Gia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2010-10-13
Khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được ràng vào đồng Mỹ kim theo một tỷ giá quá thấp thì chính đồng đô la Mỹ cũng lại tuột giá nặng, trong sáu tuần đã mất 7% so với các ngoại tệ khác. Hậu quả là một chuỗi biến động ngoại hối trên các thị trường quốc tế khiến nhiều người e ngại một trận chiến về tỷ giá sẽ bùng nổ, tiếp theo là một trận chiến mậu dịch khi nước nào cũng muốn gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Hậu quả là một chuỗi biến động ngoại hối trên các thị trường quốc tế khiến nhiều người e ngại một trận chiến về tỷ giá sẽ bùng nổ, tiếp theo là một trận chiến mậu dịch khi nước nào cũng muốn gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Vấn đề cực kỳ phức tạp này sẽ được Thượng đỉnh G-20 thảo luận tại Nam Hàn vào tháng 11 tới. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về hồ sơ quốc tế này qua phần trao đổi do Gia Minh thực hiện cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa...
.
Trận chiến ngoại hối và ngoại thương
Gia Minh: Xin kính chào ông Nghĩa. Dưới tựa đề "Lũng đoạn Ngoại hối", trong chương trình phát thanh hôm 22 Tháng Chín vừa qua, ông có phân tích một vấn đề nhức đầu là khi Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác lại can thiệp vào thị trường ngoại hối để chặn đà tăng giá của đồng bạc hầu khỏi bị bất lợi về ngoại thương. Sau đó, nhiều quốc gia khác như Brazil cũng nhảy vào cuộc, còn Canada và Úc thì lại ban hành chế độ tạm kiểm soát ngoại hối để tránh bị biến động.
Những biến động ấy khiến các nước nêu vấn đề tại kỳ họp cuối tuần qua của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mà vẫn chưa có giải pháp để ngăn ngừa một trận chiến ngoại hối. Vài ngày sau đó, hôm Thứ Ba 12 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ xác nhận điều đã thông báo từ ngày 21 Tháng Chín là sẽ tiếp tục bơm bạc vào kinh tế để tránh nạn suy trầm, với hậu quả là Mỹ kim sẽ lại còn mất giá nữa. Như vậy thì liệu một trận chiến về ngoại hối có thể xảy ra không? Chúng tôi đề nghị ông trình bày cho bối cảnh của hồ sơ phức tạp này.
Những biến động ấy khiến các nước nêu vấn đề tại kỳ họp cuối tuần qua của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mà vẫn chưa có giải pháp để ngăn ngừa một trận chiến ngoại hối. Vài ngày sau đó, hôm Thứ Ba 12 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ xác nhận điều đã thông báo từ ngày 21 Tháng Chín là sẽ tiếp tục bơm bạc vào kinh tế để tránh nạn suy trầm, với hậu quả là Mỹ kim sẽ lại còn mất giá nữa. Như vậy thì liệu một trận chiến về ngoại hối có thể xảy ra không? Chúng tôi đề nghị ông trình bày cho bối cảnh của hồ sơ phức tạp này.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa ông về bối cảnh thì chúng ta xin tạm phân biệt hai khối kinh tế đang có quan hệ chằng chéo về ngoại hối lẫn ngoại thương. Một đằng là khối công nghiệp hoá, chủ yếu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản, có mức tăng trưởng rất thấp từ trận Tổng suy trầm 2008-2009, lại đã hạ lãi suất và bơm tiền vào kinh tế để kích thích sản xuất. Bên kia là các nước tạm gọi là "tân hưng", với tốc độ tăng trưởng cao và cũng đang cần xuất khẩu mạnh khi mà các thị trường công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật đều co cụm. Từ khung cảnh đó người ta gặp ba vấn đề.
- Thứ nhất là luồng tư bản. Trong khối công nghiệp hóa, khi lãi suất được hạ quá thấp và tiền bơm ra quá nhiều, thì giới đầu tư tại đây phải tìm nơi kinh doanh có mức lời cao hơn nên tư bản mới chảy từ các nước giàu vào các thị trường tân hưng. Hậu quả là đồng nội tệ của các thị trường này, như ở Á Châu hay thậm chí Châu Mỹ La Tinh, đều lên giá.
- Vấn đề thứ hai là ngoại hối. Khi đồng bạc các xứ này lên giá thì hàng hóa của họ thành đắt hơn và khó cạnh tranh hơn về ngoại thương. Cho nên nhiều nước can thiệp vào thị trường ngoại hối để chặn đà tăng giá của đồng bạc. Một số quốc gia công nghiệp hoá nhưCanada hay Úc cũng nhảy vào kiểm soát luồng tư bản đó để giữ mức tăng trưởng cao.
- Thứ nhất là luồng tư bản. Trong khối công nghiệp hóa, khi lãi suất được hạ quá thấp và tiền bơm ra quá nhiều, thì giới đầu tư tại đây phải tìm nơi kinh doanh có mức lời cao hơn nên tư bản mới chảy từ các nước giàu vào các thị trường tân hưng. Hậu quả là đồng nội tệ của các thị trường này, như ở Á Châu hay thậm chí Châu Mỹ La Tinh, đều lên giá.
- Vấn đề thứ hai là ngoại hối. Khi đồng bạc các xứ này lên giá thì hàng hóa của họ thành đắt hơn và khó cạnh tranh hơn về ngoại thương. Cho nên nhiều nước can thiệp vào thị trường ngoại hối để chặn đà tăng giá của đồng bạc. Một số quốc gia công nghiệp hoá như
- Vấn đề thứ ba là ngoại thương. Khi xứ nào cũng muốn xuất khẩu và tìm lợi thế tiền rẻ để bán hàng cho dễ thì mâu thuẫn về ngoại thương dễ xảy ra. Kế đó là phản ứng bảo hộ mậu dịch, là bảo vệ thị trường nội địa khỏi sự bành trướng của hàng ngoại. Hậu quả sau cùng mà ai cũng sợ là luồng giao dịch toàn cầu sẽ suy giảm và kinh tế thế giới sẽ suy sụp.
Gia Minh: - Trong hồ sơ chòng chéo ngần ấy bài toán giữa các nước với nhau, người ta lại thấy nổi cộm một vấn đề là tỷ giá quá thấp của đồng Nhân dân tệ, hay đồng Nguyên của Trung Quốc. Đồng bạc Trung Quốc được ghìm giá vào Mỹ kim với tỷ giá thấp nên Bắc Kinh mới bị các nước than phiền và yêu cầu điểu chỉnh tỷ giá cho linh động hơn. Nhưng hình như vấn đề còn rắc rối hơn vậy vì Mỹ kim cũng lại tuột giá rất mạnh từ nhiều tuần qua. Xin hỏi ông là Hoa Kỳ có trách nhiệm gì trong chuyện này không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ bị suy trầm kinh tế từ cuối năm 2007 rồi bị khủng hoảng tài chính trong năm 2008 nên phải ban hành các biện pháp cứu vãn. Biện pháp ngân sách là tăng chi để kích cầu, tổng cộng hai lần vào đầu năm 2008 và 2009, với cả ngàn tỷ đã được bơm ra mà lại không công hiệu. Biện pháp tiền tệ là Ngân hàng Trung ương Mỹ ào ạt hạ lãi suất ngắn hạn và hiện nay coi như ở số không. Song song, họ cũng áp dụng biện pháp bất thường là in cả ngàn tỷ bạc bơm vào kinh tế. Biện pháp ấy gọi là "tăng mức lưu hoạt có định lượng", hay "quantitative easing", mà chúng ta đã tìm hiểu trong chương trình phát thanh ngay từ đầu tháng 12 năm 2008.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ bị suy trầm kinh tế từ cuối năm 2007 rồi bị khủng hoảng tài chính trong năm 2008 nên phải ban hành các biện pháp cứu vãn. Biện pháp ngân sách là tăng chi để kích cầu, tổng cộng hai lần vào đầu năm 2008 và 2009, với cả ngàn tỷ đã được bơm ra mà lại không công hiệu. Biện pháp tiền tệ là Ngân hàng Trung ương Mỹ ào ạt hạ lãi suất ngắn hạn và hiện nay coi như ở số không. Song song, họ cũng áp dụng biện pháp bất thường là in cả ngàn tỷ bạc bơm vào kinh tế. Biện pháp ấy gọi là "tăng mức lưu hoạt có định lượng", hay "quantitative easing", mà chúng ta đã tìm hiểu trong chương trình phát thanh ngay từ đầu tháng 12 năm 2008.
- Dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn chưa hồi phục, lại bị bội chi ngân sách quá nặng, vay mượn quá nhiều và thất nghiệp quá cao, khiến Chính quyền làm dân chúng bất mãn. Vì vậy, Chính quyền không thể lại tăng chi để kích thích kinh tế mà cũng chẳng dám triển hạn hai đạo luật giảm thuế ban hành từ thời Tổng thống Bush. Hệ thống chính trị Mỹ bị ách tắc cho tới sau kỳ bầu cử tháng tới. Còn lại, chỉ có định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương Mỹ với biện pháp bơm tiền như ông vừa nhắc tới. Nghĩa là sẽ mua vào trái phiếu để bơm ra bạc mặt theo kiểu "quantitative easing".
- Hậu quả kinh tế theo quy luật cung cầu là Mỹ kim phải mất giá, và đã mất 7% từ sáu tuần nay, nhưng nhờ đó mà kinh tế có thể xuất khẩu dễ hơn và giảm nhập khẩu để tái lập lại quân bình về ngoại thương. Tuy nhiên, vì Mỹ kim còn là một ngoại tệ dự trữ của thế giới và là cái neo ghìm giá đồng Nguyên nên khi tiền Mỹ và tiền Tầu đều cùng tụt giá thì tiền các nước khác mới tăng giá. Từ đó mới có chuyện can thiệp vào thị trường ngoại hối như chúng ta vừa phân tích ở trên.
- Hậu quả kinh tế theo quy luật cung cầu là Mỹ kim phải mất giá, và đã mất 7% từ sáu tuần nay, nhưng nhờ đó mà kinh tế có thể xuất khẩu dễ hơn và giảm nhập khẩu để tái lập lại quân bình về ngoại thương. Tuy nhiên, vì Mỹ kim còn là một ngoại tệ dự trữ của thế giới và là cái neo ghìm giá đồng Nguyên nên khi tiền Mỹ và tiền Tầu đều cùng tụt giá thì tiền các nước khác mới tăng giá. Từ đó mới có chuyện can thiệp vào thị trường ngoại hối như chúng ta vừa phân tích ở trên.
Gia Minh: Nếu tôi hiểu không lầm thì Hoa Kỳ bị bội chi, mắc nợ, lại bị nhập siêu vì mua nhiều hơn bán thì tiền Mỹ tất nhiên mất giá. Khi tiền Mỹ sụt giá thì hàng hóa của Mỹ thành rẻ hơn và nhờ đó mà điều chỉnh lại quân bình về ngoại thương. Nhưng trường hợp Trung Quốc lại trái ngược vì xứ này được xuất siêu, là thu vào ngoại tệ nhiều hơn là phải trả ra, thì trên nguyên tăc đồng bạc của họ phải tăng giá chứ? Vậy mà họ vẫn ghìm giá vào tiền Mỹ để chiếm lợi thế. Vì thế vấn đề chính vẫn nằm tại Trung Quốc, nhưng người ta có biện pháp gì để đối phó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng Bắc Kinh cũng cần tăng giá đồng bạc để dân được hưởng nhiều hơn hầu đẩy lui nguy cơ động loạn. Nhưng họ không dám tăng mạnh vì sợ thị trường biến động, doanh nghiệp phá sản và chính quyền mất mặt nên sẽ điều chỉnh rất ít và rất chậm. Khi ấy các nước phải gây sức ép và cho đến nay thì chỉ mong Hoa Kỳ đơn phương thi hành việc đó mà Chính quyền Mỹ thì chỉ có thể nêu vấn đề một cách chung chung thôi.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng Bắc Kinh cũng cần tăng giá đồng bạc để dân được hưởng nhiều hơn hầu đẩy lui nguy cơ động loạn. Nhưng họ không dám tăng mạnh vì sợ thị trường biến động, doanh nghiệp phá sản và chính quyền mất mặt nên sẽ điều chỉnh rất ít và rất chậm. Khi ấy các nước phải gây sức ép và cho đến nay thì chỉ mong Hoa Kỳ đơn phương thi hành việc đó mà Chính quyền Mỹ thì chỉ có thể nêu vấn đề một cách chung chung thôi.
.
Thỏa ước ngoại hối Á Châu-Tái lập quân bình thế giới
Gia Minh: Nhưng ngoài biện pháp gây áp lực mà thật ra vô hiệu như đạo luật hôm 29 vừa qua của Hạ Viện Hoa Kỳ về cải cách ngoại hối thì Hoa Kỳ và các nước còn có thể làm gì khác?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vấn đề đã được các hội viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF bàn cãi mà chưa có giải pháp nên sẽ lại là nghị trình thảo luận của Thượng đỉnh G-20 tại Hán Thành vào hai ngày 11 và 12 tháng tới. Một cách cụ thể thì tôi thiển nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể thuyết phục Trung Quốc và các nước khác một số biện pháp sau đây.
- Thứ nhất là đề nghị Trung Quốc cùng các nước Á Châu chấp nhận một quy tắc hành xử chung về ngoại hối là cùng nâng giá đồng bạc theo một nhịp độ nhất định. Một thỏa ước ngoại hối Á Châu như vậy sẽ tránh được tranh chấp giữa các nước cùng đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Nếu vì muốn điều chỉnh theo nhịp độ riêng, Bắc Kinh từ chối việc đó thì sẽ khiến các nước khác thấy là Trung Quốc không biết điều.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vấn đề đã được các hội viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF bàn cãi mà chưa có giải pháp nên sẽ lại là nghị trình thảo luận của Thượng đỉnh G-20 tại Hán Thành vào hai ngày 11 và 12 tháng tới. Một cách cụ thể thì tôi thiển nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể thuyết phục Trung Quốc và các nước khác một số biện pháp sau đây.
- Thứ nhất là đề nghị Trung Quốc cùng các nước Á Châu chấp nhận một quy tắc hành xử chung về ngoại hối là cùng nâng giá đồng bạc theo một nhịp độ nhất định. Một thỏa ước ngoại hối Á Châu như vậy sẽ tránh được tranh chấp giữa các nước cùng đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Nếu vì muốn điều chỉnh theo nhịp độ riêng, Bắc Kinh từ chối việc đó thì sẽ khiến các nước khác thấy là Trung Quốc không biết điều.
- Giải pháp thứ hai là mua chuộc và vuốt ve tự ái của Bắc Kinh khi cho Trung Quốc một tỷ trọng lớn hơn trong các quyết định của Quỹ IMF như họ vẫn đòi. Và khi đã thành đại gia trong một cơ chế tài chính thế giới như vậy thì họ phải chấp hành tôn chỉ của IMF là áp dụng chế độ tự do ngoại hối chứ không thể kiểm soát và can thiệp như hiện nay. Vấn đề của giải pháp này là xứ nào sẽ nhường ảnh hưởng cho Trung Quốc? Các nước Âu Châu đang muốn giảm bớt thế lực Hoa Kỳ trong cơ chế này nhưng cũng chẳng nhường tỷ số bỏ phiếu của họ cho Trung Quốc quá một mức tượng trưng nào đó.
Gia Minh: Trung Quốc tự xưng là một nước nghèo và còn xin Ngân hàng Thế giới viện trợ nhưng đã có ghế trong Hội đồng Điều hành của Quỹ IMF. Nếu cho họ thêm thế lực thì có khiến họ trở thành biết điều hơn hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Câu hỏi của ông rất lý thú. Trung Quốc là một trong 24 thành viên của Hội đồng Điều hành IMF là cơ chế quyết định cao nhất và họ còn có một giới chức Ngân hàng Trung ương ngày xưa đang là viên chức cao cấp trong tổ chức này. Nhưng tỷ trọng bỏ phiếu của Trung Quốc thật ra chưa tới 4% và với túc số quyết định là 85% cho các hồ sơ lớn thì nếu không có 15% thì cũng chẳng có quyền phủ quyết để bác bỏ. Tức là ảnh hưởng Trung Quốc cũng giới hạn thôi và giải pháp này chưa đủ hấp dẫn.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Câu hỏi của ông rất lý thú. Trung Quốc là một trong 24 thành viên của Hội đồng Điều hành IMF là cơ chế quyết định cao nhất và họ còn có một giới chức Ngân hàng Trung ương ngày xưa đang là viên chức cao cấp trong tổ chức này. Nhưng tỷ trọng bỏ phiếu của Trung Quốc thật ra chưa tới 4% và với túc số quyết định là 85% cho các hồ sơ lớn thì nếu không có 15% thì cũng chẳng có quyền phủ quyết để bác bỏ. Tức là ảnh hưởng Trung Quốc cũng giới hạn thôi và giải pháp này chưa đủ hấp dẫn.
Gia Minh: Nếu phối hợp hay chiêu dụ mà không thành thì Hoa Kỳ và các nước còn cách gì khác?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ có thể gây sức ép về chính trị như đã từng thử nghiệm.
- Cụ thể ra thì ngày 15 này, Bộ Ngân khố Mỹ có thể tuyên bố trong phúc trình định kỳ rằng Trung Quốc có hành vi gọi là "lũng đoạn ngoại hối", một tội danh rất nghiêm trọng về pháp lý. Hoặc Bộ Thương mại có thể thụ lý hồ sơ kiện tụng của các doanh nghiệp hay công đoàn Hoa Kỳ đưa vào cơ chế thẩm xét của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO để ra phán quyết là Trung Quốc bán hàng phá giá hoặc trợ giá xuất khẩu. Cho đến nay, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama rất dè dặt với loại áp lực đó nên chỉ có những phê phán chung chung trong chiều hướng trì hoãn chiến.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ có thể gây sức ép về chính trị như đã từng thử nghiệm.
- Cụ thể ra thì ngày 15 này, Bộ Ngân khố Mỹ có thể tuyên bố trong phúc trình định kỳ rằng Trung Quốc có hành vi gọi là "lũng đoạn ngoại hối", một tội danh rất nghiêm trọng về pháp lý. Hoặc Bộ Thương mại có thể thụ lý hồ sơ kiện tụng của các doanh nghiệp hay công đoàn Hoa Kỳ đưa vào cơ chế thẩm xét của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO để ra phán quyết là Trung Quốc bán hàng phá giá hoặc trợ giá xuất khẩu. Cho đến nay, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama rất dè dặt với loại áp lực đó nên chỉ có những phê phán chung chung trong chiều hướng trì hoãn chiến.
Tuy nhiên, người ta thấy một hiện tượng xã hội Mỹ là ngày càng có nhiều người Mỹ hoài nghi tự do ngoại thương và thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch nên áp lực với Trung Quốc sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Tôi nghĩ rằng nếu đảng Cộng Hoà thắng lớn tại Quốc hội trong cuộc bầu cử tháng tới thì Chính quyền Obama sẽ gặp sức ép nặng hơn từ phía Quốc hội và Trung Quốc sẽ khó xoay trở hơn trong rất nhiều hồ sơ, từ an ninh cho tới mậu dịch hay ngoại hối.
Gia Minh: Nghĩa là sau bầu cử, Hoa Kỳ có thể sẽ có áp lực mạnh hơn với Bắc Kinh. Nhưng còn các quốc gia kia thì sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói chung, xứ nào cũng đả kích nước Mỹ là ưa đơn phương hành động, nhưng sau cùng thì vẫn mong Hoa Kỳ đứng trên tuyến đầu để xử trí với các chế độ hung đồ. Lợi thì họ hưởng, còn tiếng ngang ngược thì Mỹ chịu. Có lẽ đây là một thực tế ê chề của thế giới.
- Nhưng có một sự thật mà mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc và Âu Châu đều phải thấy. Đó là yêu cầu "tái lập quân bình toàn cầu'. Các nước "tân hưng", kể cả Trung Quốc, cần tiêu thụ nhiều hơn, để mở rộng thị trường nội địa và ít lệ thuộc hơn vào xuất cảng. Các nước công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật cần tiết kiệm nhiều hơn, nhập cảng ít đi, xuất cảng nhiều hơn và phải trả nợ - giảm bội chi và công trái... Việc điều chỉnh lớn lao này đòi hỏi một sự phối hợp quốc tế.
- Thượng đỉnh G-20 và Quỹ IMF phải góp phần giải quyết việc này, nếu không, phản ứng bảo hộ mậu dịch sẽ gia tăng và chiến tranh mậu dịch sẽ làm cả thể giới nghèo đi. Chúng ta nhớ là trong vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933, phản ứng bảo hộ tai hại đó đã khiến khủng hoảng lan rộng và kéo dài cho tới khi thế giới bị đại chiến vào năm 1939 thì mới hết. Chúng ta nên mong là Trung Quốc và thế giới cùng hiểu ra điều ấy khi thấy đa số dân Mỹ ngày nay lại hết tin tưởng vào tự do ngoại thương và sẽ rất quyết liệt bảo vệ quyền lợi và việc làm của họ. Dù phản ứng này có sai lầm thì vẫn gây ra nhiều hậu quả rất đáng ngại trong một vài năm tới.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nói chung, xứ nào cũng đả kích nước Mỹ là ưa đơn phương hành động, nhưng sau cùng thì vẫn mong Hoa Kỳ đứng trên tuyến đầu để xử trí với các chế độ hung đồ. Lợi thì họ hưởng, còn tiếng ngang ngược thì Mỹ chịu. Có lẽ đây là một thực tế ê chề của thế giới.
- Nhưng có một sự thật mà mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc và Âu Châu đều phải thấy. Đó là yêu cầu "tái lập quân bình toàn cầu'. Các nước "tân hưng", kể cả Trung Quốc, cần tiêu thụ nhiều hơn, để mở rộng thị trường nội địa và ít lệ thuộc hơn vào xuất cảng. Các nước công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật cần tiết kiệm nhiều hơn, nhập cảng ít đi, xuất cảng nhiều hơn và phải trả nợ - giảm bội chi và công trái... Việc điều chỉnh lớn lao này đòi hỏi một sự phối hợp quốc tế.
- Thượng đỉnh G-20 và Quỹ IMF phải góp phần giải quyết việc này, nếu không, phản ứng bảo hộ mậu dịch sẽ gia tăng và chiến tranh mậu dịch sẽ làm cả thể giới nghèo đi. Chúng ta nhớ là trong vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933, phản ứng bảo hộ tai hại đó đã khiến khủng hoảng lan rộng và kéo dài cho tới khi thế giới bị đại chiến vào năm 1939 thì mới hết. Chúng ta nên mong là Trung Quốc và thế giới cùng hiểu ra điều ấy khi thấy đa số dân Mỹ ngày nay lại hết tin tưởng vào tự do ngoại thương và sẽ rất quyết liệt bảo vệ quyền lợi và việc làm của họ. Dù phản ứng này có sai lầm thì vẫn gây ra nhiều hậu quả rất đáng ngại trong một vài năm tới.
.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment