Lê Lô
Wednesday, October 20, 2010
LTS. Đây là một bài viết về Hà Nội cách đây đã sáu năm. Với một Hà Nội vừa kỷ niệm 1000 năm, mời quý độc giả so sánh xem có khác biệt gì đáng kể giữa những điều mô tả trong bài vào năm 2004 và con người, đời sống thủ đô ngày nay? DĐTK
Lê Lô
(Tiếp theo và hết)
Vi hiến
Trung tâm đầu não của quốc gia Ba Ðình không phải là hội trường Ba Ðình, nơi quốc hội họp, mà ở số 5 Nguyễn Cảnh Chân, tổng hành dinh của ÐCSVN.
Số 5 Nguyễn Cảnh Chân đưa ra mọi quyết định liên quan đến đất nước ViệtNam .
Quốc hội, cơ quan lập pháp, xương sống của mọi nền dân chủ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam là tiểu đơn vị có mục đích hợp pháp hóa các quyết định đã được nhất trí từ tổng hành dinh Nguyễn Cảnh Chân.
Chủ tịch nước là người không có trách nhiệm nào cả trừ nhiệm vụ ký các đạo luật đã được tiểu đơn vị quốc hội thông qua. Vì vậy chủ tịch nước không bao giờ phạm sai lầm (trừ một số sai lầm là đã không kín đáo trong việc kinh doanh riêng).
Thủ tướng và các bộ, cũng bắt chước người ta gọi là hành pháp nhưng thực ra cũng là một tiểu đơn vị, thực thi đường hướng từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân.
Nếu mọi quốc gia đều có hai vấn đề lớn là đối nội và đối ngoại thì quốc gia Ba Ðình cũng vậy, chỉ có cách ‘đối’ là khác.
Ðối nội thì tiểu đơn vị quan trọng nhất là Bộ Công an. Bộ Công an sẽ tổ chức ruồng bố, canh gác (và tất nhiên là bắt giữ) tất cả các tiểu đơn vị khác không chịu, hay làm không đúng, chỉ thị từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân. Trong hệ thống cai trị của quốc gia Ba Ðình, cũng như các nước khác, đều có ngành tư pháp với hệ thống tòa án từ thấp lên cao. Cái khác của các nước khác và quốc gia Ba Ðình là ở chỗ, trong khi nước khác dùng lực lượng công an hay cảnh sát là biểu tượng bảo vệ pháp luật hay thi hành mệnh lệnh của tòa án thì ở quốc gia Ba Ðình, qui ước này được thực hành ngược lại. Ở tầm vĩ mô, tòa án có nhiệm vụ thực hiện chỉ thị từ tổng hành dinh Nguyễn Cảnh Chân. Ở tầm vi mô, công an giữ trật tự để tòa án làm theo sự chỉ đạo từ tổng hành dinh. Nếu có một quan tòa – trong lịch sử cầm quyền của ÐCSVN chưa hề có – lỡ phán xét một phiên tòa theo lương tâm thì cầm chắc công an sẽ đóng vai quan tòa và ‘xử’ ông ta hay chị ta tại chỗ. Thí dụ không thiếu. Gần đây nhất là vụ xử kín ông Nguyễn Vũ Bình ở Hà Nội. Nguyên đơn của vụ án này là số 5 Nguyễn Cảnh Chân, đã thưa bị đơn vì dám xin nguyên đơn thành lập Ðảng Tự do Dân chủ đối lập. Tòa không xử vụ án này ở... trụ sở tòa án (kỳ chưa), mà xử ở một cơ quan khác nằm ở vị trí ít người biết là phố Ðội Cấn. Xử len lén như vậy vì nguyên đơn, cũng là quan tòa, chắc cũng thấy cả thẹn vì cái vụ thưa gửi kỳ cục này.
Về đối ngoại, trên nguyên tắc là Bộ Ngoại giao, nhưng thực ra là Ủy ban Ðối ngoại Trung ương (Ðảng). Thí dụ cũng không thiếu (cái siêu việt của cộng sản là cái gì cũng thực, cũng có cơ sở, đều dễ chứng minh vì toàn là... hiện thực xã hội chủ nghĩa không hà). Trong Bộ Ngoại giao có một tiểu-tiểu đơn vị là Ủy ban về người ViệtNam ở Nước ngoài. Ông Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay (2004) là Nguyễn Di Niên, trước khi lên Bộ trưởng đã làm Chủ nhiệm cái Ủy ban này. Như tên gọi, nhiệm vụ của Ủy ban này là lo “mọi khâu liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.” Thế nhưng do nguyên tắc riêng của quốc gia Ba Ðình, Ủy ban này, và cả tiểu đội trưởng của tiểu đơn vị Ngoại giao, đã không dám làm nhiệm vụ của mình. Vì nhiệm vụ này đã được thực thi từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân, do một người không dính dáng gì đến Bộ Ngoại giao, cũng không nằm trong tiểu đơn vị hành pháp hay lập pháp gì ráo trọi, là ông Phan Diễn. Ông Diễn là Thường trực Ban Bí thư, tức phó Tổng bí thư Ðảng, nhưng quyền nhiều hơn vì ông quyết định các vấn đề quan trọng hàng ngày (“thường trực”). Ông Diễn đã làm công việc của Bộ Ngoại giao là ký (đại) cái Nghị quyết (số) 36 về người Việt Nam ở nước ngoài.
Hà Nội nói họ cũng dân chủ, gọi là dân chủ tập trung. Ông Phan Diễn, dù quyền hành bao trùm, nhưng không có nhiệm vụ gì trong hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam . Nhiệm vụ của ông là “tập trung” đứng đằng sau giựt dây cho những người đã xuất đầu lộ mặt làm việc. Vậy mà ông không yên tâm, ông ló mặt ra ký (luôn) một nghị quyết không thuộc phần vụ của mình, vì ông, và đồng chí của ông, đã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ riêng của quốc gia Ba Ðình.
Cái đáng phiền là nguyên tắc riêng đó được áp đặt trên cả nước chứ không chỉ dùng riêng trong bán kính một cây số từ tâm điểm cái lăng.
Người Hà Nội không biết nói
Số 5 Nguyễn Cảnh Chân đưa ra mọi quyết định liên quan đến đất nước Việt
Quốc hội, cơ quan lập pháp, xương sống của mọi nền dân chủ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam là tiểu đơn vị có mục đích hợp pháp hóa các quyết định đã được nhất trí từ tổng hành dinh Nguyễn Cảnh Chân.
Chủ tịch nước là người không có trách nhiệm nào cả trừ nhiệm vụ ký các đạo luật đã được tiểu đơn vị quốc hội thông qua. Vì vậy chủ tịch nước không bao giờ phạm sai lầm (trừ một số sai lầm là đã không kín đáo trong việc kinh doanh riêng).
Thủ tướng và các bộ, cũng bắt chước người ta gọi là hành pháp nhưng thực ra cũng là một tiểu đơn vị, thực thi đường hướng từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân.
Nếu mọi quốc gia đều có hai vấn đề lớn là đối nội và đối ngoại thì quốc gia Ba Ðình cũng vậy, chỉ có cách ‘đối’ là khác.
Ðối nội thì tiểu đơn vị quan trọng nhất là Bộ Công an. Bộ Công an sẽ tổ chức ruồng bố, canh gác (và tất nhiên là bắt giữ) tất cả các tiểu đơn vị khác không chịu, hay làm không đúng, chỉ thị từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân. Trong hệ thống cai trị của quốc gia Ba Ðình, cũng như các nước khác, đều có ngành tư pháp với hệ thống tòa án từ thấp lên cao. Cái khác của các nước khác và quốc gia Ba Ðình là ở chỗ, trong khi nước khác dùng lực lượng công an hay cảnh sát là biểu tượng bảo vệ pháp luật hay thi hành mệnh lệnh của tòa án thì ở quốc gia Ba Ðình, qui ước này được thực hành ngược lại. Ở tầm vĩ mô, tòa án có nhiệm vụ thực hiện chỉ thị từ tổng hành dinh Nguyễn Cảnh Chân. Ở tầm vi mô, công an giữ trật tự để tòa án làm theo sự chỉ đạo từ tổng hành dinh. Nếu có một quan tòa – trong lịch sử cầm quyền của ÐCSVN chưa hề có – lỡ phán xét một phiên tòa theo lương tâm thì cầm chắc công an sẽ đóng vai quan tòa và ‘xử’ ông ta hay chị ta tại chỗ. Thí dụ không thiếu. Gần đây nhất là vụ xử kín ông Nguyễn Vũ Bình ở Hà Nội. Nguyên đơn của vụ án này là số 5 Nguyễn Cảnh Chân, đã thưa bị đơn vì dám xin nguyên đơn thành lập Ðảng Tự do Dân chủ đối lập. Tòa không xử vụ án này ở... trụ sở tòa án (kỳ chưa), mà xử ở một cơ quan khác nằm ở vị trí ít người biết là phố Ðội Cấn. Xử len lén như vậy vì nguyên đơn, cũng là quan tòa, chắc cũng thấy cả thẹn vì cái vụ thưa gửi kỳ cục này.
Về đối ngoại, trên nguyên tắc là Bộ Ngoại giao, nhưng thực ra là Ủy ban Ðối ngoại Trung ương (Ðảng). Thí dụ cũng không thiếu (cái siêu việt của cộng sản là cái gì cũng thực, cũng có cơ sở, đều dễ chứng minh vì toàn là... hiện thực xã hội chủ nghĩa không hà). Trong Bộ Ngoại giao có một tiểu-tiểu đơn vị là Ủy ban về người Việt
Hà Nội nói họ cũng dân chủ, gọi là dân chủ tập trung. Ông Phan Diễn, dù quyền hành bao trùm, nhưng không có nhiệm vụ gì trong hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Cái đáng phiền là nguyên tắc riêng đó được áp đặt trên cả nước chứ không chỉ dùng riêng trong bán kính một cây số từ tâm điểm cái lăng.
Người Hà Nội không biết nói
Người Hà Nội không hẳn là phải sinh và lớn lên ở Hà Nội. Người Hà Nội bây giờ là dân tứ xứ và tứ chiếng, quê quán loanh quanh ở miền Bắc nhưng sống lâu ở Hà Nội thì thành người Hà Nội. Ông Nông Ðức Mạnh, thí dụ, không sinh ở Hà Nội nhưng thuộc về người Hà Nội. Nói chung, người Hà Nội ở đây phải là người có gốc gác ở các tỉnh phía Bắc vì họ có nhiều điểm chung, đặc biệt nhất là thích nói. Còn người Nam bộ mà có sống lâu ở Bắc thì vẫn là Nam bộ, như ông Phan Văn Khải chẳng hạn, vì giọng lưỡi Nam bộ rất khác.
Hà Nội của thời Thạch Lam, thời chiến tranh không biết ra sao nhưng cái vẻ bên ngoài chắc vẫn là nét e ấp kín đáo. Người Hà Nội có vẻ như lịch thiệp, ăn nói thâm trầm, và người Hà Nội vẫn tự hào về điều đó, cái tự hào của phần lớn dân thủ đô ở nhiều nước khác.
Thực ra, ở chung với Hà Nội thời hiện tại thì thấy cái rõ nhất là người Hà Nội thích xài bạc giả. Họ nói khác những gì họ nghĩ. Nếu bản chất của tiếng Việt là thiếu chính xác, và bản sắc của người Việt là nói vòng quanh chủ đề, thì Hà Nội là đại diện chân chính của hai yếu tố này. Họ ưa nói lòng vòng mặc cho người nghe đoán ý. Ðiều đó không hẳn là không hay nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với tốc độ của thời hiện tại, khi con người và thế giới chạy đua với thời gian để bắt kịp lẫn nhau. Người trung lưu Hà Nội sống giả dối, không biết điều đó có phải là phế phẩm của bảy mươi năm đời ta có đảng không. Họ đãi tiệc, làm đám cưới với bề ngoài cực kỳ linh đình long trọng nhưng món ăn thì lỏng chỏng bình dân. Họ thích tiền nhưng cứ làm vẻ dửng dưng. Họ bắt tay người này nhưng mắt hướng về một người khác đứng ở gần đó có chức vụ cao hơn. Họ nói năng thưa gửi, nói sông dài biển rộng nhưng sau một giờ thì không ai hiểu ý họ muốn tả cái gì hay muốn gì. Ai nói người Hà Nội có tài... nói, lập luận và lập ngôn, giỏi biện bác là không hiểu Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh. Thực ra, người Hà Nội ngày nay không có tài ăn nói. Cái mà chúng ta tưởng họ giỏi trong khoa ăn nói thực ra là sự huyên thuyên mà nổi bật nhất, đáng chú ý nhất trong rừng huyên thuyên đó là sự phóng đại. Họ phóng rất to, nhưng một đặc điểm nữa là họ chỉ giỏi phét giữa người Hà Nội với nhau, giữa người trong nước với nhau; đụng đến “yếu tố nước ngoài,” họ cụp đuôi, lí nhí, hoặc nếu dở trò phét như phét với người trong nước thì thường là phét trật bậy, để lộ trình độ thấp kém. Một bằng chứng cực đoan là năm 2000 khi Lê Khả Phiêu gặp Bill Cinton ở Hà Nội, cụ Phiêu ta dở trò bốc phét nói với Bill là Mỹ đã thua trận. Cái “tài” đó ngoài việc chứng tỏ cách đối xử (ăn ở) mọi rợ của một người chỉ sống trong lũy tre làng, không quen đối đáp người ngoài, còn hé lộ bản chất và trình độ sơ đẳng của người đứng đầu quốc gia Ba Ðình và đất nước Việt
Người Hà Nội của ngày trước ra sao, tôi không biết, nhưng chắc là cũng cự phách trong làng nói năng thưa gửi, nếu không thế thì Hà Nội nổi tiếng... oan sao! Ðọc các nhà văn gốc Hà Nội, còn ở lại hay đã vào Nam từ những trước và sau 1954, ai cũng công nhận họ thuộc hàng tiền bối (và tiền đạo) trên sân vận động chữ nghĩa.
Hà Nội ngày nay khác. Tệ nhất là những người được phép nói trước công chúng. Nghe một lúc chỉ có nước đoán là ngay chính họ cũng không biết mình đang nói gì. Tôi có lần than phiền với một ông bạn vong niên hàm thứ trưởng đã nghỉ hưu (nghỉ hưu thì mình mới chơi được), làm trong ngành tư tưởng văn hóa lâu năm. Ông cười ruồi: “Ðảng nói hết rồi!”
Ðảng nói hết. Sáng tản bộ trên Bờ Hồ, hay trên phố Hàng Than, trên đê Yên Phụ, tiếng loa phóng thanh từ một trạm phát thanh của phường cứ oang oảng. Dân cứ ăn phở, đạp xích lô, phì phèo thuốc lá, nhổ khạc, đổ nước rửa ra đường, loa cứ làm việc của loa kêu gọi nếp sống văn mình đô thị, dân cứ đái xoành xoạch.
Hậu quả không biết nói là hậu kỳ của nguyên tắc tập trung ở biệt khu Ba Ðình trong lòng Hà Nội. Một câu của lãnh đạo nói ra là hệt như một nút bấm, toàn bộ hệ thống thông tin lên đồng và lắc lư. Mới đầu, cái nút bấm ấy thay dân nói, tưởng là vô hại. Lâu ngày, thói quen dân không dám nói khiến đầu óc lười suy nghĩ, dần dần trở nên chậm lụt, ù lỳ. Mấy năm đầu thế kỷ 21, chính lãnh đạo Ba Ðình nhiều lần than phiền thanh niên thời nay không có lý tưởng, thiếu năng động, hoặc chỉ nuôi lý tưởng làm giàu. Thì đó là sản phẩm do việc dành nói hết của Ðảng, cấm ai nói khác Ðảng. Ðảng chỉ cho phép nói thoải mái về kinh doanh thì dân nói về kinh doanh. Ðảng cấm nói chuyện chính trị thì dân tránh nói chuyện chính trị. Những người bất chấp Ðảng vẫn cứ nói chuyện chính trị, như Nguyễn Vũ Bình, Dương Thu Hương, thì Ðảng dùng ngay đòn ruột là bạo lực cách mạng. Mấy chục năm, bao nhiêu thế hệ trôi qua trong bầu khí khủng bố và thiếu thông tin khiến người thủ đô nổi tiếng lịch lãm, để sống còn, đã tự ‘sáng tạo’ ra cách nói không rõ nghĩa, nói vòng vo tam quốc ai hiểu sao cũng được. Tưởng như vô hại mà kỳ thực, thói quen ‘thức thời’ ấy dần tạo nên một não trạng khiến cả một khối người trở nên lẩm cẩm, thiếu tự tin, tập thành thói quen lừa người và dối mình, tự mình đánh lạc hướng để được sống yên. Người ta đã không bàn chuyện đất nước giữa đám đông, người ta chỉ nói chuyện nắng mưa, giá cả, giá xăng dầu, các quán karaoke, những nhà hàng mới mọc, những quan to hiếp dâm chơi gái, các chương trình lễ hội, những tượng đài kỷ niệm chiến tranh, hay những hình ca sĩ trần truồng phóng trên mạng.
Con người Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment