Phan Bá Việt
Đăng ngày 23/10/2010 lúc 07:05:22 EDT
Đăng ngày 23/10/2010 lúc 07:05:22 EDT
Như thường lệ, cứ ba bốn tháng, người em trai con chú bác của tôi ở bên Đức đến thăm gia đình tôi. Và trước khi đến, hắn thường gọi điện thoại báo trước. Nhưng lần này thật bất ngờ. Hắn đến và không gọi điện thoại báo trước. Cũng không theo như thường lệ vì hắn mới đến thăm tôi tháng trước. Hắn nói:
- Chắc anh lấy làm ngạc nhiên vì chuyến thăm đột xuất này? Vì có chút việc phải sang Hà Lan, em ghé thăm anh chị và cháu. Nhân tiện em muốn trao đổi với anh một số vấn đề thời sự và chính trị.
- Đã từ lâu, chú có trao đổi về các vấn đề thời sự và chính trị với tôi đâu? Nay tại sao chú lại đốc chứng như vậy?
- Hiện nay có nhiều vấn đề cần bàn đến như đại hội đảng cộng sản ViệtNam lần thứ XI, tình hình của phong trào dân chủ Việt Nam . Rồi việc trao giải Nobel Hoà Bình cho ông Lưu Hiểu Ba, việc tuyên bố cải cách dân chủ và tự do ngôn luận ở Trung Quốc của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Và còn nhiều vấn đề nóng bỏng nữa trên thế giới.
- Chú kể ra nhiều vấn đề như vậy thì làm sao thảo luận cho hết được?
- Vậy em đề nghị lần này chúng ta hãy trao đổi về một nguyên tắc có liên quan đến phong trào dân chủ.
- Chú có thể nói cụ thể hơn được không?
- Em muốn bàn đến nguyên tắc: “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến”. Em thắc mắc không biết nguyên tắc này có là trở ngại cho việc phát triển của Phong trào dân chủ ViệtNam không?
- Đây là một nguyên tắc nền tảng của dân chủ đa nguyên mà những người tranh đấu cho dân chủ cần phải tuân thủ. Tại sao chú lại muốn xét lại nguyên tắc này?
- Gần đây em có đọc một số bài viết có liên quan đến đảng Việt Tân như “Chỉ là chuyện sa lưới địch”, “Những con bài thí”, “Xếp hàng với cò mồi” của Lữ Giang đăng trên trang nhà Thông Luận (1) và bài “Những trí thức thú nhận tội và đảng Việt Tân” của Khánh Minh đăng trên trang nhà Talawas (2). Em cảm thấy những bài này không có lợi cho việc phát triển của phong trào dân chủ ViệtNam . Theo em thì khi có một con số không muốn chuyển động để làm một điều gì đó tốt đẹp, nếu KHÔNG ủng hộ thì cũng ĐỪNG dơ chân ra ngáng nhằm ngăn cản! Thái độ tốt nhất là nên giữ im lặng và wait and see. Tránh việc vội vàng phê phán nhất là bằng những luận điệu hàm hồ và những chứng cớ vu vơ nặng phần suy diễn.
- Ý kiến của chú mới nghe qua có vẻ rất hữu lí. Nhưng nếu bình tâm suy nghĩ kĩ thì ý kiến này nặng về cảm tính, không thích hợp khi làm những việc như tranh đấu cho dân chủ. Không thể tranh đấu cho dân chủ mà bắt đầu bằng con số không. Muốn làm một cái gì đó như tranh đấu cho dân chủ thì phải có một số cơ sở tối thiểu nào đó. Rồi phải dựa vào cơ sở ấy, suy tính kĩ lưỡng để lên kế hoạch và sau đó là quyết tâm thực hiện. Việc tranh đấu để xây dựng dân chủ không phải là trò chơi cờ bạc hay xổ số hoặc cướp giật để có thể trông chờ may rủi. Bởi vậy nó rất cần những ý kiến trái nghịch nhau từ mọi góc độ. Những ý kiến ấy rất hữu ích cho việc xây dựng và củng cố kế hoạch cũng như phương hướng đấu tranh. Mọi ý kiến phản bác dù đúng hay sai đều giúp ta rà soát lại mục đích và kế hoach của mình. Với những người ủng hộ thì những ý kiến phê phán sẽ giúp cho việc ủng hộ không rơi vào cảnh sẽ phải thất vọng vì đã vội vàng hết lòng ủng hộ.
- Như vậy là anh đồng tình với những ý kiến phản bác?
- Tôi đồng tình với việc nêu ra mọi ý kiến cả những ý kiến phản bác lẫn những ý kiến ủng hộ như bài “Đường Loan tuyệt phẩm” của Đinh Tấn Lực đăng trên trang nhà Thông Luận (3). Bịt miệng và tuyên truyền một chiều hoặc cho ăn nói thả cửa đều có những bất cập của nó. Bịt miệng và tuyên truyền một chiều thì trái với tinh thần tự do ngôn luận của dân chủ đa nguyên. Nó có thể đem lại những thắng lợi trước mắt nhưng sẽ di hại lâu dài trong nếp sống và lối suy nghĩ. Trái lại, cho ăn nói thả cửa thì trong ngắn hạn nhiều khi cản trở việc đi đến kết quả. Nhưng về lâu về dài sẽ giúp cho người tiếp nhận thông tin có thói quen kiểm chứng những điều mình tiếp nhận trước khi có quyết định để không bị hối hận về sau. Chú còn nhớ lời bố vợ chú, một đảng viên khá cao cấp đã về hưu, nhắn với tôi không?
- Em còn nhớ chứ. Bố vợ em đã nhắn với anh: “Những hành động kích động cảm tính rất khó giữ được người theo và ủng hộ lâu bền. Ta có thể dùng một số thủ thuật để kích động và lôi cuốn quần chúng theo hoặc ủng hộ. Nhưng muốn giữ được những người theo hoặc ủng hộ ấy phải có một cơ chế tổ chức thích hợp và một bộ máy trấn áp hữu hiệu. Đảng cộng sản ViệtNam , một đảng lấy bạo lực và chuyên chính làm nền tảng, nên đã có thể làm được như vậy. Và đảng đã lớn mạnh rồi đạt được thắng lợi. Nhưng các tổ chức tranh đấu cho dân chủ lấy thuyết phục và bất bạo động làm nền tảng thì không thể làm như vậy. Phải suy nghĩ một mô thức tổ chức và hành động khác cho phù hợp với dân chủ. Kích động cảm tính để được ủng hộ chỉ nên làm khi nhất định đưa đến thành công. Còn cứ làm bừa bãi sẽ chỉ đưa đến sự suy yếu cho việc tranh đấu cho dân chủ.”
- Bây giờ ta nên đi thẳng vào việc trao đổi về nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” và ảnh hưởng của nó với việc tranh đấu cho dân chủ. Tôi sẽ bàn dưới hai góc độ: nhận thức về diễn biến của thiên nhiên và hệ quả rút ra từ dân chủ đa nguyên.
- Em đồng ý. Nhưng theo em thì nhận thức rất quan trọng. Nhận thức em muốn nói ở đây là nhận thức đi từ thực tiễn. Không phải là loại nhận thức đi từ suy luận không được kiểm nghiệm với thực tế. Bởi vì nhận thực hoặc quan niệm về một sự việc thế nào thì cách ứng xử của ta với sự việc ấy sẽ như vậy. Nếu ta quan niệm xã hội là kết quả của việc đóng góp của mọi người thì cách ứng xử của ta sẽ là sẵn sàng cùng nhau chia xẻ mọi thành quả cũng như nghĩa vụ và tôn trọng tinh thần dân chủ. Nhưng nếu ta quan niện xã hội là nơi dành cho những kẻ mạnh thì cách ứng xử của ta sẽ là tranh dành cướp giật để tạo sức mạnh và tôn thờ độc tài.
- Tôi chia sẻ với chú về ý kiến này. Bây giờ tôi nói về mặt nhận thức diễn biến của thiên nhiên đưa đến nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” và ơn ích của nó. Do quan sát các sự vật cụ thể trong thiên nhiên người ta đã nhận thức ra rằng mọi sự vật đều có nhiều mặt khác nhau và nhiều khi trái ngược hoàn toàn với nhau. Nhưng không thể loại bỏ mặt này giữ mặt kia mà sự vật còn tồn tại. Muốn sự vật tồn tại thì tất cả các mặt khác nhau đều phải được tôn trọng và bảo vệ. Từ quan sát ấy, ở Á Đông người ta đã hình thành ra lí thuyết âm dương. Trong đó nếu muốn tồn tại thì âm dương phải được duy trì ở trạng thái quân bình có nghĩa là mọi mât trái nghịch đều phải được bảo vệ và phát triển đồng đều. Và nếu áp dụng quan niệm này vào cuộc sống thì xã hội cũng sẽ được ổn định. Ở Âu Châu, từ quan sát trên Hegel đã hình thành ra phép biện chứng và Marx đã đem áp dụng nó vào xã hội. Nhưng Marx chủ trương cái này phải diệt cái kia. Vì vậy các xã hội cộng sản áp dụng lí thuyết này đều phát triển què quặt và biến con người thành một loại nô lệ kiểu mới. Đang khi các nước tư bản Âu Mĩ chủ trương duy trì và bảo vệ mọi thành phần, không cho cái này diệt cái kia vì vậy xã hội Âu Mĩ phát triển và con người trở thành những chủ nhân ông.
- Như vậy nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” thực ra chỉ là đem áp dụng diễn biến trong thực tiễn của thiên nhiên vào cuộc sống để giúp xã hội phát triển ổn vững hơn.
- Đúng như vậy. Dân chủ đa nguyên xuất phát từ chủ nghĩa đa nguyên, trong đó những khác biệt không còn là bó buộc phải chấp nhận mà là sự phong phú của xã hội và làm cho xã hội thăng tiến hơn. Thực tế cho thấy là trong xã hội ở bất kì khuynh hướng hoặc phe phái nào đều có những thành phần quá khích và những thành phần có những ý kiến khác thường nhiều khi rất điên khùng. Nhưng chính những thành phần ấy làm cho những người bình thường phải suy nghĩ để xét lại. Và vì vậy mà xã hội thăng tiến và phát triển. Bởi vậy nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” chỉ là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa đa nguyên. Và lợi ích của nó là làm cho nền dân chủ đa nguyên ổn vững hơn.
- Như vậy những bài viết của Lữ Giang, Khánh Minh hoặc Đinh Tấn Lực đều hữu ích cho việc lớn mạnh của phong trào dân chủ nói chung và đảng Việt Tân nói riêng?
- Tôi nghĩ là như vậy. Bởi vì, nhìn tổng thể thì những bài này không làm cho phong trào dân chủ yếu hơn. Mà trái lại, chúng còn đóng góp vào việc củng cố phong trào dân chủ, giúp phong trào dân chủ có được những thành viên hoặc đảng viên đích thực và những ủng hộ viên hết lòng vì phong trào hoặc đảng. Nói riêng về đảng Việt Tân, thì dẫu thế nào đó cũng là một bộ phận của phong trào dân chủ. Nếu họ là những người thật sự dân chủ, và ủng hộ dân chủ đa nguyên thật sự, thì tình hình hiện nay cũng sẽ giúp cho họ những bài học cho đấu tranh dân chủ mà thôi. Chẳng có thiệt hại gì.
- Chắc anh lấy làm ngạc nhiên vì chuyến thăm đột xuất này? Vì có chút việc phải sang Hà Lan, em ghé thăm anh chị và cháu. Nhân tiện em muốn trao đổi với anh một số vấn đề thời sự và chính trị.
- Đã từ lâu, chú có trao đổi về các vấn đề thời sự và chính trị với tôi đâu? Nay tại sao chú lại đốc chứng như vậy?
- Hiện nay có nhiều vấn đề cần bàn đến như đại hội đảng cộng sản Việt
- Chú kể ra nhiều vấn đề như vậy thì làm sao thảo luận cho hết được?
- Vậy em đề nghị lần này chúng ta hãy trao đổi về một nguyên tắc có liên quan đến phong trào dân chủ.
- Chú có thể nói cụ thể hơn được không?
- Em muốn bàn đến nguyên tắc: “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến”. Em thắc mắc không biết nguyên tắc này có là trở ngại cho việc phát triển của Phong trào dân chủ Việt
- Đây là một nguyên tắc nền tảng của dân chủ đa nguyên mà những người tranh đấu cho dân chủ cần phải tuân thủ. Tại sao chú lại muốn xét lại nguyên tắc này?
- Gần đây em có đọc một số bài viết có liên quan đến đảng Việt Tân như “Chỉ là chuyện sa lưới địch”, “Những con bài thí”, “Xếp hàng với cò mồi” của Lữ Giang đăng trên trang nhà Thông Luận (1) và bài “Những trí thức thú nhận tội và đảng Việt Tân” của Khánh Minh đăng trên trang nhà Talawas (2). Em cảm thấy những bài này không có lợi cho việc phát triển của phong trào dân chủ Việt
- Ý kiến của chú mới nghe qua có vẻ rất hữu lí. Nhưng nếu bình tâm suy nghĩ kĩ thì ý kiến này nặng về cảm tính, không thích hợp khi làm những việc như tranh đấu cho dân chủ. Không thể tranh đấu cho dân chủ mà bắt đầu bằng con số không. Muốn làm một cái gì đó như tranh đấu cho dân chủ thì phải có một số cơ sở tối thiểu nào đó. Rồi phải dựa vào cơ sở ấy, suy tính kĩ lưỡng để lên kế hoạch và sau đó là quyết tâm thực hiện. Việc tranh đấu để xây dựng dân chủ không phải là trò chơi cờ bạc hay xổ số hoặc cướp giật để có thể trông chờ may rủi. Bởi vậy nó rất cần những ý kiến trái nghịch nhau từ mọi góc độ. Những ý kiến ấy rất hữu ích cho việc xây dựng và củng cố kế hoạch cũng như phương hướng đấu tranh. Mọi ý kiến phản bác dù đúng hay sai đều giúp ta rà soát lại mục đích và kế hoach của mình. Với những người ủng hộ thì những ý kiến phê phán sẽ giúp cho việc ủng hộ không rơi vào cảnh sẽ phải thất vọng vì đã vội vàng hết lòng ủng hộ.
- Như vậy là anh đồng tình với những ý kiến phản bác?
- Tôi đồng tình với việc nêu ra mọi ý kiến cả những ý kiến phản bác lẫn những ý kiến ủng hộ như bài “Đường Loan tuyệt phẩm” của Đinh Tấn Lực đăng trên trang nhà Thông Luận (3). Bịt miệng và tuyên truyền một chiều hoặc cho ăn nói thả cửa đều có những bất cập của nó. Bịt miệng và tuyên truyền một chiều thì trái với tinh thần tự do ngôn luận của dân chủ đa nguyên. Nó có thể đem lại những thắng lợi trước mắt nhưng sẽ di hại lâu dài trong nếp sống và lối suy nghĩ. Trái lại, cho ăn nói thả cửa thì trong ngắn hạn nhiều khi cản trở việc đi đến kết quả. Nhưng về lâu về dài sẽ giúp cho người tiếp nhận thông tin có thói quen kiểm chứng những điều mình tiếp nhận trước khi có quyết định để không bị hối hận về sau. Chú còn nhớ lời bố vợ chú, một đảng viên khá cao cấp đã về hưu, nhắn với tôi không?
- Em còn nhớ chứ. Bố vợ em đã nhắn với anh: “Những hành động kích động cảm tính rất khó giữ được người theo và ủng hộ lâu bền. Ta có thể dùng một số thủ thuật để kích động và lôi cuốn quần chúng theo hoặc ủng hộ. Nhưng muốn giữ được những người theo hoặc ủng hộ ấy phải có một cơ chế tổ chức thích hợp và một bộ máy trấn áp hữu hiệu. Đảng cộng sản Việt
- Bây giờ ta nên đi thẳng vào việc trao đổi về nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” và ảnh hưởng của nó với việc tranh đấu cho dân chủ. Tôi sẽ bàn dưới hai góc độ: nhận thức về diễn biến của thiên nhiên và hệ quả rút ra từ dân chủ đa nguyên.
- Em đồng ý. Nhưng theo em thì nhận thức rất quan trọng. Nhận thức em muốn nói ở đây là nhận thức đi từ thực tiễn. Không phải là loại nhận thức đi từ suy luận không được kiểm nghiệm với thực tế. Bởi vì nhận thực hoặc quan niệm về một sự việc thế nào thì cách ứng xử của ta với sự việc ấy sẽ như vậy. Nếu ta quan niệm xã hội là kết quả của việc đóng góp của mọi người thì cách ứng xử của ta sẽ là sẵn sàng cùng nhau chia xẻ mọi thành quả cũng như nghĩa vụ và tôn trọng tinh thần dân chủ. Nhưng nếu ta quan niện xã hội là nơi dành cho những kẻ mạnh thì cách ứng xử của ta sẽ là tranh dành cướp giật để tạo sức mạnh và tôn thờ độc tài.
- Tôi chia sẻ với chú về ý kiến này. Bây giờ tôi nói về mặt nhận thức diễn biến của thiên nhiên đưa đến nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” và ơn ích của nó. Do quan sát các sự vật cụ thể trong thiên nhiên người ta đã nhận thức ra rằng mọi sự vật đều có nhiều mặt khác nhau và nhiều khi trái ngược hoàn toàn với nhau. Nhưng không thể loại bỏ mặt này giữ mặt kia mà sự vật còn tồn tại. Muốn sự vật tồn tại thì tất cả các mặt khác nhau đều phải được tôn trọng và bảo vệ. Từ quan sát ấy, ở Á Đông người ta đã hình thành ra lí thuyết âm dương. Trong đó nếu muốn tồn tại thì âm dương phải được duy trì ở trạng thái quân bình có nghĩa là mọi mât trái nghịch đều phải được bảo vệ và phát triển đồng đều. Và nếu áp dụng quan niệm này vào cuộc sống thì xã hội cũng sẽ được ổn định. Ở Âu Châu, từ quan sát trên Hegel đã hình thành ra phép biện chứng và Marx đã đem áp dụng nó vào xã hội. Nhưng Marx chủ trương cái này phải diệt cái kia. Vì vậy các xã hội cộng sản áp dụng lí thuyết này đều phát triển què quặt và biến con người thành một loại nô lệ kiểu mới. Đang khi các nước tư bản Âu Mĩ chủ trương duy trì và bảo vệ mọi thành phần, không cho cái này diệt cái kia vì vậy xã hội Âu Mĩ phát triển và con người trở thành những chủ nhân ông.
- Như vậy nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” thực ra chỉ là đem áp dụng diễn biến trong thực tiễn của thiên nhiên vào cuộc sống để giúp xã hội phát triển ổn vững hơn.
- Đúng như vậy. Dân chủ đa nguyên xuất phát từ chủ nghĩa đa nguyên, trong đó những khác biệt không còn là bó buộc phải chấp nhận mà là sự phong phú của xã hội và làm cho xã hội thăng tiến hơn. Thực tế cho thấy là trong xã hội ở bất kì khuynh hướng hoặc phe phái nào đều có những thành phần quá khích và những thành phần có những ý kiến khác thường nhiều khi rất điên khùng. Nhưng chính những thành phần ấy làm cho những người bình thường phải suy nghĩ để xét lại. Và vì vậy mà xã hội thăng tiến và phát triển. Bởi vậy nguyên tắc “Không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những vấn đề cấm bàn đến” chỉ là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa đa nguyên. Và lợi ích của nó là làm cho nền dân chủ đa nguyên ổn vững hơn.
- Như vậy những bài viết của Lữ Giang, Khánh Minh hoặc Đinh Tấn Lực đều hữu ích cho việc lớn mạnh của phong trào dân chủ nói chung và đảng Việt Tân nói riêng?
- Tôi nghĩ là như vậy. Bởi vì, nhìn tổng thể thì những bài này không làm cho phong trào dân chủ yếu hơn. Mà trái lại, chúng còn đóng góp vào việc củng cố phong trào dân chủ, giúp phong trào dân chủ có được những thành viên hoặc đảng viên đích thực và những ủng hộ viên hết lòng vì phong trào hoặc đảng. Nói riêng về đảng Việt Tân, thì dẫu thế nào đó cũng là một bộ phận của phong trào dân chủ. Nếu họ là những người thật sự dân chủ, và ủng hộ dân chủ đa nguyên thật sự, thì tình hình hiện nay cũng sẽ giúp cho họ những bài học cho đấu tranh dân chủ mà thôi. Chẳng có thiệt hại gì.
Phan Bá Việt
(Hà Lan)
(Hà Lan)
(1) Xem : • Lữ Giang, «Chỉ là chuyện sa lưới địch». Thông Luận, ngày 18/09/2010.
• Lữ Giang, «Những con bài thí». Thông Luận, ngày 25/09/2010.
• Lữ Giang, «Xếp hàng với cò mồi». Thông Luận, ngày 02/10/2010.
(2) Xem: Khánh Minh, “Những trí thức thú nhận tội và đảng Việt Tân”. Talawas, ngày 04/10/2010.
(3) Xem: Đinh Tấn Lực, “Đường Loan tuyệt phẩm”. Thông Luận, ngày 05/10/2010.
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment