Sunday, October 17, 2010

(TRUNG QUỐC) CHIA RẼ LỚN (Peter Goodspeed, National Post)

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
16.10.2010
Lời hứa hẹn về sự thay đổi đang lơ lửng ở Trung Quốc vào cuối tuần này. Những nhân vật ưu tú của đảng hội họp với nhau tại Bắc Kinh hôm qua và khai mạc một cuộc họp kín bốn ngày của Uỷ ban Trung Ương Đảng Cộng sản, vốn có nhiệm vụ soạn thảo và theo đuổi một kế hoạch năm năm kinh tế mới cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đồng thời chuẩn bị cho cuộc thay đổi lãnh đạo kế nhiệm vào năm 2012.
Tuy nhiên, một vị khách không được mời họp đã gây ra một cuộc náo động. Chỉ chưa đầy một tuần sau khi lãnh đạo Trung Quốc tức điên lên bởi sự "xúc phạm" khi nhìn thấy nhà văn bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình, giới ưu tú của Trung Quốc lại rơi vào một cuộc tranh luận gay gắt về sự cần thiết phải cải cách chính trị, sự kiểm duyệt và ý nghĩa của tự do ngôn luận.
Lần đầu tiên kể từ cuộc đàn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ thô bạo tại Thiên An Môn 21 năm trước, rõ ràng là các nhà lãnh đạo chính trị và tư tưởng của Trung quốc đang phải chồng chéo với những khái niệm cạnh tranh nhau của tự do và sự ổn định xã hội.
Đó là cuộc đấu tranh thiêng liêng nhất của Trung Quốc và là một cuộc đấu tranh vốn không thể giải quyết nhanh chóng.
Trong ba thập niên cải cách kinh tế khiến thay đổi được đất nước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cố kiềm chế các tranh luận về tương lai chính trị của Trung Quốc. Trong khi từ bỏ chủ nghĩa xã hội cho một "nền kinh tế thị trường định hướng" hoặc chủ nghĩa tư bản theo định hướng nhà nước, cộng sản Trung Quốc đã tàn nhẫn giữ lấy sự độc quyền về quyền lực.
Nhưng điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn nghiền nát tất cả các diễn đàn công cộng. Thay vào đó, họ chỉ tìm đến sự đàn áp khi cảm thấy bị đe dọa bởi một số hình thức tổ chức đối lập với nền cai trị độc đảng của họ.
Theo Timothy Cheek, một chuyên gia Trung Quốc tại Viện nghiên cứu châu Á thuộc Viện Đại học British Columbia, hậu quả đã dẫn đến một không gian trí tuệ cũng phức tạp và mâu thuẫn như nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc.
"Ở Trung Quốc, đảng quản lý cả thị trường và đấu trường công cộng", Giáo sư Cheek cho biết "các nhà trí thức to mồm là một sự nguyền rủa với quản lý của đảng, trong một phương cách tương tự như tỷ giá hối đoái thả nổi, rất khó đoán trước".
Kết quả là, ngay khi chính phủ Trung Quốc duy trì quyền kiểm soát ngành công nghiệp trọng điểm, ngân hàng và tỷ giá, hoạt động trong một thị trường tư bản toàn cầu, đất nước này cũng đã thiết lập một bộ phận kiểm soát càn quét thuộc Trung ương Cục Tuyên truyền của mình để thao tác và hạn chế các tranh luận công khai ở Trung Quốc .
"Quan điểm của công chúng trực tiếp là chính phủ này không phải là loại độc tài toàn trị và cũng không phải là tự do. Nó là một cái gì đó ở giữa" Giáo sư Cheek nói.
"Ám chỉ đến cách người Trung Quốc cố gắng điều hành kinh tế thị trường là một phép ẩn dụ hơn. Bởi vì đó là cùng một dân tộc. Đó là cách họ đang cố gắng để là người Trung Quốc và được hiện đại. Đây chính là cách họ kiểm soát cân bằng và đổi mới".
Nhưng Trung Quốc đã phát triển và đạt được đồng thuận về việc mối cân bằng đó phải nằm ở đâu.
Trong hai tháng qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã công khai kêu gọi các cải cách chính trị ở Trung Quốc trong bảy dịp khác nhau. Ông đã kêu gọi tăng cường các quy định của về pháp luật để bảo vệ quyền cá nhân và kêu gọi việc nới lỏng các hạn chế về tự do ngôn luận cho phép người dân có nhiều cơ hội để theo dõi và chỉ trích chính phủ.
Vào cuối tháng Tám, trong chuyến thăm tới thành phố Thẩm Quyến ở phía nam để kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế của Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo đã cảnh báo, "Nếu không có được sự bảo vệ các cải cách chính trị, những thành quả của cải cách kinh tế sẽ bị mất đi và mục tiêu hiện đại hóa sẽ không thực hiện được".
Sau đó, vào Chủ nhật tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn thu hình sẵn với đài truyền hình CNN, ông đã khiến khắp thế giới phải nhíu mày khi khẳng định rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải hành động "theo quy định của hiến pháp và pháp luật", "Tự do ngôn luận là không thể thiếu cho bất kỳ đất nước nào", ông nói thêm, "mong muốn và nhu cầu cho dân chủ và tự do của dân chúng là không thể cưỡng lại".
"Chúng ta cần phải từng bước hoàn thiện hệ thống bầu cử dân chủ để quyền lực nhà nước sẽ phải thực sự thuộc về nhân dân và quyền lực nhà nước sẽ được sử dụng để phục vụ nhân dân", ông tuyên bố.
Vào lúc đó, nhà chức trách Trung Quốc đã tham dự vào một cuộc tăng cường các đàn áp chống lại các nóm nhân quyền và các nhà hoạt động chính trị, ông Lưu (Hiểu ba) đã bị tố cáo như là một kẻ phản bội hình sự và có lẽ đáng sợ hơn là, các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc đã được chỉ thị phải giảm nhẹ hoặc bỏ qua những lời kêu gọi về cải cách chính trị của cả hai ông Ôn (Gia Bảo) và Lưu (Hiểu Ba) ở Trung Quốc.
Bất kỳ tham khảo nào đến cải cách chính trị cắt xén ra từ các thông tin về lời phát biểu và các tường thuật, bình luận, đề cập đến lời kêu gọi cải cách của ông bị kiểm duyệt và loại khỏi mạng Internet ngay lập tức.
Ngược lại, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhận được các tin tường thuật rộng rãi ở Trung Quốc khi ông đến thăm Thâm Quyến ngay sau chuyến thăm của Ôn Gia Bảo và ông đã phát biểu, nhấn mạnh sự cống hiến của mình cho "chủ nghĩa xã hội Trung Quôc đặc sắc".
"Tất cả những gì xảy ra đã rõ ràng là có một phe thiểu số trong Bộ Chính trị muốn thúc đẩy đến công cuộc tự do hóa nhanh hơn một chút nữa. Nhưng không hề có ai ủng hộ dân chủ", Ông Victor Falkenheim, một chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Toronto nhận xét.
"Tuy nhiên, trong những thông số về cải cách như hiện nay, có rất nhiều điều mà họ có thể thực hiện về sự đẩy mạnh đến một quy tắc mạnh hơn của pháp luật, kiểm soát nạn tham nhũng chặt chẽ hơn và một số chính sách ít nghiêm ngặt hơn về các tranh luận và các xuất bản phẩm trên phương tiện truyền thông", ông nói.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa đạt đến một sự đồng thuận. Trong khi một số nhà cải cách trong đảng muốn đưa vào loại bầu cử cạnh tranh trong nội bộ cho các chức vụ quan trọng và quyền tự do truyền thông rộng lớn hơn, thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo lo sợ bất kỳ động thái như vậy có thể dẫn đến bất ổn xã hội và lật đổ đảng lãnh đạo.
Những căng thẳng ấy đã sôi sục hẳn ra ngoài mặt khi 23 cựu quan chức cao cấp đã phổ biến một bức thư ngỏ đến Quốc hội Nhân dân Trung quốc đòi hỏi việc bãi bỏ "bàn tay đen tối vô hình" của sự kiểm duyệt và tôn trọng các quyền tự do đã ghi trong hiến pháp của Trung Quốc.
"Đối với việc quốc gia chúng ta đang tự quảng cáo mình như thể có được một loại "dân chủ xã hội chủ nghĩa "với các đặc tính Trung Quốc quả là một sự xấu hổ. Không chỉ các công dân trung bình, mà ngay cả các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản cũng không hề có tự do ngôn luận hay báo chí" bức thư ngỏ, được ký bởi người cựu bí thư của Mao Trạch Đông và một cựu biên tập viên tờ Nhận Dân Nhật báo trong số nhiều cựu quan chức hàng đầu khác, đã cho biết.
"Nền dân chủ giả trá của sự chính thức thú nhận và sự chối từ khô cứng đã trở thành một nhãn hiệu tai tiếng của lịch sử của nền dân chủ trên thế giới" bức thư nói.
Cam kết hỗ trợ những kêu gọi cải cách của ông Ôn Gia Bảo, các tác giả bức thư yêu cầu chấm dứt sự kiểm duyệt, tư nhân hóa các phương tiện truyền thông và bãi bỏ các quy định về internet.
Hôm thứ Tư, trong vòng vài giờ, lá thư của họ biến mất khỏi trang web của Trung Quốc. Tuy nhiên các tác giả nói rằng họ đã tập hợp được hàng trăm chữ ký hơn nữa khi tài liệu này tiếp tục luân chuyển giữa các tầng lớp ưu tú của Trung Quốc.
Các cuộc tranh luận hiện nay giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể bị thúc dục bởi sự chờ đợi thay đổi hàng lãnh đạo ở phía trên cùng của hệ thống chính trị Trung Quốc, Giáo sư Cheek cho biết.
Bảy trong số chín ủy viên hàng đầu của Bộ Chính trị, bao gồm cả ông Ôn Gia Bảo và ông Hồ Cẩm Đào, sẽ được thay thế cùng với hàng trăm đảng viên cấp dưới và các quan chức chính phủ trong năm 2012.
"Họ có thể đang nâng cốc chúc tụng Hồ Cẩm Đào xuống chức tại cuộc Đại hội lớn tiếp theo của Đảng và họ muốn đặt trong đá, những gì họ cảm thấy là đúng," Giáo sư Cheek nói. "Một số lượng diêm sinh và lửa mà chúng ta nhìn thấy có thể có liên quan đến những gì chúng ta thường thấy ở Canada và Hoa Kỳ khi các chính trị gia huy động nền tảng của họ với các vấn đề nóng như phá thai hoặc y tế".
.
.
.

No comments: