Công ty Polar Electro ở Finland bồi thường cho công nhân VN
Thanh trúc, phóng viên RFA
2010-07-05
Các nữ công nhân Việt Nam, được công ty chi nhánh Polar Twin Advance ở Malaysia bồi thường vì vi phạm hợp đồng lao động, nay lại được công ty gốc Polar Electro ở Finland thuận trả thêm một khoản tiền thiệt hại khác.
Đứng ra giúp đỡ các nữ công nhân này kiện công ty chủ ở ở Malaysia là tổ chức CAMSA, Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Mới Ở Á Châu, có văn phòng đại diện tại
Thanh Trúc tường thuật lại câu chuyện: Đó là ba mươi mấy nữ công nhân Việt
.
Vi phạm hợp đồng lạm dụng công nhân nước ngoài
Polar Twin Advance ở
Chuyện xảy ra từ giữa năm 2008, sau khi Polar Twin Advance đã không trả lương đầy đủ cho các nữ công nhân này đúng như hợp đồng họ đã ký với Intraco trước khi rời Việt Nam đi Malaysia.
Chị Vân, một trong ba chục nữ công nhân làm việc cho Polar Twin trước kia, hiện ở
Ngày trước tụi em làm trong công ty đó thì rất là cực nhọc mà họ không trả lương theo hợp đồng nữa. Lúc đó bọn em mới có ý kiến là lên hỏi ông giám đốc nhưng giám đốc không cho bọn em biết và sau đó gọi công an tới. Họ chĩa súng bắt tụi em thứ nhất là vào làm, thứ hai là về ký túc.
Khi bọn em về ký túc thì họ nhốt tụi em trong ký túc luôn, không cho tụi em đi làm mà
cũng chẳng cho cơm để ăn nữa. Lúc đó tụi em rất khổ, không có cơm ăn mà cũng chẳng có việc để làm, cũng chẳng có tiền để tiêu nữa. Bọn em chẳng biết làm thế nào tại mình cũng chỉ là công nhân đi làm thuê, họ nói sao mình chỉ biết nghe vậy.
.
Kêu gọi CAMSA can thiệp giúp đỡ
Sau đó, nhờ người quen cho số điện thoại của văn phòng CAMSA Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Mới Ở Châu Á, tổ chức trực thuộc Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS ở Hoa Kỳ , các nữ công nhân của Polar Twin Advance tìm cách liên lạc với đại diện CAMSA ở Malaysia.
Chị Vân kể tiếp:
Mọi thức ăn cơm cháo là văn phòng CAMSA hỗ trợ chúng em .
Tụi em chờ tới bốn năm tháng luôn mà công ty không giải quyết. Người ở Intraco qua giải quyết cho tụi em nói là sẽ đàm phán với công ty trả lương và bắt buộc chúng em phải vào làm nhưng họ sẽ không đền bù một ringgit nào hết. Có cả đại sứ quán Việt
.
Ngay khi bắt đầu nhập cuộc vào vụ Polar Twin Advance, CAMSA một mặt vận động sự chú ý của Bộ Nhân Dụng
Ông Nguyễn Đình Thằng, giám đốc điều hành BPSOS mà CAMSA là một tổ chức trực thuộc, cho biết mặc dù chủ nhân Polar Twin Advance không nhân nhượng , nhưng công ty mẹ của họ là Polar Electro ở Finland đã nhìn thấy sự ứng xử sai trái của chi nhánh Polar Twin Advance ở Malaysia:
Bên công ty Polar Twin Advance nhất định không chịu bồi thường. Một mặt chúng tôi đưa công ty ấy ra toà, mặt khác vận động áp lực quốc tế. Rất may mắn khi ấy vị đại sứ Phần Lan tức
.
CAMSA can thiệp thành công
Từ Bắc Giang, chị Thu, trở về nước sau khi được bồi thường đợt trước, xác nhận:
Nhờ văn phòng CAMSA giúp đỡ, công ty gốc ở Phần Lan đồng ý đền bù cho tụi em. Cái thời gian đó thì bên tổ chức CAMSA giúp cho chúng em được về nước và được bồi thường gần bốn mươi triệu đồng tiền Việt
CAMSA vẫn tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho mấy chục nữ công nhân đã nghĩ việc ở Polar Twin Advance với lập luận:
Những người phụ nữ này trả tiền cho công ty môi giới để sang
Vụ kiện chưa dứt khoát thì chủ nhân Polar Twin Advance ở
Theo lẽ tháng Năm vừa qua, mười trong số ba chục nữ công nhân của Polar Twin Advance mà đã về nước , được phép trở qua Malaysia để ra toà trong vụ kiện tiếp sau.
Một ngày trước khi các nữ công nhân lên đường, Polar Electro loan báo chịu bồi hoàn nốt số tiền thiệt hại . Lý do được tiến sĩ Nguyễn Đình thằng giải thích là công ty mẹ Polar Electro không muốn ra toà cũng như không muốn bị mất uy tín vì sự vi phạm quyền lao động của công ty con Polar Twin Advance.
.
Từ trong nước, chị Thu báo cho biết:
Có nghĩa là ngày đấy thì bên CAMSA gọi điện cho chúng em, nói là dự kiến tháng Năm vừa rồi là sẽ mở phiên toà để ra đấy kiện. Nhưng mà sau đấy thì cuối tháng Năm họ điện về nói là bên ấy người ta đồng ý bồi thường cho chúng em một khoản tiền nhất định là muời lăm triệu sáu trăm mười tám nghìn đồng.
Nói chung chúng em thì ở Việt Nam, tất cả mọi chuyện đều nhờ văn phòng CAMSA giải quyết giúp chúng em. Đến thời điểm đó thì CAMSA nói là bên đó đồng ý bồi thường cho chúng em số tiền như thế thì chúng em không phải sang
.
Công an nghi nghờ việc can thiệp của CAMSA
Với câu hỏi từ khi trở về nước năm 2008 thì các chị có gặp khó khăn gì không, chị Thu trả lời:
Cái thời gian từ lúc chúng em được về nước thì công an Việt Nam coi như là đến nói chuyện trao đổi với chúng em, nhưng một cách rất vô lý, như cái kiểu ép buộc mình phải nhận một cái tội gì đấy. Công an nói với chúng em là cái khoản tiền chúng em được bồi thường thì không có lý nào tự nhiên lại có người tốt giúp đỡ như vậy.
Họ cứ tuyên truyền cứ nói chúng em là phải cảnh giác với người này người nọ , với tổ chức CAMSA . Người ta liên tục đến dọ hỏi dò la. Cả đợt vừa rồi nữa, hầu như lúc nào cũng hỏi về tin tức CAMSA, bảo là nếu không thành thật khai ra thì sẽ bắt vào tù.
Em thì em bảo em chỉ biết rằng tổ chức CAMSA đứng ra thứ nhất là giúp cho em được về nước , thoát khỏi cảnh khổ cực ở bên đấy.
Thứ hai là còn giúp cho em được khoản tiền bồi thường. Từ trước đến nay người ta giúp đỡ người ta cũng chưa yêu cầu chúng em phải làm một việc gì liên quan đến vấn đề chính trị quốc gia hay phản động.
Nói chung là công an Việt Nam chỉ bắt nạt được mấy bạn ở trên vùng rừng núi thôi.
.
Vẫn theo lời chị Thu, từ ngày trở về nước thì bản thân chị và các nữ công nhân khác được công .ty môi giới Intraco trả cho mỗi người hai triệu, và từ đó không động gì đến họ nữa.
.
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment