Nguyên Khải
19/10/2010
Ngày 16/10/2010, báo điện tử datviet.vn đăng bài: “Bình ổn hàng hoá bằng cách… ép nông dân?” của Nguyên Khải. Bài báo nhấn mạnh: “Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu mà TP HCM và Hà Nội đang triển khai hiện nay, nhằm hạ chỉ số tiêu dùng (CPI), giảm lạm phát. Xét về khía cạnh nào đó, đông đảo người tiêu dùng hưởng lợi. Thế nhưng, đằng sau câu chuyện bình ổn lợi ích của không ít nông dân lại… bất ổn”.
Cùng với loạt bài của tác giả Hoàng Kim (Đồng Tháp) đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam mấy ngày liên tục cuối tháng 9/2010, bài báo này buộc những người có đôi chữ nghĩa phải lên tiếng đặt câu hỏi:
1. Đây có phải là chính sách quốc gia về lương thực, mà hệ quả đi ra từ những ngu quan, hiện rất phổ biến trong bộ máy lãnh đạo các bộ, ngành và các cấp ở nước ta?
2. Một đất nước có đến 70% trong cơ cấu dân số là nông dân, nghĩa là khoảng 60 triệu người, mà các vị… “TP HCM và Hà Nội” đối xử như vậy, liệu thử hỏi đâu là lương tri, đâu là đạo đức?
Phải chăng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, là ta dựa vào đạo đức và tài năng của các vị “TP HCM và Hà Nội” này?
3. Vậy đây là: ngu sách hay tội ác?
Và: “Khi gạo thế giới tăng cao, giá gạo trong nước tăng theo. Để ổn định, không còn cách nào khác là phải cân đối lượng gạo xuất khẩu với tiêu thụ trong nước, gạo xuất khẩu được hạn chế. Vậy là người trồng lúa cũng chẳng được hưởng giá cao. Và tình hình gạo năm nay cũng lại theo kịch bản cũ. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên ngang bằng với gạo Thái Lan, Mỹ… nhưng nông dân biết chỉ để… thèm. Vì chẳng còn gạo để bán, nếu còn mà bán được với giá cao, thì giá gạo trong nước lại sốt, chỉ số CPI lại tăng, rồi lại lạm phát…”.
Kết thúc bài báo, tác giả Nguyên Khải chua chát, nói: “Nhưng không phải nông dân nào cũng biết được thực tế này. Nếu biết, chắc họ cũng tự hào, vì mình cũng đóng vai trò hy sinh lợi ích nhỏ, để đóng góp vào sự nghiệp lớn (?!)”.
Được biết, nước ta mỗi năm xuất khẩu gạo mang về khoảng 1 tỷ USD ngoại tệ, đây là con số lớn [tất nhiên mới chỉ bằng 1/4 con số đem đổ xuống sông, xuống biển của Vinashin và là hạt cát so với các thất thoát khác!?]; nếu trừ đi giá mua của nông dân, phí vận chuyển, lưu kho, xếp dỡ… thì thực tế, mỗi năm ngành xuất khẩu gạo VN (VFA) nộp vào ngân sách liệu có được 60-80 triệu USD (tức 5-8%) [trong một bài báo mà tôi đọc được, VFA có văn phòng tại Singapore và… nộp thuế xuất khẩu tại nước này; rõ là, đất nước ta thiệt đơn, thiệt kép].
Tôi đồ rằng số tiền này [nộp ngân sách từ XK gạo] sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền mà các vị trong VFA chia nhau và chia cho cơ quan quản lý cấp trên phụ trách công tác này.
Cùng với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, xuất khẩu than, phát triển mất cân đối của ngành điện, nhập công nghệ “rác” từ TQ, nhà thầu TQ trúng thầu (đến 90% công trình trọng điểm quốc gia)… thì VFA cũng là đội ngũ “tiên phong” góp phần vào… “sự nghiệp làm nghèo đất nước”.
Xin dùng hình tượng để nói về thực trạng Đất nước là:
Việt Nam hôm nay đang như một cái bánh, mà những con giòi [rất nhiều nhóm, chủng loại] đã đục rỗng bên trong, đang cố giữ lại cái vỏ. Không biết bạn đọc có nghĩ như vậy không?
-----------------------
Nguyễn Hữu Quý
17.10.2010
Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu mà TP HCM và Hà Nội đang triển khai hiện nay, nhằm hạ chỉ số tiêu dùng (CPI), giảm lạm phát. Xét về khía cạnh nào đó, đông đảo người tiêu dùng hưởng lợi. Thế nhưng, đằng sau câu chuyện bình ổn lợi ích của không ít nông dân, lại… bất ổn.
Ông Châu Nhựt Trung, Giám đốc Công ty Huỳnh gia Huynh Đệ, thừa nhận để thực hiện chương trình này, phải luôn “đặt lên bàn cân” lợi ích giữa nông dân với người tiêu dùng. Ông Trung khẳng định, trong thời điểm giá thịt gia cầm trên thị trường tăng 15.000 - 20.000 đồng một kg, gà tam hoàng còn lên mức 90.000 đồng, bằng với giá gà ta theo giá bình ổn. “Để thực hiện chương trình này, đỡ gánh cho người tiêu dùng, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải ép giá nông dân”. Lần đầu tiên có một doanh nghiệp dám thẳng thừng nói lên thực tế. Người tiêu dùng thấy gà, vịt bán bình ổn, giá rẻ thi nhau mua. Doanh nghiệp này phải ra chỉ tiêu, mỗi khách hàng chỉ được mua một con gà trong một ngày. Chuyện xưa nay hiếm!
Tương tự, Giám đốc Công ty trứng sạch Ba Huân, cho biết, để có được lượng trứng đủ cho chương trình bình ổn giá, doanh nghiệp này phải hỗ trợ người nông dân về vốn để ổn định yếu tố đầu vào. Thế nhưng chỉ là muối bỏ bể. Vì phí đầu vào tăng, doanh nghiệp khó có thể tăng giá thu mua theo cho nông dân, vì giá bán trên thị trường đã được cam kết theo chương trình bình ổn. Đúng lúc dịch heo tai xanh hoành hành, người tiêu dùng quay lưng với thịt heo, chuyển qua sử dụng thịt gia cầm. Giá gia cầm tăng chóng mặt, người nuôi gà, vịt thấy bán trứng không lời, chuyển qua bán thịt. Doanh nghiệp lại hốt hoảng tìm đường lo ổn định hàng bình ổn, như đã cam kết.
Câu chuyện gạo cũng không ngoại lệ. Năm 2009, lúc gạo giá thấp, người dân phải bán ào ào. Khi gạo thế giới tăng cao, giá gạo trong nước tăng theo. Để ổn định, không còn cách nào khác là phải cân đối lượng gạo xuất khẩu với tiêu thụ trong nước, gạo xuất khẩu được hạn chế. Vậy là người trồng lúa cũng chẳng được hưởng giá cao. Và tình hình gạo năm nay cũng lại theo kịch bản cũ. Giá gạo xuất khẩu của ViệtNam lần đầu tiên ngang bằng với gạo Thái Lan, Mỹ… nhưng nông dân biết chỉ để… thèm. Vì chẳng còn gạo để bán, nếu còn mà bán được với giá cao, thì giá gạo trong nước lại sốt, chỉ số CPI lại tăng, rồi lại lạm phát…
Câu chuyện gạo cũng không ngoại lệ. Năm 2009, lúc gạo giá thấp, người dân phải bán ào ào. Khi gạo thế giới tăng cao, giá gạo trong nước tăng theo. Để ổn định, không còn cách nào khác là phải cân đối lượng gạo xuất khẩu với tiêu thụ trong nước, gạo xuất khẩu được hạn chế. Vậy là người trồng lúa cũng chẳng được hưởng giá cao. Và tình hình gạo năm nay cũng lại theo kịch bản cũ. Giá gạo xuất khẩu của Việt
Nhưng không phải nông dân nào cũng biết được thực tế này. Nếu biết, chắc họ cũng tự hào, vì mình cũng đóng vai trò hy sinh lợi ích nhỏ, để đóng góp vào sự nghiệp lớn (?!).
N. K.
Nguồn: Baodatviet
.
.
.
No comments:
Post a Comment