Nguồn: Christopher Bodeen, Forbes
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
14.10.2010
Tin BẮC KINH - Những kêu gọi cải cách hệ thống chính trị của Trung Quốc đã được lập đi lập lại nhiều lần trong vài tháng qua, từ một nguồn gốc bất ngờ - vị thủ tướng của đất nước - và các nhận định đáng ngạc nhiên của ông đang khuấy lên sự sửng sốt và cuộc tranh cãi trong Đảng Cộng sản khi họ đang chuẩn bị cho một thế hệ mới của các nhà lãnh đạo.
Đối với một hệ thống lãnh đạo khi quán xuyến một xã hội đang thay đổi nhanh chóng từng cố gắng phô bày như một mặt trận thống nhất, nhận định của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về sự cần thiết của pháp luật và cải cách chính trị để hỗ trợ cho sự thành công về kinh tế có vẻ như đi sai bước.
"Nếu không có cải cách chính trị, Trung Quốc có thể mất đi những gì đã đạt được qua công cuộc tái thiết về kinh tế", Lời của Ôn đã được trích dẫn vào tháng Tám.
Dù không hề chính thức đuợc bàn luận đến, nhận xét của Ôn Gia Bảo đã hình thành nên một bối cảnh khi hơn 200 các ủy viên lãnh đạo của đảng tập hợp vào hôm thứ sáu trong một cuộc họp thường niên bốn ngày về chính sách. "Những lời kêu gọi của ông Ôn rõ ràng làm cho một số người lo lắng", ông Ding Xueliang, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ ở Hongkong cho biết.
Trong khi công việc hội họp của Uỷ ban Trung ương là một loại sinh hoạt kín, cuộc tề tựu năm nay dự kiến sẽ phê duyệt kế hoạch kinh tế cho giai đoạn 2011-2015 vốn sẽ thúc đẩy các chính sách nhằm khuyến khích tiêu dung và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh.
Tuy nhiên, đảng cũng bắt đầu quá trình tế nhị việc chuẩn bị cho sự chuyển tiếp của một thế hệ lãnh đạo mới vào năm 2012, khi ông Ôn Gia Bảo và nhiều người khác trong chín ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, một biệt phòng bên trong đầy thế lực, dự kiến sẽ xuống chức theo như tiền lệ trong quá khứ.
Các nhà phân tích về chính trị Trung Quốc nói rằng môt số chức vụ đã được định đoạt, mở ra các cuộc vận động căng thẳng, nếu không muốn nói là những cuộc đấu đá nội bộ triệt để.
Những nhận định của Ôn có khả năng tăng thêm các chia rẽ, khuyến khích các đảng viên đứng thành phe phái và tạo thêm áp lực vào hàng ngũ lãnh đạo. Những nhận định của ông đã đã tạo hứng khởi cho những người tự do, gây giận dữ thành phần cứng rắn, dấy lên những lời bàn bạc về các rạn nứt trong đảng vốn đang bùng cháy lên từ việc kiểm duyệt một số các ý kiến của ông trong phương tiện truyền thông nhà nước.
Wen, 68 tuổi, là nhà lãnh đạo số 3 của Trung Quốc. Thượng cấp của ông, Hồ cẩm Đào, chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng, rõ ràng đã không tranh cãi nặng lời với những lời kêu gọi cải cách chính trị, chỉ tập trung những ý kiến công khai của ông về sự cần thiết phải phát triển kinh tế cân bằng hơn và tăng cường các tổ chức chính phủ.
Phỏng đoán về một cuộc tranh luận từng được trù liệu về cải cách chính trị đã tăng tốc khi một tờ báo dăng tải lời tưởng nhớ của Ôn về một nhân vật tự do bậc thầy vào tháng Tư, và kể từ khi các nhận xét của ông đã trở nên sắc bèn hơn.Trong một cuộc phỏng vấn với CNN tháng này, Wen cho rằng đảng, cùng chính quyền vô hạn của mình, cần phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
"Những ước muốn và nhu cầu cho dân chủ và tự do của dân chúng là không thể cưỡng lại", ông nói.
Nhận định của Ôn đã được lặp lại trong một lời kêu gọi cho tự do ngôn luận đáng kể đã được một nhóm viên chức ưu tú đảng công sản hưu trí đưa ra trong tuần này, những người đã trích dẫn việc kiểm duyệt những lời kêu gọi cải cách của Ôn trong phương tiện truyền thông như một bản cáo trạng về sự kiểm soát tổng thể của đảng đối với sự diễn đạt tư tưởng.
Những nhận xét kiến thẳng thắn nhất của ông Ôn hoặc bị lảng tránh hoặc đã bị xem nhẹ trong các phương tiện truyền thông nhà nước - một dấu hiệu về các giới hạn quyền lực của vị thủ tướng. Trong bối cảnh những lời kêu gọi của ông Ôn, các uỷ viên Bộ Chính trị thuộc các bộ phận pháp luật và trật tự đã kêu gọi các quan chức chống lại các học thuyết chính trị của phương Tây.
"Một số người đã bị ảnh hưởng các quan niệm chính trị và pháp lý sai lầm của phương Tây và lâu nay đã từng thể hiện những diễn đạt không phù hợp với lý thuyết hợp pháp chủ nghĩa Mác," Chu Vĩnh Khang, một nhân vật bảo thủ hàng đầu, đã cảnh báo như thế vào tháng Tám.
Các nhận xét của ông Ôn đã không được đi kèm với bất kỳ đề xuất cụ thể nào, và các nhà phân tích nhận thấy chúng có rất ít cơ hội có thể gây ra bất kỳ thay đổi nhanh chóng nào từ một đảng độc tài áp đảo liên quan đến việc duy trì tăng trưởng kinh tế và làm dịu đi những bất ổn xã hội để bảo vệ quyền lực riêng của mình.
Tuy nhiên, quan sát chính trị nói rằng những phát biểu của ông Ôn đang phơi bày sự khác biệt trong cách đáp ứng với những thách thức cũng như tiết lộ tham vọng riêng của vị Thủ tướng.
"Sự khác biệt ở đây là có thực và quan trọng nhưng không có tính ý thức hệ," Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Oxford cho biết. Ngay cả nếu những lời kháng cáo của Ôn giành được sự chấp nhận rộng rãi, hệ thống chính trị cũng sẽ không thay đổi đáng kể trong một tương lai gần, Tsang nói.
Ngoài những mối bất đồng, việc giữ được 78 triệu đảng viên lại với nhau có lẽ là một mối quan ngại hệ trọng vào thời điểm mà hệ thống của Trung Quốc đang chịu sức ép từ trong nước đến cả bên ngoài.
Người dân Trung Quốc không hài lòng với nạn lạm phát gia tăng, giá nhà đất cao, khủng hoảng việc làm trong giới sinh viên tốt nghiệp đại học, khoảng cách giàu nghèo rất lớn và nạn tham nhũng, trong khi khu vực của người Tây Tạng và người Hồi giáo ở phía Tây Trung Quốc bị kiểm soát bởi một sự hiện diện an ninh ngột ngạt. Ở nước ngoài, Trung Quốc đang phải đối diện với nhũng chỉ trích từ Hoa Kỳ về tiền tệ và các thực hành giao thương và sự hỗ trợ Bắc Triều Tiên cùng mối liên kết với Iran của mình.
Vụ trao giải Nobel Hoà Bình cho Lưu Hiểu Bà, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang chịu án tù làm nổi bật trạng thái không an lòng Trung Quốc với phương Tây, khi giải thưởng này đã thu hút lời khen ngợi từ các chính phủ phương Tây trong khi gây ra một phản ứng phòng thủ tức giận từ Bắc Kinh.
"Hiện nay chúng ta đang thấy một hợp lưu thú vị của các tình huống khiến đặt đảng cầm quyền của Trung Quốc dưới những áp lực lớn hơn ở trong nước và quốc tế, nhằm tái đánh giá lại tương lai chính trị của đảng" ông David Bandurski, một nhà quan sát Trung Quốc tại Đại học Hong Kong cho biết.
Những áp lực ấy có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định về nhân sự cho thế hệ mới của các nhà lãnh đạo, buộc các nhân vật có triển vọng lãnh đạo phải tập trung vào mối quan tâm trước mắt hơn là các cải cách dài hạn, Li Đại Đồng, một nhà báo kỳ cựu, người đã bị buộc phải rời khỏi một chức vụ tổng biên tập vì tưòng thuật các chủ đề nhạy cảm đã cho biết.
Các nhà phân tích nói rằng, mối quan tâm chính của Chủ tịch Hồ, là đảm bảo rằng ông có một tiếng nói trọng lượng trong quá trình chuyển lãnh đạo, một ưu thế hơn để bảo vệ ảnh hưởng của mình.
Người dự kiến sẽ thay thế Hồ là đương kim Phó chủ tịch Tập Cận Bình, mặc dù các quan chức đảng và các nhà quan sát quan sát chính trị Trung Quốc nói rằng ông không phải là lựa chọn của Hồ Cẩm Đào. Tập có thể có được thăng chức vào Ủy ban Quân sự Trung ương của Đảng, giám sát các vấn đề quân sự, tại cuộc họp sắp tới về chính sách - một dấu hiệu cho thấy cuộc trao quyền đang được tiến hành.
Một số người cho rằng, lời kêu gọi cải cách chính trị của ông Ôn, phản ánh mong muốn để lại một di sản chính trị của ông khi ông nghỉ hưu. Trên con đường thăng tiến quyền lực của mình, ông Ôn từng liên kết với hai nhà cải cách tự do của những năm 1980, các nhà lãnh đạo Hồ Diệu Bang, người mà cái chết của ông đã gây ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Thiên An Môn vào năm 1989, và Triệu Tử Dương, người bị thanh trừng vì đã từ chối không đàn áp những cuộc biểu tình.
"Không có khả năng thay đổi thực sự, do đó, kêu gọi cải cách chính trị là một phương cách xây dựng di sản ít rủi ro của ông Ôn", ông Li cho biết.
.
.
.
China's Dilemma (Foreign Affairs 14-10-10)
FAREED ZAKARIA GPS
Interview With Wen Jiabao
Aired October 3, 2010 - 10:00 ET
.
.
.
No comments:
Post a Comment