Trần Thành Nam
Đăng ngày 05/10/2010 lúc 00:24:49 EDT
Đăng ngày 05/10/2010 lúc 00:24:49 EDT
Hiện nay hầu như mọi tầng lớp xã hội đều quan tâm sâu sắc đến thực trạng và tương lai của mô hình tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước.
Vậy mô hình kinh tế này của ViệtNam sinh ra từ đâu?
Dù là người ủng hộ hay phản đối mô hình này thì đại đa số các chuyên gia đều nhất trí cho rằng các tổng công ty chuyên ngành và đầu ngành, các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam (xuất thân từ 17 tổng công ty 91 và hơn 80 tổng công ty 90 cũ) đã được sinh ra trên cơ sở chính sách coi lực lượng kinh tế nhà nước là chủ đạo của nền kinh tế quốc gia trong cơ chế thị trường. Đa số cũng cho rằng đó là kết quả từ những cố gắng của chính phủ nhằm xây dựng lực lượng trên theo mô hình các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn và thành công như các keiretsu của Nhật hay các chaebol của Hàn quốc, với hy vọng để chúng có thể cạnh tranh với chính các hình mẫu đó trong nền kinh tế thị trường tương lai.
Khoan hãy nói đến chuyện chúng có cơ hội cạnh tranh được với “cha mẹ nuôi” hay không, mà hãy xem xét lại nguồn gốc sinh ra chúng – có phải là theo các hình mẫu keiretsu hay chaebol hay không, bởi vì điều này vô cùng quan trọng, quyết định việc dự đoán tương lai của chúng?
Theo tôi, chúng ta đã vội vã quên về nguồn gốc sinh ra thực sự của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của ViệtNam hiện nay. Có lý do “chính đáng” cho sự cố tình lảnh tránh hay lãng quên này. Chính sự lãng quên và nhầm lẫn nghiêm trọng về nguồn gốc sinh ra – sự nhầm lẫn về cha sinh mẹ đẻ của mô hình doanh nghiệp này – làm chúng ta luôn tranh cãi nhau về nó, vì không hiểu bản chất thực của mô hình đó, và càng không thể thống nhất trong dự đoán tương lai của nó.
Đó chắc chắn không phải là những đứa con của sự kết hôn giữa kinh tế nhà nước ViệtNam với các ông chaebol hay các bà keiretsu trong điều kiện kinh tế thị trường đang toàn cầu hóa. Đó chỉ là báo chí nước ngoài họ gọi so sánh thế và chúng ta ngộ nhận vậy, tưởng thế là hay. Nếu Việt Nam có các keiretsu, có các chaebol thì đích thị chúng ta là rồng rồi còn gì? Thực ra các ông chaebol các bà keiretsu chẳng dính líu gì đến mô hình tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam cả.
Để tìm hiểu điều này, chúng ta hãy quay lại ít nhất với nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 50 và 60 của các nước phe Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), mà Việt Nam (Miền Bắc) là một. Dù còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn về lý luận, chính trị, kinh nghiệm và thực tiễn, nhưng nói chung các nền kinh tế kế hoạch tập trung của các nước XHCN đều đã phát triển khá ngoạn mục, nhanh và đồng đều trong giai đoạn này. Đó là nhờ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung giai đoạn đầu đã vô tình tách biệt được việc sở hữu và quản lý của nhà nước (thổi còi) ra khỏi nhiệm vụ sản xuất theo những kế hoạch đó (đá bóng) vốn được giao cho rất nhiều các xí nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã và nông trường thực hiện. Việc phân phối kết quả lao động cũng theo kế hoạch và quyền phân phối được tập trung vào trung ương, nên nó cũng vô tình vừa gắn và vừa tách rời hai khu vực với nhau. Trong giai đoạn này, sức sản xuất của con người và cả xã hội được giải phóng tương đối hiệu quả do vấn đề sở hữu phương tiện và thành quả lao động chưa tạo ra những mâu thuẫn xã hội trực tiếp, do người đá bóng (sản xuất) và người thổi còi (quản lý nhà nước) được tách biệt khá rõ ràng ở cấp cơ sở là nơi thực hiện/sản xuất, đều yên tâm (toàn tâm toàn ý) làm tốt công việc của mình. Rất tiếc, sự tăng trưởng này tuy nhanh và mạnh nhưng chỉ thiên về lượng mà không được chú trọng về chất, thiên về hình thức, thiếu nội dung trong mọi khía cạnh cuả nền kinh tế, từ vật chất đến văn hóa, tinh thần, khoa học kỹ thuật, nhất là xã hội, lý luận. Những thiếu hụt, yếu kém về chất của nền kinh tế cũng đã xuất hiện rất nhiều và tích tụ, nhưng bị cố tình bỏ qua, cố tình không được nhận biết để đề phòng, tránh né, ai nhắc đến thì bị trù dập cô lập hoặc cho là phản động…
Đến những năm 70 và 80 tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô bắt đầu có phong trào hình thành các liên hiệp xí nghiệp theo ngành trong mọi ngành kinh tế, được thúc đẩy do sự phát triển về lượng nói trên tạo điều kiện tích lũy tài sản, công cụ, vốn sản xuất. Đây là quá trình chuyển biến tất yếu của sự tích tụ vật chất lớn thành lớn hơn để tăng hơn nữa hiệu quả kinh tế, trình độ kỹ thuật, tập trung nguồn lực đầu tư và nhiều mục tiêu hợp lý khác… Vì sự hợp lý của các mục tiêu và hiệu quả cao mà nó mang lại mà mô hình “liên hiệp các xí nghiệp” hay “tổng công ty” phát triển rất nhanh và không thể cưỡng lại, hình thành các tổ chức kinh tế siêu lớn nhiều tầng lớp lên đến cấp các bộ ngành, đối trọng lại với các tập đoàn kinh tế quốc gia và siêu quốc gia của các nước tư bản trong môi trường của chiến tranh lạnh. Vấn đề là sự phát triển này vẫn chỉ là sự liên kết cơ học, lỏng lẻo, bề ngoài, rất hình thức và không có chất lượng, không có sự kết dính cũng như sự đồng nhất, nhất quán nào… Tóm lại, sức mạnh bên trong là không có, trỗng rỗng, không tương xứng qui mô bên ngoài.
Nhưng đến lúc này thì các liên hiệp xí nghiệp hay các tổng công ty nhà nước lớn nhất nghiễm nhiên trở thành các cơ quan quản lý thực chất ngành của mình, có nghĩa là chúng bắt đầu vừa đá bóng, vừa thổi còi. Nói là “quản lý thực chất” là bởi vì vẫn còn đó các nhà quản lý nhà nước đang bị mất dần thực quyền vì xa rời thực tế và không nắm quyền lực vật chất…
Thế là, trên sân bóng “nền kinh tế XHCN” xuất hiện nhiều người vừa thổi còi cùng lúc vừa đá bóng. Họ vốn là các huấn luyện viên của các đội hay các cầu thủ giỏi, nay được giao vừa đá bóng vừa thổi còi, bên cạnh những tiếng còi ngày càng yếu ớt và lạc điệu của trọng tài chính (quản lý nhà nước) vì họ không “đá bóng” được… Trên sân bóng đó ngày càng ít cầu thủ đá bóng thực sự vì họ phải đá theo nhiều tiếng còi quá. Cuối cùng là họ chỉ đá vờ… là hiệu quả nhất!
Trong các công ty, liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty nhà nước… của nền kinh tế XHCN phát triển và lây lan nhanh chóng bệnh “đá vờ”: quan liêu, hình thức, lãng phí, giả dối, tham nhũng, quyền hành và lợi ích nhóm… Sự mâu thuẫn của việc các đơn vị kinh tế lớn vừa quản lý vừa kinh doanh trên qui mô lớn tạo ra môi trường nguy hiểm cho các “cú đá vờ” lớn, và thuận lợi cho rất nhiều tệ nạn xã hội, đạo đức vốn đã ấp ủ từ giai đoạn phát triển trước đó. Xã hội các nước Đông Âu và Liên Xô từ đó nhanh chóng rối loạn các bậc thang giá trị, đạo đức cá nhân. Xã hội xuống cấp và các tổ chức tan rã hàng loạt.
Chính quá trình hình thành và phát triển chưa đầy 20 năm của mô hình kinh tế tổng công ty nhà nước đã trực tiếp phá vỡ các nền kinh tế và góp phần làm bệnh hoạn không thuốc chữa cho cả xã hội của hệ thống các nước XHCN những năm 80, tạo môi trường hỗn loạn rồi góp phần chính yếu và quyết định vào sự sụp đổ của cả hệ thống các nước XHCN tại Châu Âu, vào chính thời điểm khi mà họ tưởng như đã mơ thấy mình vượt qua chủ nghĩa tư bản và sờ tay vào chủ nghĩa cộng sản.
Đáng lẽ ra những năm 70 và 80 của thể kỷ trước phải là giai đoạn phát triển cực thịnh của các nền kinh tế XHCN, mang tính chất tập trung lượng lớn để chuyển thành chất mới, để “tiến lên chế độ cộng sản chủ nghĩa” như các chính phủ đó tin tưởng và kỳ vọng. Điều bất ngờ đã xảy ra là bởi cái chất bên trong không có gì vì không được coi trọng nhiều năm trước đó của chính thể, hay cái có đó lại là sự nhu nhược, ung thối tràn lan nay được nhanh chóng phát tán dẫn đến tan nát cả hệ thống và toàn xã hội!
Những kẻ, vào những năm 50-60, đã bỏ qua và bao che tội trộm gà của những đứa trẻ lớp con cháu mình thì đến năm 80-90 đã phải đắng họng chấp nhận bị chúng (lớn khôn và có quyền hành rồi) ngang nhiên trộm hết trâu bò cày kéo của các “hợp tác xã” xã hội chủ nghĩa đem thịt hay chiếm dụng riêng, khiến thương hiệu HỢP TÁC XÃ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA sập tiệm hoàn toàn trên trái đất.
Khi các nước XHCN châu Âu sụp đổ, cả Trung Quốc và ViệtNam đều choáng váng vì số phận của các bậc tiền bối và lo sợ cho tương lại của chính mình. Họ nhanh chóng quy các nguyên nhân và trách nhiệm làm sụp đổ cho các đường lối chính trị sai lầm hay/và sự yếu kém của tổ chức cá nhân lãnh đạo trong các đảng cầm quyền của các nước “đàn anh” đó, mà không ai thực sự nhìn thấy và chỉ ra nguyên nhân sâu xa và quyết định nhất chính là sự nguy hại bệnh hoạn của mô hình kinh tế dựa trên các tổng công ty nhà nước làm lực lượng chủ đạo (khi đó thậm chí gần như là duy nhất).
Công bằng mà nói, mô hình liên hiệp xí nghiệp hay tổng công ty nhà nước XHCN chỉ là những mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, bất công và các loại bệnh hoạn xã hội khác nảy mầm và phát triển man rợ mà thôi. Bản thân chúng không làm sụp đổ cả thể chế được, nhưng các thể chế XHCN lại đứng trên chúng, dồn vốn xã hội cho chúng, hy vọng được dựa vào chúng để có sức mạnh kinh tế. Tác nhân phá hủy nằm ở chính “cơ chế”, chính sách, đường lối và đạo đức con người trong các tổ chức trong toàn xã hội. Còn những hạt giống bệnh hoạn đã luôn có sẵn trong mỗi con người. Khi có thêm trong những sai lầm lý luận chính trị, cơ sở lý thuyết và các phương thức tổ chức xã hội của các nền kinh tế tự gọi mình là XHCN chăm vun vào, khuyến khích thêm, chúng phát triển và “phát huy tác dụng” nhanh đến không ai có thể ngờ tới.
Tại Trung Quốc và Việt Nam những năm cuối 80 đầu 90 cũng đã hình thành các tổng công ty toàn ngành với tất cả các hệ lụy bệnh hoạn của chúng như ở các nước XHCN châu Âu trước đó. Nhưng do đặc thù văn hóa châu Á, do đặc thù của các đảng cộng sản châu Á (“chuyên chính vô sản” hơn), và nhất là do họ là người phải học theo Liên Xô và Đông Âu nên các tổng công ty nhà nước XHCN ở châu Á được hình thành muộn hơn chừng 5-10 năm. Các tổng công ty nhà nước XHCN châu Á chưa kịp “biến lượng lớn thành chất mới” để làm nền kinh tế XHCN của nước mình sụp đổ thì các đảng cộng sản cầm quyền đã phải tiến hành gấp rút các cuộc cải tổ chính trị rộng khắp để cứu vãn chế độ. Trung Quốc thì tiến hành “mở cửa”, Việt Nam thì “đổi mới”, còn Bắc Triều Tiên thì “đóng cửa”… Các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam thì thoi thóp như người bị ung thư giai đoạn cuối, ở Trung Quốc thì chúng hung hăng như người bị tâm thần, còn ở Bắc Triều Tiên thì chúng trở nên độc đoán như những kẻ quản ngục…
Hai mươi năm sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN, nhân dân ViệtNam thần kỳ vực dậy đất nước mình, nền kinh tế từng bước phục hồi với nhiều thành phần mới. Những kẻ vượt qua “ung thư giai đoạn cuối” vẫn được coi là “lực lượng chủ đạo”, đã vô thức quên mất cha sinh mẹ đẻ của chúng là ai. Lý do: điều đó nhắc đến cái chết hàng loạt đã nói trên của các nền kinh tế XHCN Châu Âu! Tâm thức con người có bản năng tránh né sự đau buồn, tâm thức xã hội và nhà nước hóa ra cũng vậy! Thay vào lý lịch đó, chính phủ khoác lên chúng hai chữ “tập đoàn” mới mượn từ các nền kinh tế tư bản mà cụ thể là từ Nhật và Hàn Quốc, và chỉ sang tư bản bảo với chúng rằng cha mẹ chúng là nền kinh tế thị trường, hãy ra đó mà tung hoành và chủ đạo!
Không ai muốn nhớ và nhắc nhở rằng chúng là con cháu thực và mang gen di truyền của những tổng công ty toàn ngành nhà nước bên trời Âu đã từng phá vỡ nhanh chóng các nền kinh tế từng khá hùng mạnh của các nước XHCN châu Âu thuở nào.
Vậy mô hình kinh tế này của Việt
Dù là người ủng hộ hay phản đối mô hình này thì đại đa số các chuyên gia đều nhất trí cho rằng các tổng công ty chuyên ngành và đầu ngành, các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam (xuất thân từ 17 tổng công ty 91 và hơn 80 tổng công ty 90 cũ) đã được sinh ra trên cơ sở chính sách coi lực lượng kinh tế nhà nước là chủ đạo của nền kinh tế quốc gia trong cơ chế thị trường. Đa số cũng cho rằng đó là kết quả từ những cố gắng của chính phủ nhằm xây dựng lực lượng trên theo mô hình các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn và thành công như các keiretsu của Nhật hay các chaebol của Hàn quốc, với hy vọng để chúng có thể cạnh tranh với chính các hình mẫu đó trong nền kinh tế thị trường tương lai.
Khoan hãy nói đến chuyện chúng có cơ hội cạnh tranh được với “cha mẹ nuôi” hay không, mà hãy xem xét lại nguồn gốc sinh ra chúng – có phải là theo các hình mẫu keiretsu hay chaebol hay không, bởi vì điều này vô cùng quan trọng, quyết định việc dự đoán tương lai của chúng?
Theo tôi, chúng ta đã vội vã quên về nguồn gốc sinh ra thực sự của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt
Đó chắc chắn không phải là những đứa con của sự kết hôn giữa kinh tế nhà nước Việt
Để tìm hiểu điều này, chúng ta hãy quay lại ít nhất với nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 50 và 60 của các nước phe Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), mà Việt Nam (Miền Bắc) là một. Dù còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn về lý luận, chính trị, kinh nghiệm và thực tiễn, nhưng nói chung các nền kinh tế kế hoạch tập trung của các nước XHCN đều đã phát triển khá ngoạn mục, nhanh và đồng đều trong giai đoạn này. Đó là nhờ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung giai đoạn đầu đã vô tình tách biệt được việc sở hữu và quản lý của nhà nước (thổi còi) ra khỏi nhiệm vụ sản xuất theo những kế hoạch đó (đá bóng) vốn được giao cho rất nhiều các xí nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã và nông trường thực hiện. Việc phân phối kết quả lao động cũng theo kế hoạch và quyền phân phối được tập trung vào trung ương, nên nó cũng vô tình vừa gắn và vừa tách rời hai khu vực với nhau. Trong giai đoạn này, sức sản xuất của con người và cả xã hội được giải phóng tương đối hiệu quả do vấn đề sở hữu phương tiện và thành quả lao động chưa tạo ra những mâu thuẫn xã hội trực tiếp, do người đá bóng (sản xuất) và người thổi còi (quản lý nhà nước) được tách biệt khá rõ ràng ở cấp cơ sở là nơi thực hiện/sản xuất, đều yên tâm (toàn tâm toàn ý) làm tốt công việc của mình. Rất tiếc, sự tăng trưởng này tuy nhanh và mạnh nhưng chỉ thiên về lượng mà không được chú trọng về chất, thiên về hình thức, thiếu nội dung trong mọi khía cạnh cuả nền kinh tế, từ vật chất đến văn hóa, tinh thần, khoa học kỹ thuật, nhất là xã hội, lý luận. Những thiếu hụt, yếu kém về chất của nền kinh tế cũng đã xuất hiện rất nhiều và tích tụ, nhưng bị cố tình bỏ qua, cố tình không được nhận biết để đề phòng, tránh né, ai nhắc đến thì bị trù dập cô lập hoặc cho là phản động…
Đến những năm 70 và 80 tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô bắt đầu có phong trào hình thành các liên hiệp xí nghiệp theo ngành trong mọi ngành kinh tế, được thúc đẩy do sự phát triển về lượng nói trên tạo điều kiện tích lũy tài sản, công cụ, vốn sản xuất. Đây là quá trình chuyển biến tất yếu của sự tích tụ vật chất lớn thành lớn hơn để tăng hơn nữa hiệu quả kinh tế, trình độ kỹ thuật, tập trung nguồn lực đầu tư và nhiều mục tiêu hợp lý khác… Vì sự hợp lý của các mục tiêu và hiệu quả cao mà nó mang lại mà mô hình “liên hiệp các xí nghiệp” hay “tổng công ty” phát triển rất nhanh và không thể cưỡng lại, hình thành các tổ chức kinh tế siêu lớn nhiều tầng lớp lên đến cấp các bộ ngành, đối trọng lại với các tập đoàn kinh tế quốc gia và siêu quốc gia của các nước tư bản trong môi trường của chiến tranh lạnh. Vấn đề là sự phát triển này vẫn chỉ là sự liên kết cơ học, lỏng lẻo, bề ngoài, rất hình thức và không có chất lượng, không có sự kết dính cũng như sự đồng nhất, nhất quán nào… Tóm lại, sức mạnh bên trong là không có, trỗng rỗng, không tương xứng qui mô bên ngoài.
Nhưng đến lúc này thì các liên hiệp xí nghiệp hay các tổng công ty nhà nước lớn nhất nghiễm nhiên trở thành các cơ quan quản lý thực chất ngành của mình, có nghĩa là chúng bắt đầu vừa đá bóng, vừa thổi còi. Nói là “quản lý thực chất” là bởi vì vẫn còn đó các nhà quản lý nhà nước đang bị mất dần thực quyền vì xa rời thực tế và không nắm quyền lực vật chất…
Thế là, trên sân bóng “nền kinh tế XHCN” xuất hiện nhiều người vừa thổi còi cùng lúc vừa đá bóng. Họ vốn là các huấn luyện viên của các đội hay các cầu thủ giỏi, nay được giao vừa đá bóng vừa thổi còi, bên cạnh những tiếng còi ngày càng yếu ớt và lạc điệu của trọng tài chính (quản lý nhà nước) vì họ không “đá bóng” được… Trên sân bóng đó ngày càng ít cầu thủ đá bóng thực sự vì họ phải đá theo nhiều tiếng còi quá. Cuối cùng là họ chỉ đá vờ… là hiệu quả nhất!
Trong các công ty, liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty nhà nước… của nền kinh tế XHCN phát triển và lây lan nhanh chóng bệnh “đá vờ”: quan liêu, hình thức, lãng phí, giả dối, tham nhũng, quyền hành và lợi ích nhóm… Sự mâu thuẫn của việc các đơn vị kinh tế lớn vừa quản lý vừa kinh doanh trên qui mô lớn tạo ra môi trường nguy hiểm cho các “cú đá vờ” lớn, và thuận lợi cho rất nhiều tệ nạn xã hội, đạo đức vốn đã ấp ủ từ giai đoạn phát triển trước đó. Xã hội các nước Đông Âu và Liên Xô từ đó nhanh chóng rối loạn các bậc thang giá trị, đạo đức cá nhân. Xã hội xuống cấp và các tổ chức tan rã hàng loạt.
Chính quá trình hình thành và phát triển chưa đầy 20 năm của mô hình kinh tế tổng công ty nhà nước đã trực tiếp phá vỡ các nền kinh tế và góp phần làm bệnh hoạn không thuốc chữa cho cả xã hội của hệ thống các nước XHCN những năm 80, tạo môi trường hỗn loạn rồi góp phần chính yếu và quyết định vào sự sụp đổ của cả hệ thống các nước XHCN tại Châu Âu, vào chính thời điểm khi mà họ tưởng như đã mơ thấy mình vượt qua chủ nghĩa tư bản và sờ tay vào chủ nghĩa cộng sản.
Đáng lẽ ra những năm 70 và 80 của thể kỷ trước phải là giai đoạn phát triển cực thịnh của các nền kinh tế XHCN, mang tính chất tập trung lượng lớn để chuyển thành chất mới, để “tiến lên chế độ cộng sản chủ nghĩa” như các chính phủ đó tin tưởng và kỳ vọng. Điều bất ngờ đã xảy ra là bởi cái chất bên trong không có gì vì không được coi trọng nhiều năm trước đó của chính thể, hay cái có đó lại là sự nhu nhược, ung thối tràn lan nay được nhanh chóng phát tán dẫn đến tan nát cả hệ thống và toàn xã hội!
Những kẻ, vào những năm 50-60, đã bỏ qua và bao che tội trộm gà của những đứa trẻ lớp con cháu mình thì đến năm 80-90 đã phải đắng họng chấp nhận bị chúng (lớn khôn và có quyền hành rồi) ngang nhiên trộm hết trâu bò cày kéo của các “hợp tác xã” xã hội chủ nghĩa đem thịt hay chiếm dụng riêng, khiến thương hiệu HỢP TÁC XÃ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA sập tiệm hoàn toàn trên trái đất.
Khi các nước XHCN châu Âu sụp đổ, cả Trung Quốc và Việt
Công bằng mà nói, mô hình liên hiệp xí nghiệp hay tổng công ty nhà nước XHCN chỉ là những mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, bất công và các loại bệnh hoạn xã hội khác nảy mầm và phát triển man rợ mà thôi. Bản thân chúng không làm sụp đổ cả thể chế được, nhưng các thể chế XHCN lại đứng trên chúng, dồn vốn xã hội cho chúng, hy vọng được dựa vào chúng để có sức mạnh kinh tế. Tác nhân phá hủy nằm ở chính “cơ chế”, chính sách, đường lối và đạo đức con người trong các tổ chức trong toàn xã hội. Còn những hạt giống bệnh hoạn đã luôn có sẵn trong mỗi con người. Khi có thêm trong những sai lầm lý luận chính trị, cơ sở lý thuyết và các phương thức tổ chức xã hội của các nền kinh tế tự gọi mình là XHCN chăm vun vào, khuyến khích thêm, chúng phát triển và “phát huy tác dụng” nhanh đến không ai có thể ngờ tới.
Tại Trung Quốc và Việt Nam những năm cuối 80 đầu 90 cũng đã hình thành các tổng công ty toàn ngành với tất cả các hệ lụy bệnh hoạn của chúng như ở các nước XHCN châu Âu trước đó. Nhưng do đặc thù văn hóa châu Á, do đặc thù của các đảng cộng sản châu Á (“chuyên chính vô sản” hơn), và nhất là do họ là người phải học theo Liên Xô và Đông Âu nên các tổng công ty nhà nước XHCN ở châu Á được hình thành muộn hơn chừng 5-10 năm. Các tổng công ty nhà nước XHCN châu Á chưa kịp “biến lượng lớn thành chất mới” để làm nền kinh tế XHCN của nước mình sụp đổ thì các đảng cộng sản cầm quyền đã phải tiến hành gấp rút các cuộc cải tổ chính trị rộng khắp để cứu vãn chế độ. Trung Quốc thì tiến hành “mở cửa”, Việt Nam thì “đổi mới”, còn Bắc Triều Tiên thì “đóng cửa”… Các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam thì thoi thóp như người bị ung thư giai đoạn cuối, ở Trung Quốc thì chúng hung hăng như người bị tâm thần, còn ở Bắc Triều Tiên thì chúng trở nên độc đoán như những kẻ quản ngục…
Hai mươi năm sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN, nhân dân Việt
Không ai muốn nhớ và nhắc nhở rằng chúng là con cháu thực và mang gen di truyền của những tổng công ty toàn ngành nhà nước bên trời Âu đã từng phá vỡ nhanh chóng các nền kinh tế từng khá hùng mạnh của các nước XHCN châu Âu thuở nào.
Đến đây thì chúng ta đã hiểu và trả lời được câu hỏi: cha sinh mẹ đẻ của mô hình tổng công ty và tập đoàn nhà nước là ai? Khi biết thân cha thế mẹ của một người là ai thì chúng ta dễ đoán sự nghiệp tương lai của kẻ đó, thông qua hiểu biết về sự nghiệp của cha mẹ họ. Điều đó giúp chúng ta không cần tranh luận về sứ mệnh và tương lai của mô hình tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam nữa.
Nếu sự nghiệp vang dội của cha mẹ – mô hình mẫu – của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là phá vỡ nhanh chóng trong thời gian chưa đầy 20 năm và phá hủy toàn diện một loạt các nền kinh tế XHCN khá hùng mạnh của đất nước họ, thì có lẽ sự nghiệp của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam hiện nay cũng sẽ như thế thôi, hay có khi còn vang dội hơn. Điều mà cha mẹ phải làm trong 20 năm, thường con cái chỉ cần làm trong 5-10 năm thôi.
Vậy là chúng ta cũng đã trả lời được cả câu hỏi thứ hai: Các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của ViệtNam sẽ đi về đâu? Đó là: Chúng sẽ thực hiện sứ mệnh của chúng. Chúng sẽ phá vỡ hoàn toàn và nhanh chóng nền kinh tế của Việt Nam .
Chúng ta đã có một số “kết quả ban đầu” qua thành tích gần đây của tập đoàn kinh tế Vinashin. Giống như trước Khởi nghĩa 1945 đã có Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930, trước Đồng Khởi 1960 đã có Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940 vậy. Nhưng tại sao lại là Vinashin “nổ phát súng đầu tiên” mà không phải tập đoàn nào khác? Có vài ba nguyên nhân góp lại làm nên chuyện này.
Nếu sự nghiệp vang dội của cha mẹ – mô hình mẫu – của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là phá vỡ nhanh chóng trong thời gian chưa đầy 20 năm và phá hủy toàn diện một loạt các nền kinh tế XHCN khá hùng mạnh của đất nước họ, thì có lẽ sự nghiệp của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam hiện nay cũng sẽ như thế thôi, hay có khi còn vang dội hơn. Điều mà cha mẹ phải làm trong 20 năm, thường con cái chỉ cần làm trong 5-10 năm thôi.
Vậy là chúng ta cũng đã trả lời được cả câu hỏi thứ hai: Các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt
Chúng ta đã có một số “kết quả ban đầu” qua thành tích gần đây của tập đoàn kinh tế Vinashin. Giống như trước Khởi nghĩa 1945 đã có Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930, trước Đồng Khởi 1960 đã có Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940 vậy. Nhưng tại sao lại là Vinashin “nổ phát súng đầu tiên” mà không phải tập đoàn nào khác? Có vài ba nguyên nhân góp lại làm nên chuyện này.
- Thứ nhất, Vinashin hoạt động trong ngành công nghiệp cần vốn rất lớn nhưng lại chỉ bán được sức lao động của công nhân là chính. Ở đấy không có dầu bơm lên mà đổi đôla, không có than đào lên mà bán, không có điện nước cứ đo đếm mà thu tiền. Chỉ có nhân công lao có động chất lượng và có hiệu quả mới đổi lấy tiền của người khác được. Ở đó cứ phạm sai lầm làm mất mát lớn, rất lớn qua đồng tiền lãi vay, qua số vốn đầu tư lớn nằm chết và qua số tiền để nuôi giữ lực lượng lao động cực lớn… Ở đó cần nhất cái tâm sáng của những con người và cơ cấu tài chính minh bạch. Cả hai điều này đã không có tại Vinashin; tất cả các tập đoàn khác có lẽ cũng thế thôi, không có.
- Thứ hai, Vinashin lại được nhà nước kỳ vọng và giao trọng trách làm trụ cột cho việc thực hiện chiến lược biển quốc gia, với một số vốn cực lớn và sự ưu ái đặc biệt thông thoáng. Việc này giống như một gia đình nghèo giao cả tài sản cho cậu trai út đóng thuyền đi buôn và tìm đường đi cho cả nhà, chỉ vì cậu hứa sẽ làm được. Thực tế là cậu không đủ sức, ít kinh nghiệm nhất. Cậu còn không thích sửa chữa tàu bè và chưa bao giờ biết quản lý tiền cả nên cậu mang tiền đi đầu tư đất đai và ăn tiêu sạch. Con tàu để ra khơi vẫn chưa mua ván để đóng… Tóm lại cậu út đã bị số tiền vốn đè bẹp dí trước khi có thể điều khiển được nó.
- Thứ ba, mô hình tổng công ty rồi tập đoàn kinh tế cho Vinashin quá nhiều quyền quản lý và huy động vốn đầu tư mà không đòi hỏi phải có năng lực và kết quả gì tương xứng. Thế là Vinashin sát nhập mọi loại đơn vị khác đang hấp hối vào với mình để “phát triển” theo chiều rộng. Số tiền Vinashin vay chỉ đủ để làm lễ khởi công các công trình hoành tráng khắp đất nước là đủ… bốc hơi hết. Điều này giống hệt các công trình lớn của các tổng công ty nhà nước bên Liên Xô và Đông Âu những năm 80, để lại cảnh hoang tàn khắp nơi mà nhiều năm sau người ta vẫn phải dọn dẹp.
- Thứ hai, Vinashin lại được nhà nước kỳ vọng và giao trọng trách làm trụ cột cho việc thực hiện chiến lược biển quốc gia, với một số vốn cực lớn và sự ưu ái đặc biệt thông thoáng. Việc này giống như một gia đình nghèo giao cả tài sản cho cậu trai út đóng thuyền đi buôn và tìm đường đi cho cả nhà, chỉ vì cậu hứa sẽ làm được. Thực tế là cậu không đủ sức, ít kinh nghiệm nhất. Cậu còn không thích sửa chữa tàu bè và chưa bao giờ biết quản lý tiền cả nên cậu mang tiền đi đầu tư đất đai và ăn tiêu sạch. Con tàu để ra khơi vẫn chưa mua ván để đóng… Tóm lại cậu út đã bị số tiền vốn đè bẹp dí trước khi có thể điều khiển được nó.
- Thứ ba, mô hình tổng công ty rồi tập đoàn kinh tế cho Vinashin quá nhiều quyền quản lý và huy động vốn đầu tư mà không đòi hỏi phải có năng lực và kết quả gì tương xứng. Thế là Vinashin sát nhập mọi loại đơn vị khác đang hấp hối vào với mình để “phát triển” theo chiều rộng. Số tiền Vinashin vay chỉ đủ để làm lễ khởi công các công trình hoành tráng khắp đất nước là đủ… bốc hơi hết. Điều này giống hệt các công trình lớn của các tổng công ty nhà nước bên Liên Xô và Đông Âu những năm 80, để lại cảnh hoang tàn khắp nơi mà nhiều năm sau người ta vẫn phải dọn dẹp.
Các tập đoàn khác cũng có ba vấn đề đầu tiên trên ở mức độ khác nhau không hề kém nghiêm trọng, nhưng họ có vốn kinh doanh tự có rất lớn từ việc bán rẻ tài nguyên đất nước (dầu khí, điện, nước, than, khoáng sản…) – cái mà họ có thực quyền quản lý, nên họ còn đang xoay sở, chưa sụp đổ mà thôi.
Rồi sẽ đến ngày các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam đồng loạt “chuyển lượng thành chất”, hay đồng loạt sụp đổ, hay sụp đổ theo dây chuyền – anh này kéo anh kia theo. Lúc đó là chúng hoàn thành “sứ mệnh” của mình – làm cho nền kinh tế quốc gia sụp đổ (vì chúng là lực lượng chủ đạo), nhờ có cái gen mà chúng mang theo trong mình từ khi cha sinh mẹ đẻ – cái gen tài năng vừa đá bóng vừa thổi còi. Người biết chuyện gọi đó là cuộc cách mạng đổi màu-chuyển sở hữu. Vật chất không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển từ chủ này sang chủ khác.
Ở đây nảy sinh câu hỏi thứ ba: Ai sẽ được lợi khi điều đó xảy ra? Ai sẽ là chủ mới của các Tổng công ty và tập đoàn đó khi không còn nhà nước vốn bảo hộ cho chúng? Câu hỏi này hơi phức tạp và xin để làm chủ đề cho phần sau.
Rồi sẽ đến ngày các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam đồng loạt “chuyển lượng thành chất”, hay đồng loạt sụp đổ, hay sụp đổ theo dây chuyền – anh này kéo anh kia theo. Lúc đó là chúng hoàn thành “sứ mệnh” của mình – làm cho nền kinh tế quốc gia sụp đổ (vì chúng là lực lượng chủ đạo), nhờ có cái gen mà chúng mang theo trong mình từ khi cha sinh mẹ đẻ – cái gen tài năng vừa đá bóng vừa thổi còi. Người biết chuyện gọi đó là cuộc cách mạng đổi màu-chuyển sở hữu. Vật chất không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển từ chủ này sang chủ khác.
Ở đây nảy sinh câu hỏi thứ ba: Ai sẽ được lợi khi điều đó xảy ra? Ai sẽ là chủ mới của các Tổng công ty và tập đoàn đó khi không còn nhà nước vốn bảo hộ cho chúng? Câu hỏi này hơi phức tạp và xin để làm chủ đề cho phần sau.
Trần Thành Nam
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment