01/10/2010 - 15:11
Là người đã đưa tư tưởng Mác-Lênin đến Trung Quốc, có công trong việc gần như thống nhất đất nước, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc, Mao Trạch Đông còn được biết đến như một nhà độc tài trong một thời kỳ đen tối của lịch sử Trung Quốc.
Thế kỷ 20 đã sản sinh ra rất nhiều vĩ nhân hay những con người khác thường và thậm chí là nhiều người còn bị coi là những ‘con quái vật’.
Chẳng mấy ai mà không biết đến sự tàn bạo của Pol Pot, Stalin hay Hitler. Tuy nhiên, khác với những cái tên gắn liền với chế độ độc tài, Mao Trạch Đông lại thoát khỏi sự căm ghét và hận thù của người dân Trung Hoa trong thế kỷ trước. Thậm chí, hiện nay vẫn còn có một số quầy hàng bán đồ lưu niệm có in hình Mao Trạch Đông, từ những tấm áp phích, huy hiệu cho tới những bản sao chép của cuốn Mao Tuyển, ghi lại những phát biểu của Mao.
Tuy vậy, dù rằng mọi người vẫn nghĩ họ mua hay dùng những thứ đó với mục đích mỉa mai, trào phúng, nhưng liệu rằng họ còn có thể làm được như vậy đến bao lâu nữa khi ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự độc ác, tàn bạo và tình trạng bỉ ổi dưới thời ông Mao?
Sự tàn bạo của một chế độ
Mới đây, một tác phẩm với tựa đề “Thời kỳ Đại Đói kém dưới thời Mao: Giai đoạn Khủng khiếp nhất trong Lịch sử Trung Quốc” đã được cho Học giả Frank Dikotter thuộc trường Đại học Hồng Kông cho ra mắt. Cuốn sách được viết dựa trên những nghiên cứu chi tiết từ văn khố của Trung Quốc, nói về sự tàn bạo của Mao Trạch Đông khi gây ra cái chết của 45 triệu người dân Trung Quốc chỉ riêng trong giai đoạn ngắn ngủi từ năm 1958 tới năm1962.
Ngay từ đầu những năm 1958, Mao Trạch Đông đã ra lệnh tất cả mỗi người, không phân biệt nam nữ phải là một người lính trong một đạo quân khổng lổ của ông ta. Và đạo quân đó không ngừng hoạt động cho lý tưởng cách mạng. Hàng trăm triệu người phải thực hiện hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác, từ việc tiến hành các dự án tưới tiêu thủy lợi giữa ban đêm, hoặc nấu thép trong những ‘Lò Luyện Thép Sau Hè’ giữa ban ngày, hay làm việc ngoài đồng.
“Vấn đề ở đây là một khi anh bắt đầu tập trung tất cả mọi người, giống như trong quân đội, một khi anh bắt đầu dồn tất cả người dân vào những khu công xã, có nghĩa rằng anh cướp hết mọi thứ của người dân, từ đất đai, nhà cửa, vật nuôi, công cụ,... và người dân sẽ chẳng còn gì cả, cũng không còn động lực để lao động, để làm giàu”, ông Dikotter nói.
Cưỡng ép và khủng bố là nền tảng của chế độ độc tài đó và người dân dù đang đói khát cũng vẫn phải tiếp tục lao động.
“...người dân bị hành hạ, đánh đập thường xuyên. Họ bị ép phải cởi bỏ hết quần áo ngay giữa mùa đông để làm việc ngoài trời... Người ta tin rằng khi người dân bị cưỡng ép cởi bỏ quần áo thì họ sẽ phải lao động nhiều hơn để giữ ấm cơ thể. Tình trạng này diễn ra khắp nơi, từ Bắc xuống Nam, thậm chí ở ngay cả tỉnh Quảng Đông. ”, tác giả cuốn sách nói thêm. “Chỉ có dùi cui là thứ duy nhất để bắt người dân lao động. Một vài người đã bị cắt tai, cắt mũi. Những sai phạm nhỏ nhất cũng sẽ phải chịu những hình phạt khủng khiếp.” Để chứng minh cho sự tàn báo đó, ông Dikotter cũng đưa ra một dẫn chứng cụ thể về một người đàn ông, vì ăn trộm một quả khoai tây đã bị trói chân bằng dây thép, đeo 10 kilogram đá trên lưng, hai tai đều bị cắt bỏ và bị đóng dấu bằng sắt nung. Tại tỉnh Tứ Xuyên, một số người bị đổ dầu vào người và bị thiêu sống. Người ta trừng phạt một bé trai về tội ăn cắp lúa bằng cách bắt cha em phải chôn sống em. Người cha này sau đó đã chết trong nỗi đớn đau...
Các ghi chép của lịch sử
Theo ông Dikotter, tất cả những chuyện này diễn ra ở khắp nơi, theo như ghi chép trong nhiều bộ tài liệu khác nhau. Những ghi chép chi tiết, tỉ mỉ, thậm chí cả tên tuổi, nơi chốn, ai đã làm gì với ai, khi nào và ở đâu,... đều có thể được tìm thấy trong số lượng tài liệu khổng lồ. Những bộ tài liệu đó cho thấy được mức độ của sự tàn bạo và sự cưỡng ép đã diễn ra trên khắp Trung Quốc thời kỳ đó, thời kỳ đất nước nằm dưới sự cai trị của một đảng. Giống như bất cứ chế độ độc đảng nào, chế độ dưới thời ông Mao cũng ghi chép rất tỉ mỉ mọi tội ác của chính mình.
Thảm hỏa giết chóc, trong đó 45 triệu người bị giết, đã diễn ra chỉ trong vòng bốn năm, từ năm 1958 đến năm 1962, tức 10 năm sau khi người dân Trung Hoa chính thức giành lại được độc lập. Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949. Không chỉ có mạng người, vố số những căn nhà, nơi ở của dân cũng bị phá hủy, để làm phân bón, làm đường, trừng phạt người dân hay lấy đất xây dựng các khu căng tin tập thể khổng lồ tại các công xã.
Ngay từ trước năm 1957 đã diễn ra một cuộc thanh trừng các đảng viên không đi theo đúng ‘đường lối’. Hàng trăm ngàn đảng viên đã bị đuổi khỏi Đảng và được thay bằng những kẻ vô đạo đức, những kẻ sẵn sàng làm mọi thứ để hưởng lợi từ cái guồng máy đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Và hiển nhiên, một người dân bình thường, hay một anh nông dân hiểu rõ rằng sẽ là hoàn toàn vô ích khi nói lên ý kiến hay đi ngược lại với cái guồng quay đó. Ngủ gật trong buổi họp, vắng mặt vào buổi sáng ở căng tin... sẽ đều bị đánh; hay một số người bị cấm đến căng tin vì không làm việc chăm chỉ. Sẽ chẳng có ai muốn lên tiếng trong những hoàn cảnh như vậy.
Một sự thật còn bỏ ngỏ
Vào năm 1962, thời kỳ Đại Nhảy Vọt chấm dứt. Tuy nhiên tấn thảm kịch đó vẫn còn diễn ra, dù rằng số người chết cũng đã giảm đi rất nhiều. Và chỉ duy nhất trong giai đoạn những năm 1962-1966, người dân mới cảm thấy dễ thở hơn một chút. Bởi sau đó, từ năm 1966 lại diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa. Nhưng cuộc Cách mạng Văn hóa này giết ít người hơn so với cuộc Đại Nhảy vọt. Dựa trên các văn bản được công bố chính thức, có khoảng hai đến ba triệu dân thiệt mạng. Tất nhiên cũng chẳng ai dám khẳng định rằng số liệu này là chính xác. Có lẽ phải chờ tới khi điều kiện chín mùi, tức tới khi toàn bộ các văn khố nói về thời kỳ này được nghiên cứu thì người ta mới biết số thiệt hại thực sự lên tới bao nhiêu.
Khi được hỏi ý kiến về một nhận định được đề cập đến trong một cuốn sách khác của tác giả Jun Chang 5 năm trước, cho rằng Mao Trạch Đông đã gây ra cái chết cho tổng cộng 70 triệu người dân Trung Hoa, ông Dikotter thêm rằng: “Điều đó cũng không quá ngạc nhiên. Khi chúng ta đã chứng kiến một thảm kịch chết chóc, áp bức và đầy bạo lực diễn ra trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt hoàn toàn dựa trên các văn khố lưu trữ, vậy thì người ta cũng không thể biết rằng việc nghiên cứu cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ phơi bày một sự thật nào nữa.”
Ông Dikotter cho biết ông chỉ mới được phép xem một phần chứ không phải toàn bộ tài liệu nói về thời kỳ Đại Nhảy vọt trong văn khố của Trung Quốc. Theo ông, những gì nhạy cảm trong các thời kỳ dưới chế độ ông Mao Trạch Đông vẫn còn được giấu kín trong văn khố trung ương ở Bắc Kinh.
---------------------------------------
Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Tác giả: Tân Tử Lăng
Thông Tấn Xã Việt Nam dịch và in 2009
Người làm bản điện tử này: Mõ Hà Nội
.
.
.
No comments:
Post a Comment