Tuesday, July 27, 2010

NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJIMEN - HÒA LAN (NGÀY 1 / 20-7-2010)

Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan tham dự 4 Ngày Đi Bộ Quốc tế Nijmegen - Ngày 1 (20-7-2010)

http://vinhdanhcovang.wordpress.com/2010/07/21/nhom-vinh-danh-c%e1%bb%9d-vang-hoa-lan-tham-d%e1%bb%b1-4-ngay-di-b%e1%bb%99-qu%e1%bb%91c-t%e1%ba%bf-nijmegen-2010/

.

Vài dòng sử liệu về 4 Ngày Đi Bộ Quốc tế Nijmegen Hòa Lan
Từ mùa thu năm 1904, các cuộc đi bộ tập thể đã bắt đầu manh nha trong các trại lính của Sư Đoàn Bộ Binh Hoàng Gia Hòa Lan trú đóng tại thành phố Breda, cách thủ đô Amstredam của Hòa Lan vào khoảng chừng 100 km về hướng Nam.
Kể từ năm đó, hằng năm, các đơn vị trong Sư Đoàn Bộ Binh này tổ chức các cuộc di quân từ thành phố này qua các thành phố khác, như một hình thức huấn tập thể lực trong các quân trường.
Nhưng các cuộc đi bộ này vẫn còn giới hạn về cả số người tham dự, có tínnh cách nội bộ, cách tổ chức thô sơ, thời gian kéo dài không nhất định.
Đến đầu năm 1909, Trung úy C. Viehoff, chính thức dẫn một trung đội di hành 4 ngày liên tục từ Trung tâm Huấn luyện Quân sự Arnhem, tiến về Bộ Chỉ huy Sư đoàn tại Breda.
Kể từ đó, Danh Xưng 4 Ngày Đi Bộ chính thức ra đời.
Mặc dù ngoài các đơn vị của các Quân Đoàn còn có các tổ chức dân sự vị tham dự, nhưng ngươi tham dự vẫn là dân bản xứ, tức là chỉ có người Hòa lan mà thôi.
Mãi đến năm 1928, nhân cơ hội Hòa Lan tổ chức thế Vận Hội tại Amsterdam, ông Jhr mr J.W. Schorer, lúc bấy giờ là người chịu trách nhiệm tổ chức 4 Ngày Đi Bộ, đã chính thức mời các quốc gia hiện đang có mặt trong cuộc tranh tài Thế Vận Hội, ghi tên tham dự đi bộ. Đáp ứng lời mời này, có 4 quốc gia bằng lòng gởi người đến tham dự. Đó là các phái đoàn Đức, Pháp Anh và Na Uy.
Kể từ đó, Thị Xã Nijmegen chính thức chịu trách nhiệm, hằng năm đứng ra tổ chức 4 ngày đi Bộ Quốc Tế.
Tính từ năm 1909 là năm chính thức khai sinh danh xưng 4 Ngày Đi Bộ, cho đến năm nay năm 2010, Hòa Lan đã tổ chức 94 lần Đi Bộ. Năm nay là lần Đi Bộ Thứ 94.
Vì thế giới đã trải qua 2 cuộc chiến tranh, cho nên trong những năm 1914, 1915 của Thế chiến lần thứ I và những năm 1940, 1941, 1942, 1943, 1944 và 1945 của Thế chiến II, không có tổ chức.
Năm có ít người tham dự nhất là năm 1910, chỉ có 44 người.
Năm nhiều nhất là năm nay , có tất cả 45.000 ghi danh, nhưng vì dự báo thời tiết cho biết trời nắng gắt, cho nên đã có chừng 5000 người hủy bỏ cuộc đi.
Năm đáng ghi nhớ nhất là năm 2006. Trời nắng gắt, đã có 2 người tham dự chết và một số vào nhà thương.
Năm 2005 là năm có con số người Việt tị nạn cộng sản tham dự nhiều nhất: 7 người. Trong số này có một quân nhân Hoa kỳ gốc Việt, anh Bùi thanh Thảo.
Người Việt tham dự liên tục và nhiều năm nhất là anh Lưu Phát Tấn ( 5 lần , mỗi lần 160 km trong 4 ngày.)
Năm nay, năm 2010, ngoài anh Lưu Phát Tấn ra, còn có anh Nguyễn Xương, cựu SVSQ/Đà Lạt , cư ngụ ở Pháp, đến Hòa Lan tham dự đi 4 ngày, mỗi ngày 40 km.
Vào ngày cuối cùng, sẽ có thêm hai đồng hương tham dự đi 40 km.
.
Một vài hình ảnh của ngày thứ nhất

-Ngày 20 tháng 7 năm 2010 3:30 giờ sáng, hai anh Lưu Phát Tấn và Nguyễn Xương từ Den Bosch đến Nijmegen.
Vì lý do thời tiết, năm nay phải khởi hành sớm hơn 2 giờ và vì thế, giờ về đến mức cũng phải sớm hơn.
-5.30 giờ hai anh cùng 40.000 tham dự viên xuất quân từ trung tâm thị xã Nijmgen.
Buổi sáng trời mát, mọi người vui vẻ lên đường. Hai anh hớn hở bước đi.
-Mỗi đoàn thể mang theo một biểu tượng, một lá cờ, một màu sắc. Trong số hàng chục lá cờ của các quốc gia trên thế giới đến tham dự.
-Lá Cờ vàng Ba Sọc Đỏ, biểu tượng cho tập thể Người Việt Tị Nạn cộng sản, cũng tung bay giữa nền trời Nijmegen.
-Trên suốt đoạn đường dài 40 km, người dân tấp nập đoán chào hai bên đường. Họ cung cấp nước uống và thức ăn nhẹ cho các tham dự viên. Bên cạnh đó, các ban nhạc địa phương hoạt động cũng rất tích cực. Nhờ thế, người đi bộ cảm thấy thích thú và quên đi quảng đường dài.
-Hai anh đã về đến mức vào lúc 15.30 giờ, trước thời hạn ấn định 30 phút.
-Mặc dù là lần thứ nhất tham dự cuộc Đi Bộ đường trường dài 160 km trong 4 ngày, nhưng anh Xương không thấy một trở ngại nào cả. Anh đi rất khỏe và thích thú. Nếu nói rằng 4 năm thao luyện trong quân trường Võ bị Đà Lạt đã tạo cho anh một thể lực kỳ diệu như vậy, cũng không phải là nói quá lời, mặc dù anh đã rời Võ trường gần 40 năm.

.

Lưu Phát Tấn trước giờ khởi hành

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/2833_01.jpg

.

Cờ Vàng hiên ngang giữa đám đông

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/2833_02.jpg

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/2833_03.jpg

.

Lưu Phát tấn và Nguyễn Xương sau khi vượt qua 15 km

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/2833_04.jpg

.

Ở đâu cũng thấy xuất hiện Cờ Vàng

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/2833_05.jpg

.

17.00 giờ hai anh lấy xe lửa về lại nhà anh Tấn ở Den Bosch, cách Nijmegen 40 km về hướng Tây Bắc.( Cũng 40 km nhưng …không đi bộ mà đi xe lửa!!!)
Một ngày đã trôi qua.
40 km đường dài đã bỏ lại sau lưng.
10 vòng quay của cây kim chỉ giờ quay tròn trên chiếc đồng hồ trên tay.
Bây giờ là giấc ngủ để chuẩn bị cho ngày thứ hai, cũng 40 km, nhưng chắc chắn nhọc nhằn hơn vì hai anh cũng đã thấm mệt trong đoạn đường ngày hôm nay.
Một ngày chắc không phải như mọi ngày, ngoại trừ trên vai, hai lá Cờ Vàng vẫn tung bay ngạo nghễ như ngày nào.
Chúc hai anh ngủ ngon, lấy lại sức.

Hẹn Quý Đồng Hương ngày mai.

Hòa Lan, 0.46 giờ ngày 21 tháng 7 năm 2010
Nhóm Vinh danh Cờ Vàng Hòa Lan.

.

.

.

No comments: