Low grades for the party
Nguồn: The Economist
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
30.09.2010
Khi Ngô Bảo Châu thắng giải Fields, một phần thưởng tương đương với giải Nobel cho ngành toán, sự kiện này là tin tức nổi bật tại quê hương Việt Nam của ông. Chủ tịch nước gửi điện thư chúc mừng ông Châu là người Việt Nam đầu tiên thắng giải này. Nhưng ông đã không trau dồi sự nghiệp của mình tại Việt Nam . Ông Châu là một giáo sư tại Đại học Chicago với tư cách là công dân nhập cư của Pháp, nơi ông đã hoàn thành học vị tiến sĩ của mình.
Ai có thể trách được ông? Hệ thống đại học của Việt Nam đã quá "lạc hậu", Hoàng Tụy, một nhà toán học nói. Phương pháp giảng dạy đã lỗi thời, các trường đại học đầy dẫy chủ nghĩa bè phái và nghẹt thở bởi những học thuyết Cộng sản. Kiểm duyệt và can thiệp tràn lan.
Đối với một nền kinh tế đang lên và đang tìm cách phát triển lĩnh vực kỹ nghệ, điều này gây thiệt hại và chán nản. Những đại học nghiên cứu hàng đầu và kỹ nghệ sản xuất sáng tạo cần phải đi song song với nhau. Các trường đại học Việt Nam có rất ít nghiên cứu, và hiếm khi được trích dẫn bởi các nhà khoa học, một nghiên cứu gần đây của Liên Hiệp Quốc cho biết. Các sinh viên ra trường được chuẩn bị rất yếu: có đến 60% những người vừa được các công ty nước ngoài thuê mướn cần được đào tạo lại, một báo cáo của Hà Lan cho biết.
ViệtNam chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các quốc gia lân cận (xem đồ thị). Tỉ lệ biết đọc biết viết cao, và giới phụ huynh chịu hy sinh để cho con mình vào đại học. Tỉ lệ ghi danh vào các trường đại học Việt Nam tăng từ khoảng 900 nghìn trong năm 2009 lên đến 1,6 triệu vào nằm 2006. Nhưng đa số sinh viên chỉ học tại các trường đại học nhà nước trì trệ hoặc các trường tư nhân chỉ chú trọng vào việc cấp bằng. Những ai có thể đi du học, những người tài giỏi nhất như ông Châu, thì hiếm khi quay về nước.
Việt
Những nỗ lực để cách tân ngành đại học đã bị thất bại. Vì thế chính quyền đã chú trọng vào quan điểm tạo ra bốn học viện chuyên nghiên cứu từ ban đầu, với đối tác là các đại học nước ngoài, và quan trọng hơn nữa là hứa hẹn quyền tự quản. Ngôi trường đầu tiên của thể loại này là Đại học Việt Đức (VGU), được khai trương vào năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một trường kỹ thuật do Pháp hỗ trợ sẽ được mở cửa tiếp theo.
VGU có khoảng 220 học sinh ghi danh vào các chương trình kỹ thuật và kinh tế được giảng dạy bằng tiếng Anh do những giáo sư thỉnh giảng từ Đức. Trong vòng mười năm, trường này hi vọng sẽ có được 5.000 sinh viên. Hiến chương độc lập của trường, đầu tiên trong số các trường đại học ở Việt Nam , cho phép họ được tự quyền mướn giáo sư và tự soạn thảo chương trình giảng dạy. Trên lý thuyết điều này sẽ giúp tăng cường quyền tự do nghiên cứu.
Hiện tại, VGU nhận đa số ngân sách của mình từ Đức. Việt Nam chỉ đóng góp một số tiền khiêm tốn là 350 nghìn Euro (500 nghìn Mỹ kim). Nhưng về lâu dài họ sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phi hoạt động, được dự tính sẽ đạt đến 45-50 triệu Euro vào năm 2030. Các dụng cụ hiện đại và giáo sư hàng đầu thì không rẻ. Chính quyền Việt Nam sẽ phải sẵn lòng chi trả cho những tài năng từ nước ngoài, nếu không VGU "sẽ thất bại", Wof Rieck, giám đốc VGU nói.
Tìm cách lôi kéo những người hàng đầu như ông Châu là sự khởi đầu. Trung Quốc cũng gặp phải những khó khăn tương tự nhưng đã tìm cách thu hút được những người tài giỏi từ nước ngoài bằng cách kêu gọi lòng yêu nước và tạo cho các học giả cơ hội làm việc trong một nền kinh tế sáng tạo. Điều này không khó. Các giáo sư có thể nhận lương thấp hơn nếu họ có thể làm việc trong môi trường nghiên cứu tân tiến nhất. Đa số cũng muốn ở gần với gia đình của mình.
Nhưng các nhà học giả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam đang bị kìm chế bởi tính giáo điều chính trị. Điều này gây trì trệ trong bậc giáo dục đại học cũng không kém việc trả lương lương thấp, giáo sư Tụy nói, ông đã về hưu hai năm trước đây với mức lương 250 Mỹ kim một tháng của một giáo sư toán. "Một nhà khoa học tài giỏi không chỉ cần tiền mà còn cần những đồng nghiệp có khả năng và quyền tự do nghiên cứu."
.
.
.
No comments:
Post a Comment