Phạm Trần
Đăng ngày 07/10/2010 lúc 16:06:47 EDT
Đăng ngày 07/10/2010 lúc 16:06:47 EDT
Xen lẫn với Lễ hội 1.000 năm Thăng Long diễn ra tại Hà Nội từ ngày 1 đến 10 tháng 10 năm nay (2010) là: vật giá leo thang vô tội vạ; cấm nhiều đường lưu thông gây phiền toái cho dân; phung phí ngót nghét 6 tỉ dollars tiền mồ hôi nước mắt của cả nước vào những cuộc liên hoan làm nghèo thêm tổ quốc và những trận pháo miệng thi đua yêu ước để tung hô nền “dân chủ XHCN” và “nhà nước pháp quyền XHCN” trá hình.
Nếu đem tất cả những thứ lăng nhăng này trộn với cuộc thảo luận ồn ào góp ý vào 3 Văn kiện Đảng (Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá Xtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020), thì ta sẽ thấy hiện ra trước mắt một món ăn hổ lốn không ai muốn đụng đũa.
Nhưng thế nào là nền “dân chủ xã hội chủ nghĩa” ?
Dự thảo Cương lĩnh bổ sung định nghĩa mơ hồ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.
Khi đã nói “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì nhân dân phải có quyền thành lập và điều hành nhà nước này chứ tại sao đảng lại tự tổ chức lấy nhà nước để cướp quyền của dân ?
Hãy nhìn lại lịch sử từ năm 1946 đến nay xem có khi nào đảng hỏi ý dân khi lập chính phủ chưa mà lúc nào cũng nói là “của dân, do dân và vì dân”?
Hành động như thế thì phải chăng cả đảng đã quên lời Hồ Chí Minh từng nói: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”.
Vậy từ bao lâu nay, có cán bộ, đảng viên nào làm theo lời dạy của họ Hồ chưa hay đã tự cho mình quyền “làm chủ nhân dân” để tự do tác oai tác quái, bắt nạt, doạ dẫm, đè đầu bóp cổ dân để lấy tiền, cướp của rồi đạp dân xuống tận bùn đen như đã và đang xảy ra?
Khi nói về tính thượng tôn pháp luật của nhà nước, Dự thảo Cương lĩnh bổ sung 2011 viết: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước định ra luật pháp và tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức nhà nước”.
Tại sao lại tréo cẳng ngỗng như thế nhỉ? Khi đã bảo Nhà nước là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” mà lại do đảng lãnh đạo thì có khác gì bảo “cái nhà là của dân, do dân làm ra và vì dân mà có” nhưng đảng lại nắm giấy văn tự của căn nhà thì có ngửi được không?
Cương lĩnh còn nói những điều không thật rằng: “Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân”.
Nói như thế mà không biết ngượng à? Đảng hãy sờ lên gáy hay soi mặt vào gương xem đã làm được như vậy chưa?
Nếu dân đã có các “quyền dân chủ” thì tại sao họ lại chưa được tự do ra ứng cử mà không cần phải qua các tổ chức đảng và “hiệp thương” của Mặt trận Tổ Quốc như bấy lâu nay? Quyền này cũng chỉ có tiếng mà không có miếng khi hết thảy 493 Đại biểu Quốc hội Khoá XII là đảng viên hay cảm tình viên của đảng ?
Và nếu đảng đã biết lắng nghe ý kiến của dân và tôn trọng quyền giám sát của dân thỉ làm gì còn “quốc nạn” tham nhũng như bây giờ ?
Ngay cả Mặt trận Tổ Quốc, một Tổ chức chính trị ngoại vi của đảng còn chưa giám sát được ai, phản biện thì không ai thèm nghe huống chi người dân mà Cương lĩnh viết hoảng như thế ?
Nhưng Cương lĩnh vẫn coi trời bằng vung để khoe khống rằng Nhà nước còn có cả cơ chế để gọi là “ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân” ?
Xin hỏi đảng và nhà nước từ khi có Luật Phòng chống Tham nhũng năm 2005 đến nay đã 5 năm rồi mà đảng đã bỏ tù được bao nhiều phần trăm cán bộ, đảng viên tham nhũng - nhất là những kẻ có chức có quyền, hay chỉ mới bắt được mấy con muỗi, con giun, con dế?
Lý do duy nhất đảng không chống được tham nhũng vì đảng vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao bắt được kẻ tham nhũng ?
Vì vậy, muốn có dân chủ thật sự thì trước hết chế độ phải có những con người dân chủ để thực thi dân chủ. Nhưng muốn dân có dân chủ thật sự thì đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước.
Đằng này, theo Hà Đăng, một trong những cán bộ Tuyên giáo viết trên Tạp chí Cộng sản Số 18 (210) năm 2010, ngày 29/9/2010 thì: “Chế độ dân chủ của ta không phải là chế độ đa nguyên, đa đảng. Đó là chế độ do nhân dân làm chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nhà nước của ta không phải nhà nước của một nhóm lợi ích riêng lẻ nào mà là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng Cộng sản cầm quyền nhưng không độc quyền, không biến mình thành chính quyền và làm thay nhà nước, lãnh đạo nhưng không đứng trên mà đứng trong nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân”.
Lý luận con vẹt này của Hà Đăng cũng chỉ để lập lại quan điểm cố hữu của đảng từ xưa đến nay được Đông Quan lập lại trên báo Quân Đội Nhân Dân ngày 26 tháng 9 năm 2010 như thế này: “Lại nói về Điều 4 của Hiến pháp 1992. Có người cho rằng cần bỏ điều 4 Hiến pháp, lập ra chế độ đa đảng, Việt Nam mới có dân chủ, nhân quyền. Trước hết phải nói rằng, ở Việt Nam chưa bao giờ có cơ chế đa đảng, theo đúng nghĩa của nó. Điều 4, Hiến pháp 1992, chỉ là sự khẳng định lại vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được người dân thừa nhận trong suốt quá trình lịch sử cách mạng từ 1930 đến nay mà thôi. Và chính Đảng Cộng sản đang lãnh đạo nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", phấn đấu thực thi tốt nhất dân chủ và các quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Đó là một sự thật hiển nhiên“.
Luận cứ này là thứ cãi cối cãi chày chứ làm gì có chuyện tự nhiên đảng CSVN lại được “người dân thừa nhận” vai trò lãnh đạo đất nước từ năm 1930 đến nay?
Nếu người Cộng sản không tin thì cứ việc mở các tài liệu lịch sử đảng mà coi xem có khi nào đảng CSVN được dân bỏ phiếu trao quyền cho lãnh đạo đất nước chưa, hay đảng đã tự phong cho mình quyền này rồi tròng bảng “bị cai trị” vào cổ dân ?
Ngoài ra cũng cần lưu ý đảng CSVN rằng chính các anh đã vi phạm 2 Điều 53 và 54 của Hiến pháp năm 1992 khi tước hết các quyền Hiến định của dân, theo đó:
1) “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 53)
2) “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 54)
Như vậy thì đảng CSVN có còn dám tiếp tục phủ nhận là đảng chưa làm được những điều mình viết trong Cương lĩnh và Hiến pháp trong hai lĩnh vực “dân chủ” và “pháp quyền”, hay muốn để bị vạch áo thêm nhiều lần nữa cho người xem lưng?
Nếu đem tất cả những thứ lăng nhăng này trộn với cuộc thảo luận ồn ào góp ý vào 3 Văn kiện Đảng (Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá Xtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020), thì ta sẽ thấy hiện ra trước mắt một món ăn hổ lốn không ai muốn đụng đũa.
Nhưng thế nào là nền “dân chủ xã hội chủ nghĩa” ?
Dự thảo Cương lĩnh bổ sung định nghĩa mơ hồ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.
Khi đã nói “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì nhân dân phải có quyền thành lập và điều hành nhà nước này chứ tại sao đảng lại tự tổ chức lấy nhà nước để cướp quyền của dân ?
Hãy nhìn lại lịch sử từ năm 1946 đến nay xem có khi nào đảng hỏi ý dân khi lập chính phủ chưa mà lúc nào cũng nói là “của dân, do dân và vì dân”?
Hành động như thế thì phải chăng cả đảng đã quên lời Hồ Chí Minh từng nói: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”.
Vậy từ bao lâu nay, có cán bộ, đảng viên nào làm theo lời dạy của họ Hồ chưa hay đã tự cho mình quyền “làm chủ nhân dân” để tự do tác oai tác quái, bắt nạt, doạ dẫm, đè đầu bóp cổ dân để lấy tiền, cướp của rồi đạp dân xuống tận bùn đen như đã và đang xảy ra?
Khi nói về tính thượng tôn pháp luật của nhà nước, Dự thảo Cương lĩnh bổ sung 2011 viết: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước định ra luật pháp và tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức nhà nước”.
Tại sao lại tréo cẳng ngỗng như thế nhỉ? Khi đã bảo Nhà nước là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” mà lại do đảng lãnh đạo thì có khác gì bảo “cái nhà là của dân, do dân làm ra và vì dân mà có” nhưng đảng lại nắm giấy văn tự của căn nhà thì có ngửi được không?
Cương lĩnh còn nói những điều không thật rằng: “Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân”.
Nói như thế mà không biết ngượng à? Đảng hãy sờ lên gáy hay soi mặt vào gương xem đã làm được như vậy chưa?
Nếu dân đã có các “quyền dân chủ” thì tại sao họ lại chưa được tự do ra ứng cử mà không cần phải qua các tổ chức đảng và “hiệp thương” của Mặt trận Tổ Quốc như bấy lâu nay? Quyền này cũng chỉ có tiếng mà không có miếng khi hết thảy 493 Đại biểu Quốc hội Khoá XII là đảng viên hay cảm tình viên của đảng ?
Và nếu đảng đã biết lắng nghe ý kiến của dân và tôn trọng quyền giám sát của dân thỉ làm gì còn “quốc nạn” tham nhũng như bây giờ ?
Ngay cả Mặt trận Tổ Quốc, một Tổ chức chính trị ngoại vi của đảng còn chưa giám sát được ai, phản biện thì không ai thèm nghe huống chi người dân mà Cương lĩnh viết hoảng như thế ?
Nhưng Cương lĩnh vẫn coi trời bằng vung để khoe khống rằng Nhà nước còn có cả cơ chế để gọi là “ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân” ?
Xin hỏi đảng và nhà nước từ khi có Luật Phòng chống Tham nhũng năm 2005 đến nay đã 5 năm rồi mà đảng đã bỏ tù được bao nhiều phần trăm cán bộ, đảng viên tham nhũng - nhất là những kẻ có chức có quyền, hay chỉ mới bắt được mấy con muỗi, con giun, con dế?
Lý do duy nhất đảng không chống được tham nhũng vì đảng vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao bắt được kẻ tham nhũng ?
Vì vậy, muốn có dân chủ thật sự thì trước hết chế độ phải có những con người dân chủ để thực thi dân chủ. Nhưng muốn dân có dân chủ thật sự thì đảng phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước.
Đằng này, theo Hà Đăng, một trong những cán bộ Tuyên giáo viết trên Tạp chí Cộng sản Số 18 (210) năm 2010, ngày 29/9/2010 thì: “Chế độ dân chủ của ta không phải là chế độ đa nguyên, đa đảng. Đó là chế độ do nhân dân làm chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nhà nước của ta không phải nhà nước của một nhóm lợi ích riêng lẻ nào mà là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng Cộng sản cầm quyền nhưng không độc quyền, không biến mình thành chính quyền và làm thay nhà nước, lãnh đạo nhưng không đứng trên mà đứng trong nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân”.
Lý luận con vẹt này của Hà Đăng cũng chỉ để lập lại quan điểm cố hữu của đảng từ xưa đến nay được Đông Quan lập lại trên báo Quân Đội Nhân Dân ngày 26 tháng 9 năm 2010 như thế này: “Lại nói về Điều 4 của Hiến pháp 1992. Có người cho rằng cần bỏ điều 4 Hiến pháp, lập ra chế độ đa đảng, Việt Nam mới có dân chủ, nhân quyền. Trước hết phải nói rằng, ở Việt Nam chưa bao giờ có cơ chế đa đảng, theo đúng nghĩa của nó. Điều 4, Hiến pháp 1992, chỉ là sự khẳng định lại vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được người dân thừa nhận trong suốt quá trình lịch sử cách mạng từ 1930 đến nay mà thôi. Và chính Đảng Cộng sản đang lãnh đạo nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", phấn đấu thực thi tốt nhất dân chủ và các quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Đó là một sự thật hiển nhiên“.
Luận cứ này là thứ cãi cối cãi chày chứ làm gì có chuyện tự nhiên đảng CSVN lại được “người dân thừa nhận” vai trò lãnh đạo đất nước từ năm 1930 đến nay?
Nếu người Cộng sản không tin thì cứ việc mở các tài liệu lịch sử đảng mà coi xem có khi nào đảng CSVN được dân bỏ phiếu trao quyền cho lãnh đạo đất nước chưa, hay đảng đã tự phong cho mình quyền này rồi tròng bảng “bị cai trị” vào cổ dân ?
Ngoài ra cũng cần lưu ý đảng CSVN rằng chính các anh đã vi phạm 2 Điều 53 và 54 của Hiến pháp năm 1992 khi tước hết các quyền Hiến định của dân, theo đó:
1) “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 53)
2) “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 54)
Như vậy thì đảng CSVN có còn dám tiếp tục phủ nhận là đảng chưa làm được những điều mình viết trong Cương lĩnh và Hiến pháp trong hai lĩnh vực “dân chủ” và “pháp quyền”, hay muốn để bị vạch áo thêm nhiều lần nữa cho người xem lưng?
Phạm Trần
07/10/2010
07/10/2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment