Tổng thống Mỹ đến VN học tiếp khách và nhớ thương World Cup
Tác giả: Trực Ngôn
Bài đã được xuất bản.:
http://www.tuanvietnam.net/2010-07-02-tong-thong-my-den-vn-hoc-tiep-khach-va-nho-thuong-world-cup
Phát ngôn & Hành động ấn tượng tuần này là nỗi trăn trở của Trực Ngôn giữa những xa hoa, phù phiếm và sự nghèo nàn, thiếu thốn của xã hội...
.
Tổng thống Mỹ sẽ đến Việt
Báo chí đưa tin, ngày 24/6, TT Mỹ Barack Obama đã tiếp TT Nga Dmitry Mendvedev ăn trưa với món hamburger và khoai tây chiên tại nhà hàng Ray's Hell Burger ở Arlington. Đó bữa trưa của hai vị Tổng thống của hai cường quốc trên thế giới. Chỉ với bữa ăn trưa đó thôi đã cho chúng ta thấy một phần chân dung quan trọng của họ.
Khi đọc tin này, tôi bỗng thấy hiện ra trước mắt mình miên man những nhà hàng, tiệm ăn tưởng như không bao giờ dứt dọc mảnh đất hình chữ S còn quá nhiều thiếu thốn của chúng ta.
Hiện lên những bàn ăn ngập tràn thực phẩm với đủ cao lương mỹ vị như hươu, nai, chồn, cáo, ba ba, rắn rết, cá sấu, cua bể, tôm hùm...
Hiện lên những bữa tiệc bạt ngàn bia ngoại, rượu tây và những bình thủy tinh khổng lồ với những bìm bịp, cà dê, tay gấu, rắn độc, ong đất, bao tử hoang thú, hổ non... đang ngủ thiêm thiếp trong rượu.
Hiện lên tất những gương mặt phừng phừng ý chí nhậu cùng những tiếng hô vang: "Dzô".
Họ đang tiếp khách đấy. Quá nhiều người nước ngoài tròn mắt kinh hoàng khi nhìn thấy người Việt
Những ai đã đi trong các cơ quan nhà nước mà chẳng một lần chứng kiến cảnh các công chức tiếp khách khi có cấp trên đến thăm và làm việc. Cho dù không phải cấp trên yêu cầu cấp dưới phải tiếp thế nào nhưng cấp dưới cứ làm thế. Đó là những bữa tiệc ai cũng biết rằng vua chúa Trung Hoa ngày xưa tiếp khách chưa chắc đã sánh được.
Tôi từng nghe một cán bộ cấp tỉnh gọi điện cho nhân viên nói: "Mai anh A xuống làm việc, cố kiếm mấy con cầy hương nhé" hay "Anh B không dùng thịt gà vì nóng. Kiếm bằng được ba ba núi loại 4, 5 cân một con đấy".
Hu...hu...hu...
Sao tự dưng đang nói "thao thao bất tuyệt" lại hu...hu...?
Hu..hu... vì tiền tiếp khách ấy đâu phải của cá nhân nào mà là của một tập thể cá nhân mấy chục triệu người đóng thuế bằng trồng lúa, ngô, đậu, lạc, rau muống, bí bầu... bằng nuôi gà, vịt, lợn nái, cá lồng... bằng bán phở, bán bún riêu, bán quẩy, bán rau, bán cá, bán tăm... vì đã kinh doanh cái gì thì phải đóng thuế cái đó.
Có những lần chúng ta được nghe nói về khoản tiền tiếp khách của một tỉnh với một con số chóng mặt. Trước kia, khách đến làm việc được ba điều: được ăn, được nói và được... phong bì mang về. Lâu nay, nạn "phong bì" đã đỡ đi và chỉ còn hai điều công khai còn điều thứ ba đã được chuyển thành một hình thức nào đó tinh tế và lãng mạn hơn.
Nước Mỹ đúng là keo kiệt, trong đó không chỉ có Tổng thống mà các tỷ phú như Bill Gates càng keo kiệt hơn. Giàu nứt đố đổ vách như họ mà tiếp khách lại chỉ là hamburger và khoai tây chiên nhưng lại dại dột vô cùng khi mang hàng chục tỉ đi cho những người nghèo. Mà cho những người nghèo thì được lợi cái gì nhỉ???
Với cách tiếp khách dè xẻn và keo kiệt như Tổng thống Mỹ thì Trực Ngôn này khuyên ông nên đến Việt Nam mà học cách tiếp khách để thể hiện sự giàu có của nước Mỹ chứ?!
.
Phải chăng đó là sự phù phiếm?
Như một giấc mơ trong chuyện cổ tích Nga: Ông lão đánh cá và con cá vàng, vào một ngày đẹp trời bỗng thấy 5 cổng chào cửa ô vụt mọc lên sừng sững. Dựng cổng chào để chào mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long mà.
Vì sao làm 5 cổng chào khổng lồ như vậy mà lại bất ngờ như vậy? Liệu có đủ thời gian cho các nhà thi công không khi Đại lễ Thăng Long chỉ còn chừng 3 tháng nữa? Hơn nữa, có cần thiết phải làm 5 cái cổng chào đó không?
Trong khi đó bạn cứ đi khắp nội ngoại thành Hà Nội mà xem cho đến bây giờ, trước giờ Khai mạc Đại lễ, vẻ đẹp Hà Nội với sự chuẩn bị Đại lễ ngàn năm vẫn còn là một bí mật chưa hề được lộ ra. Đường xá vẫn đào bới, giao thông vẫn tắc nghẽn, rác rưởi vẫn vứt đầy, điện vẫn cắt...
Nhắm mắt lại nhiều lần để hình dung về 5 cái cổng chào đó, rồi lẩn thẩn nhắn tin, viết email, gọi điện... hỏi nhiều người thì thấy 5 cái cổng chào kia không hề cần thiết một chút nào, nhất là khi chúng ta còn bao việc cần làm hơn thế 1000 lần. Nhưng những người chủ trương làm 5 cổng chào hình như đang rất tự tin vì đã huy động được 100% vốn làm 5 cổng chào từ các doanh nghiệp.
Nhưng cho dù tiền của cá nhân nào thì 5 cổng chào này vẫn là sự phù phiếm ở mức độ nào đó. Nói thật lòng là nhân dân không cần 5 cái cổng chào ấy và những khách ngoại quốc lại càng không cần. Chúng ta tiếp xúc với người nước ngoài quá lâu rồi và chúng ta biết rõ điều đó.
Như vậy, xét cả đối nội và đối ngoại thì 5 cái cổng chào này chẳng có tác dụng bao nhiêu. Những đường sắt cao tốc, những trung tâm hành chính quốc gia, những trục văn hóa, tâm linh, những quy hoạch hai bên bờ sông Hồng... thì còn phải bàn cho thật cụ thể, thật kỹ lưỡng nên làm hay không. Nhưng 5 cổng chào theo cái nhìn có thể thiển cận của tôi thì rõ ràng là không có lý do gì chính đáng để phải làm.
Cho đến lúc này, chúng ta vẫn đắm đuối trong chủ nghĩa hình thức một cách không cưỡng lại được. Theo tính toán thì 5 cổng chào đó cũng phải đầu tư ít nhất hàng chục tỉ.
Trong khi đó còn không ít những con đường ở Hà Nội 1 và cả Hà Nội 2 lầy lội, bẩn thỉu và khó đi như đường lên trời. Đấy là chưa nói đến nhiều làng bản, người dân phải hứng từng giọt nước trong mùa hè. Rồi khi vào hè, chúng ta mới nhận ra những đứa trẻ chẳng có lấy một khu vui chơi nào cho ra hồn.
Đấy là những nhu cầu chính đáng mà bất cứ những người quản lý xã hội nào có lương tâm đều phải... mất ăn mất ngủ vì tình thương yêu đồng loại và vì trách nhiệm của mình. Nhưng chúng ta vẫn còn lao vào nhiều sự phù phiếm. Và sự phù phiếm lúc nào cũng sẵn sàng giết chết những hành xử văn hóa và nhân văn.
Nếu đứng về hình thức thì chúng ta cứ hãy cố gắng làm cho khu vực quanh Hồ Gươm và một vài con phố chính thật sạch, thật đẹp, thật văn hóa cũng là đủ. Tôi sợ là cổng chào thì như thế mà khi bước vào bên trong thì ngược lại. Thiển nghĩ, những người chủ trương làm cổng chào nên xem xét lại một cách kỹ lưỡng hơn. Nhưng nếu 5 cổng chào vẫn được dựng lên thì tôi cũng sẽ đến nhìn để xem nó có khả năng quyến rũ và thuyết phục tôi đến mức nào.
Nếu 5 cổng chào đó thực sự quyến rũ tôi thì tôi sẽ viết lời xin lỗi một cách chân thành nhất với những người nghĩ ra nó. Như thế là sòng phẳng, phải không các bạn?
.
Ngày công của công chức nhà nước quá cao
Báo Dân Trí viết: Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, mấu chốt của sự cạnh tranh là năng suất lao động. Tuy nhiên, chúng ta dường như chưa "thấm" vấn đề này. Ở nhiều cơ quan, có tư tưởng ăn lương là để... ngồi chơi, làm thêm cái gì là phải tính tiền.
Đấy là một nhận định hoàn toàn chính xác. Nhưng đối với những người làm ra những sản phẩm hữu hình thì dù sản lượng và chất lượng kém hay ít cũng còn có. Còn với không ít các công chức văn phòng thì ôi thôi. Có lẽ vì chất lượng công việc của họ mà chúng ta mới có câu "sáng cắp ô đi tối cắp về".
Có không ít công chức suốt ngày suốt tháng chỉ đọc hồ sơ. Sáng đến công sở mở hồ sơ ra đọc, chiều gấp lại về nhà, sáng sau đến lại thế. Và người đời gọi đó là "công chức hồ sơ".
Có "công chức hồ sơ" rồi lại có "công chức trà vặt". Họ đến công sở muộn, dềnh dàng ăn sáng, rồi về phòng pha ấm trà đã, kéo thêm những người khác đến và những câu chuyện trời ơi đất hỡi bắt đầu mở ra và chẳng biết khi nào kết thúc.
Đã có "công chức trà vặt" thì lại có "công chức chợ sớm". Thế nào là "công chức chợ sớm"? Đó là những công chức mà chủ yếu là nữ đến cơ quan mở cửa, bật điều hòa, trang điểm lại, rồi bàn đến giá cả, son phấn, áo quần... Sau khi đã bàn luận tàm tạm mọi thứ là họ rủ nhau đi chợ. Thế là tranh thủ mua rau, mua đậu, mua cá, mua sườn, mua gà vịt mổ sẵn... mang về cơ quan và bỏ vào tủ lạnh của tập thể để khỏi ôi vì chiều họ mới về nhà. Và khi đồng hồ chỉ 4 giờ chiều là chuẩn bị lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh. 4 giờ rưỡi là đã có mặt ở bến xe hoặc đã pình pình xe máy rồi.
Đấy là tôi kể tạm mấy loại công chức thôi chứ còn nhiều loại công chức lắm. Họ làm việc như thế nhưng lương vẫn lên đúng kỳ hạn. Quả thực so lương công chức ở VN như vậy thì quá thấp. Nhưng tính thời gian làm việc thực sự có hiệu quả của họ thì với mức đó họ lại được trả cho một giờ làm là quá cao.
Nạn "công chức trà vặt", "công chức hồ sơ", "công chức chợ sớm"... không phải mới sinh ra mà đã có từ lẩu từ lâu lắm rồi và giờ tràn lan khắp mọi nơi. Chính vì kiểu làm ăn như thế mà một công chức của Văn phòng Quốc hội đã từng gửi công văn trả lời người dân viết một ông giáo sư tên tuổi thành một bà nào đấy. Thế nhưng nếu làm thêm giờ nào là đòi hỏi tiền bồi dưỡng thêm giờ ấy. Mà làm thêm đây là vì trong giờ làm thật họ có làm ra đầu ra đũa gì đâu.
Chúng ta vẫn cảnh báo đủ các loại dịch và bây giờ đang còn báo động về loại bọ xít hút máu người nữa. Nhưng loại dịch công chức này thì chẳng ai báo động. Rồi cuối năm vẫn đạt danh hiệu thi đua và đủ thứ danh hiệu và đòi hỏi tiền thưởng và suốt ngày ngồi chê đất nước nghèo và cuộc sống khó khăn. Nhưng họ có biết đâu chính họ là những kẻ làm cho đất nước này suy yếu và làm cho con Rồng trong tơ tưởng của đất nước ì ạch mãi vẫn không nhảy lò cò được chứ nói gì bay lên.
.
Nhớ thương World Cup:
World Cup mới tạm nghỉ 2 ngày mà biết bao người nhớ nhung như nhớ người yêu. Liệu tôi nói thế có quá cường điệu không? Không hề cường điệu. Đó là một sự thật.
Chẳng lẽ người Việt
Vậy là vì sao? Nói nhanh đi kẻo tôi không chịu nổi sự đợi chờ dằng dặc này, nói đi, tôi van đấy.
Nói nhé: là vì nếu không có World Cup hay AFF Cup cũng được thì buồn lắm, trống rỗng lắm... chẳng biết làm gì cho vui.
Đúng vậy, thưa các nhà làm văn hóa của đất nước. Chúng ta thử xem mỗi quí, mỗi năm các vị có những gì cho người dân được thưởng thức vừa để giải trí vừa để nâng cao tri thức đây? Tôi cam đoan các vị sẽ rất vất vả để gạch đầu dòng mấy gạch thôi.
Chẳng lẽ lại chỉ hội diễn quần chúng? Chẳng lẽ lại chỉ đóng biển gia đình văn hóa? Chẳng lẽ lại mấy cái lễ hội đầy tính mê tín dị đoan và kinh doanh với mũ áo lòe lọet chẳng biết ở thời nào? Chẳng lẽ lại mấy cái hội hoa rối loạn? Chẳng lẽ lại chỉ phim Hàn Quốc khóc từ tập 1 đến tập 100?
.
Tôi đang nói những lời của sự thật chứ không hề cường điệu một chút nào. Cứ mỗi lần có bạn nước ngoài đến Hà Nội lại chẳng biết đưa họ đi đâu. Lần thứ nhất đưa đi Văn Miếu, lần thứ hai Văn Miếu, lần thứ ba cũng VănMiếu và lần thứ bao nhiêu không nhớ nữa cũng lại món Văn Miếu.
Văn Miếu là một địa chỉ Văn Hóa rất đáng tự hào của người Việt
Bởi thế mà hai tiếng World Cup vang lên như một niềm vui mà cũng là một nỗi cay đắng. Và lúc này, chính tôi đang đợi đến đêm mai World Cup trở về. Trở về đi World Cup. Nếu không ta buồn và trống rỗng lắm thay. Ta thật tội nghiệp. Nhưng ta biết đi đâu và xem gì bây giờ???
.
.
.
No comments:
Post a Comment