng cho biết là tại tất cả các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu, ý thức của người dân bây giờ về tự do rất nhiều và rất rộng lớn. Họ để ý tới vấn đề dân chủ nhiều hơn. Nhưng dân chủ như thế nào lại là chuyện khác. Trong khi đó, tại các vùng quê số người nghèo càng ngày càng nhiều và sự bất công giữa giàu-nghèo ngày càng lớn. Và nhất là các cán bộ cũ và những người thất nghiệp càng ngày càng nhiều. Vì vậy rất có thể xảy ra bạo động. Nhưng dầu vậy, theo ông thì dân chủ tự do, trong một tương lai gần, sẽ không xảy ra ở Trung quốc. Ông nói: “Những vấn đề dân chủ ở Hoa Lục không có thực. Tại vì quan niệm dân chủ đối với người Trung Quốc rất mơ hồ. Có thể nói nó không có truyền thống trong người Trung Quốc. Đa số người Trung Quốc chú trọng tới vấn đề thực chất. Tức là ai có thể cho họ cơm no, áo ấm thì họ sẽ ủng hộ. Đó là lý do tại sao ở Trung Quốc, tất cả các triều đại trong hằng mấy trăm năm vẫn không thay đổi. Và chỉ có thay đổi khi người dân không chiu đựng được nữa. Nếu hiểu như vậy thì chúng ta đừng nghĩ rằng dân chủ tự do sẽ đến với Trung Quốc trong tương lai gần.” (2)
Còn vấn đề nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, cũng theo giáo sư Trần Văn Đoàn, thì giới trí thức, nhiều người rất thích nhưng họ không biểu lộ ra bên ngoài. Có một số rất ít đứng ra kêu gọi vấn đề dân chủ cho đất nước mà thôi. Còn đại đa số không biết ông Lưu Hiểu Ba là ai, và cũng chẳng ai nghe đến giải Nobel Hoà Bình. Và việc ông Lưu Hiểu Ba được giải Nobel chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ trong giới trí thức mà thôi. Thực ra ngay tầm ảnh hưởng tới sinh viên cũng không nhiều lắm. Nhưng đặc biệt ở Đài Loan thì tầm ảnh hưởng này rất lớn. Vì tôi nghĩ ở Đài Loan họ rất ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba.
Những nhận xét bi quan vừa nêu trên có cơ sở vững chắc không? Theo quan điểm của bộ môn Comparative Political Science (Khoa Học Chính Trị Đối Sánh) thì một mô hình xã hội muốn phát triển và ổn định phải bảo đảm được sự tương thích chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do đó mô hình xã hội dân chủ chỉ có thể hình thành khi có những điều kiện về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, khoa học tương thích và phù hợp với nó. Nếu nhìn theo quan điểm này thì thái độ bi quan về việc dân chủ hoá ở Trung Quốc rất xác đáng và có cơ sở. Trở ngại đầu tiên cho việc dân chủ hoá ở Trung Quốc là Trung Quốc đang có một hệ thống kìm kẹp dân chủ khổng lồ. Đó là đảng cộng sản Trung Quốc. Những đảng viên và các thành phần liên hệ với Đảng đang là một giai cấp mới trong xã hội Trung Quốc. Họ hình thành một giai cấp quý tộc kiểu đế quốc La Mã ngày xưa. Chỉ có giai cấp này mới có quyền công dân nghĩa là quyền tự do và dân chủ. Giai cấp quý tộc loại 5C (con cháu các cụ cả) này đang khống chế và cản trở việc dân chủ hoá ở Trung Quốc. Việc lật đổ một giai cấp là một khối khổng lồ như vậy rất thật đáng bi quan như ông Kim Chung, chủ biên Tạp chí Khai Phóng ở Hồng Kông, nhận xét. Cản trở tiếp theo là nền văn hoá Trung Quốc. Đây là một nền văn hoá gia tộc cùng họ hàng với loại văn hoá bộ tộc ở châu Phi hoặcAfghanistan . Một loại văn hoá lấy thần phục và lệ thuộc làm nền tảng. Nó làm cho con người có thói quen chấp nhận và chịu đựng, vì thế không dám chống đối và đòi hỏi. Cho nên dân chủ tự do là cái gì rất xa lạ và không cần thiết với họ. Từ văn hoá này hình thành một trở ngại nữa cho việc dân chủ hoá ở Trung Quốc. Đó là tính cách của người Trung Hoa. Họ chú trọng tới vấn đề thực chất. Tức là ai có thể cho họ cơm no, áo ấm thì họ sẽ ủng hộ. Họ quan niệm ai nắm quyền thì cũng thế thôi có nghĩa là vẫn phải đóng thuế. Bởi vậy họ sống cầu an và bảo thủ. Họ luôn tìm cách sống thuận theo, không thích chống đối và mạo hiểm. Còn nếu không sống được thì tìm cách bỏ trốn đi nơi khác. Bên cạnh đó còn có những yếu tố như kinh tế, dân trí cũng là trở ngại cho việc dân chủ hoá ở Trung Quốc. Nhiều người ở thôn quê và vùng sâu vùng xa vẫn còn sống như trong thời cổ xưa, nghèo khổ và chấp nhận sống như những nô lệ.
Một số sự kiện thực tế như cơ cấu tổ chức xã hội, văn hoá, nếp sống, lối suy nghĩ và tính cách của người Trung quốc đã khiến không ít người bi quan về tiến trình dân chủ hoá ở Trung quốc. Chúng ta có thể kể một số thí dụ điển hình:
Theo ông Kim Chung, chủ biên Tạp chí Khai Phóng ở Hồng Kông, thì sức cản đầu tiên của việc cải cách chính trị và dân chủ hoá ở Trung Quốc là nhiều cán bộ cao cấp trong Trung Ương Đảng. Ông lấy thí dụ về đạo luật bài trừ tham nhũng, thường được gọi là Luật Ánh Dương nhằm công khai tài sản của quan chức trong Đảng và Nhà Nước đã bị nhiều cán bộ cao cấp trong Trung Ương Đảng bỏ phiếu chống.
Một phụ nữ ở Bắc Kinh, bà Ngô Ngọc Cầm, cho biết thêm là các cán bộ địa phương cũng là nguyên do ngăn cản những cải cách. Những quan chức cấp thấp ngoài mặt thì ủng hộ nhưng bên trong thì chống cự. Họ không hề thực thi những chỉ thị của cấp trên.
Nhà bình luận Vương Quang Trạch thì cho là do cơ chế tổ chức. Sự lũng đoạn quyền lợi chẳng những đã hoàn tất mà còn hình thành một mạng lưới vô cùng chặt chẽ. Cục diện lũng đoạn và sự đề kháng tiêu cực của địa phương đối với hiệu lệnh của Trung Ương là vô cùng rõ ràng. Không còn ai tuân hành mệnh lệnh của chính phủ cả. Ông cho rằng chính sách dù tốt tới đâu mà không được thực hiện bởi những người thừa hành thì cũng bằng không. Ông nói rằng cải cách thể chế chính trị là cách thức duy nhất để giải quyết các vấn đề hiện nay.
Nhưng ông Kim Chung, chủ biên Tạp chí Khai Phóng ở Hồng Kông, đã có một nhận xét rất bi quan về triển vọng cải cách chính trị ở Trung Quốc. Ông cho biết: "Tình hình hiện nay là Trung Quốc không có chính trị gia mà cũng chẳng có anh hùng trong dân gian để thay đổi cục diện này. Tất cả mọi người ai nấy đều phải chịu cảnh thối nát trong thể chế này và chờ xem nó thối nát cho tới khi nào." (1)
Theo giáo sư dạy môn chính trị học tại Đại học Quốc Lập Đài Loan Trần Văn Đoàn thì đối với Bắc Kinh cải cách không phải là để dân chủ hay tự do mà chỉ là để họ không chết, để có thể sống lâu. Hiện nay trong số đảng viên bây giờ có tới 60-70% đòi có tiếng nói dân chủ và tiếng nói tự do trong đảng. Do đó không cho tự do, dân chủ trong đảng thì cũng không được. Vì vậy có cải cách là cải cách để cho đảng viên có tự do dân chủ trong đảng.
Ngoài ra ông cũng cho biết là tại tất cả các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu, ý thức của người dân bây giờ về tự do rất nhiều và rất rộng lớn. Họ để ý tới vấn đề dân chủ nhiều hơn. Nhưng dân chủ như thế nào lại là chuyện khác. Trong khi đó, tại các vùng quê số người nghèo càng ngày càng nhiều và sự bất công giữa giàu-nghèo ngày càng lớn. Và nhất là các cán bộ cũ và những người thất nghiệp càng ngày càng nhiều. Vì vậy rất có thể xảy ra bạo động. Nhưng dầu vậy, theo ông thì dân chủ tự do, trong một tương lai gần, sẽ không xảy ra ở Trung quốc. Ông nói: “Những vấn đề dân chủ ở Hoa Lục không có thực. Tại vì quan niệm dân chủ đối với người Trung Quốc rất mơ hồ. Có thể nói nó không có truyền thống trong người Trung Quốc. Đa số người Trung Quốc chú trọng tới vấn đề thực chất. Tức là ai có thể cho họ cơm no, áo ấm thì họ sẽ ủng hộ. Đó là lý do tại sao ở Trung Quốc, tất cả các triều đại trong hằng mấy trăm năm vẫn không thay đổi. Và chỉ có thay đổi khi người dân không chiu đựng được nữa. Nếu hiểu như vậy thì chúng ta đừng nghĩ rằng dân chủ tự do sẽ đến với Trung Quốc trong tương lai gần.” (2)
Còn vấn đề nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, cũng theo giáo sư Trần Văn Đoàn, thì giới trí thức, nhiều người rất thích nhưng họ không biểu lộ ra bên ngoài. Có một số rất ít đứng ra kêu gọi vấn đề dân chủ cho đất nước mà thôi. Còn đại đa số không biết ông Lưu Hiểu Ba là ai, và cũng chẳng ai nghe đến giải Nobel Hoà Bình. Và việc ông Lưu Hiểu Ba được giải Nobel chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ trong giới trí thức mà thôi. Thực ra ngay tầm ảnh hưởng tới sinh viên cũng không nhiều lắm. Nhưng đặc biệt ở Đài Loan thì tầm ảnh hưởng này rất lớn. Vì tôi nghĩ ở Đài Loan họ rất ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba.
Những nhận xét bi quan vừa nêu trên có cơ sở vững chắc không? Theo quan điểm của bộ môn Comparative Political Science (Khoa Học Chính Trị Đối Sánh) thì một mô hình xã hội muốn phát triển và ổn định phải bảo đảm được sự tương thích chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do đó mô hình xã hội dân chủ chỉ có thể hình thành khi có những điều kiện về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, khoa học tương thích và phù hợp với nó. Nếu nhìn theo quan điểm này thì thái độ bi quan về việc dân chủ hoá ở Trung Quốc rất xác đáng và có cơ sở. Trở ngại đầu tiên cho việc dân chủ hoá ở Trung Quốc là Trung Quốc đang có một hệ thống kìm kẹp dân chủ khổng lồ. Đó là đảng cộng sản Trung Quốc. Những đảng viên và các thành phần liên hệ với Đảng đang là một giai cấp mới trong xã hội Trung Quốc. Họ hình thành một giai cấp quý tộc kiểu đế quốc La Mã ngày xưa. Chỉ có giai cấp này mới có quyền công dân nghĩa là quyền tự do và dân chủ. Giai cấp quý tộc loại 5C (con cháu các cụ cả) này đang khống chế và cản trở việc dân chủ hoá ở Trung Quốc. Việc lật đổ một giai cấp là một khối khổng lồ như vậy rất thật đáng bi quan như ông Kim Chung, chủ biên Tạp chí Khai Phóng ở Hồng Kông, nhận xét. Cản trở tiếp theo là nền văn hoá Trung Quốc. Đây là một nền văn hoá gia tộc cùng họ hàng với loại văn hoá bộ tộc ở châu Phi hoặc
Nhưng nếu dựa vào lịch sử và ảnh hưởng của môi trường chung quanh để xem xét tác động của con người đối với việc phát triển dân chủ thì thái độ bi quan về việc dân chủ hoá ở Trung Quốc sẽ như thế nào? Bản chất con người ở bất kì đâu đều cầu tiến, đã có thì lại muốn có hơn. Những gì đã được thì không muốn từ bỏ. Và con người lại bị chi phối bởi môi trường chung quanh. Khi thấy người khác có thì mình cũng muốn có. Chính bản chất này đã làm cho xã hội phát triển và thăng tiến. Nó cũng là động lực để hình thành xã hội tự do dân chủ. Không phải chỉ khi nền tảng kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, khoa học tương thích và phù hợp với nó thì mới có dân chủ. Dân chủ không phải là một thời điểm để nghĩ là khi không hội đủ các điều kiện thì không đến. Dân chủ là một quá trình tranh đấu và thực hiện. Không thể có nền dân chủ cứ ngồi đợi. Dân chủ là một quyền mà mọi người phải được hưởng. Vì vậy không thể ngồi chờ để được cho mà phải tranh đấu đòi cho bằng được.
Hãy nhìn lịch sử. Do tác động của con người mà giai cấp quý tộc La Mã cũng đã phải mở rộng quyền công dân cho nhiều người. Âu Châu chịu ảnh hưởng của thần quyền nặng nề như vậy mà do tác động của con người, cũng phải thay đổi theo khuynh hướng tự do dân chủ. Khi điều kiện kinh tế, văn hoá và dân trí của Pháp chưa đạt được như Trung Quốc hiện nay, có nghĩa là chưa tương thích và phù hợp với nền cộng hoà và phần lớn dân chúng vẫn còn có thói quen thần phục nhà nước và thần quyền, mà cuộc cách mạng 1789 vẫn xảy ra. Cuộc cách mạng này đã mở đường cho nền cộng hoà Pháp để mở đầu cho việc các công dân Pháp có được quyền tự do dân chủ. Và sau đó là các cuộc cách mạng 1830 rồi 1848 đã thực sự cho các công dân các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức và nhiều nước Âu Châu khác quyền tự do dân chủ. Một số người cho là việc dân chủ hoá ở Âu Châu có thể xảy ra vì tính chất của người Âu Châu thích mạo hiểm, dám đấu tranh để đạt được những điều mình được quyền có. Trái lại người Trung Quốc cầu an và sống thuận theo. Lấy một thí dụ về việc dám đấu tranh của người Âu Châu và việc sống thuận theo của người Trung Quốc. Chúng ta biết đặc tính của nước là phải chảy xuống chỗ thấp hơn. Người Âu Châu dám chống đối đặc tính này để tìm cách cho nước chảy lên chỗ cao hơn để có thể sử dụng cho mục đích mà họ mong muốn. Trái lại người Trung Quốc thì không dám nên chỉ tìm cách thuận theo đặc tính của nước. Có nghĩa là tìm cách be bờ để nước chảy xuống những chổ thấp theo ý mình. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi vì người Âu Châu không phải đa số có tính thích mạo hiểm và dám đấu tranh. Khi đạo Tin Lành bị đàn áp vào những thế kỉ 16, 17, 18 đã có rất nhiều người Tin Lành - phần lớn là những người có khuynh hướng tự do - bỏ trốn sang châu Mỹ hoặc các nước bớt bị đàn áp hơn. Có người cho là có cuộc cách mạng 1789 là vì Pháp có một khối trí thức dám đòi hỏi dân chủ. Điều đó cũng không hoàn toàn chính xác. Khi đó khối trí thức ở Pháp dám bày tỏ ý kiến về dân chủ như Montesquieu, J.J. Rousseau, Voltaire … không nhiều hơn ở Trung Quốc hiện nay.
Và ảnh hưởng của họ với quần chúng cũng không nhanh chóng như thời đại hiện nay. Có người cho rằng mặc dầu các nước chung quanh Trung Quốc như Nhật bản, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ đã có dân chủ nhưng việc dân chủ hoá ở Trung Quốc không xảy ra trong tương lai gần được vì từ cuộc cách mạng Pháp 1789 tới các cuộc cách mạng 1830 rồi 1848 phải mất hơn 40 năm. Bi quan này không có cơ sở xác đáng. Bởi vì thời bấy giờ vấn đề truyền thông còn quá chậm. Sách vở để phổ biến cũng không nhiều. Trái lại ngày nay là thời điện tử với hệ thống thông tin truyền thanh truyền hình và internet thì ảnh hưởng của môi trường chung quanh sẽ rất nhanh. Nhanh như điện tử. Thêm vào đó việc thành thị hoá và di dân ra các thành thị để tìm việc cũng là yếu tô quan trọng thức đẩy người ta quan tâm đến dân chủ và tự do.
Tóm lại nếu nhìn việc dân chủ hoá ở trạng thái tĩnh thì thái độ bi quan về vấn đề này ở Trung Quốc là hợp lí. Nhưng nếu nhìn ở trạng thái động thì hiện nay ở Trung Quốc số người ý thức về tự do dân chủ đã khá lớn. Rồi việc thành thị hoá và di dân ra các thành thị để kiếm việc làm khiến số người biết về dân chủ tự do càng ngày càng nhiều hơn. Số trí thức dấn thân làm ngọn lửa cho tự do dân chủ cũng không phải là ít. Thêm vào đó, tác động của hệ thống truyền thông hiện nay cũng làm cho ảnh hưởng của dân chủ và khối trí thức tranh đấu cho dân chủ càng lan rộng và trở thành càng ngày càng lớn mạnh hơn. Ngoài ra các nước dân chủ tự do chung quanh Trung Quốc đang là những mẫu mực về ơn ích của dân chủ cũng có ảnh hưởng mạnh tới việc Trung Quốc phải dân chủ hoá nhanh hơn. Bởi vậy, dù có chống đối, Trung Quốc cũng phải dân chủ hoá trừ khi Trung Quốc chấp nhận bị tụt hậu và bị tách ra thành từng tiểu quốc nhỏ. Do đó dù muốn dù không Trung Quốc cũng sẽ không còn là chỗ dựa cho các chế độ độc tài. Và như vậy cũng sẽ không còn là chỗ dựa vững chắc cho đảng cộng sản Việt
Trước tình hình này, đảng cộng sản Việt
Ghi chú:
(1) Xin xem:VOA
(2) Xin xem: RFA
Phan Bá Việt (Hà Lan)
27/10/2010
27/10/2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment