Cho đi là hạnh phúc
Mark MacKinnon – Trà Mi lược dịch
26-07-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7632
Thẩm Quyến (
Nói rằng hy vọng sẽ làm gương cho những nhà giàu Trung Quốc khác, Dư Bành Niên đã họp báo trong tháng Tư để thông báo việc ông tặng 3.200.000.000 nhân dân tệ cuối của ông (khoảng 500 triệu USD) cho một tổ chức từ thiện do ông thành lập 5 năm trước đó để hỗ trợ cho dự án chính ông gầy dựng – cấp học bổng cho sinh viên, tái thiết sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, và trả chi phí giải phẫu cho những bệnh nhân, như ông, bị đục thủy tinh thể (đục nhân mắt – cataract).
“Đây là mó quà tặng cuối cùng của tôi,” ông công bố. “Tôi không còn có gì hơn để cho nữa.”
Với đóng góp đó, ông Bành Niên đã trở thành người Trung Quốc đầu tiên hiến tặng hơn 1 tỷ đô-la cho từ thiện, tính đến nay ông đã đóng góp gần 1,3 tỷ USD tiền mặt và bất động sản cho Viện Dư Bành Niên (Pengnian Yu Foundation.)
Cả Trung Quốc choáng váng, câu hỏi đến một cách nhanh chóng, “Những người con của ông không nổi giận vì ông đã cho đi cả gia tài của họ sao?” “Tụi nó không phản đối ý định này, ít nhất không phải trước quần chúng,” ông Dư Bành Niên, người lập dị, nói, cười, khi được hỏi các câu hỏi một lần nữa trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông trên đỉnh khách sạn Panglin 57 tầng ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc.
“Nếu con tôi có khả năng, chúng không cần tiền của tôi,” ông Bành Niên giải thích. “Nếu con tôi không có năng lực, để lại cho nhiều tiền chỉ làm hại chúng.”
Để bảo đảm chuyện đó sẽ không xảy ra, ông đã bổ nhiệm ngân hàng HSBC làm quản lý tài sản cho Viện Dư Bành Niên và quy định rằng không cổ phần của Viện sẽ không thể được thừa kế, bán đi hay đem đầu tư.
Trong một xã hội mà chủ nghĩa tư bản chỉ mới 30 tuổi, và cống hiến cho từ thiện còn là một khái niệm mới mẻ hơn nữa, Dư Bành Niên nói một trong những mục tiêu chính của ông trong việc hiến tặng tài sản của mình là để làm gương cho những người Trung Quốc giàu có khác. “Mỗi người đều có một cái nhìn khác nhau về tiền. Một số làm những điều tốt với nó, một số người giàu không phải gì với nó... Mục tiêu của tôi là làm người đi trước, là người tiên phong khuyến khích người giàu, trong và ngoài Trung Quốc, để làm một cái gì từ thiện.”
Người hảo tâm lập dị
Thật là dễ để mô tả ông Bành Niên là một người kỳ quặc. Tóc của ông nhuộm màu đen tuyền và chải bồng lên. Ông thường xuyên mặc áo trắng kiểu Mao với đôi giày màu trắng mà những đứa cháu Tây học của ông phải lặng lẽ rúm người. Bàn làm việc của ông, ở ngay giữa một văn phòng cùng với hàng nửa tá nhân viên của Viện; mặt bàn đầy những vật linh tinh như một bát trái cây nhựa, máy một đếm tiền, và một cặp mô hình máy bay song đấu, một của Trung Quốc, một của Mỹ.
Ít khoe khoang tài sản – ông sống tại khách sạn Panglin và ăn hầu hết các bữa ăn của mình trong hàng buffet – nhưng ngồi bên dưới một bức chân dung khổng lồ của mình đang mỉm cười. Một cái đĩa khổng lồ in hình ảnh của ông đặt dựng đứng trên bàn của ông, nhìn thẳng vào bất cứ ai đang ngồi trước mặt.
Kỳ dị như thế, nhưng khó ai có đặt câu hỏi về sự hào phóng của Dư Bành Niên. Ông Dư, người được xếp hạng người giàu thứ 432 tại Hoa lục, đã đứng đầu, 4 năm liên tiếp, danh sách những nhà hảo tâm hàng đầu Trung Quốc trong Báo cáo Hurun – và chắc chắn sẽ đứng vị trí đó một lần nữa trong năm nay – lãnh đạo bằng cách làm gương bằng lế hoạch hiến tặng quy mô lớn đã lặng lẽ lây lan trong một số ngày càng tăng của những người giàu sụ của Trung Quốc.
Từ người khố rách đến đại gia
Ông Bành Niên nói rằng niềm đam mê làm từ thiện là kết quả của nguồn gốc đói nghèo của chính mình. Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hồ
Sau khi được thả, cuối cùng ông đã bắt được một cơn gió may mắn khi được cấp giấy phép hiếm hoi để du lịch sang Hồng Kông. Ông tìm được việc lau dọn tại một công ty lớn, và mặc dù không biết nói tiếng Anh hoặc tiếng Quảng Đông, ông từ từ lên đến một vị trí quản lý cấp thấp, và chắt chiu dành dụm suốt thời gian đó.
Trong thập niên 1960, ông Bành Niên và một số bạn gộp tiền lại và mua bất động sản đầu tiên của họ, khởi đầu của một sự nghiệp mới mà ông đã làm ra hàng triệu đồng vì biết buôn bán khôn ngoan để sau này bán lại với giá gấp 20 lần hoặc nhiều hơn giá gốc. Khi vốn liếng đã nhiều, ông nổi tiếng tại Hồng Kông với danh hiệu “Vua hhách sạn ái tình”– một cái tên ông ghét cay ghét đắng – vì có nhiều khách sạn của ông đã được cho khách thuê theo giờ. Ông cũng nổi tiếng vì đã mua được căn nhà cuối cùng của ngôi sao phim công phu Lý Tiểu Long đã ở trước khi qua đời, một tài sản Dư Bành Niên sau đó tặng lại cho chính quyền
Hiến tặng, một bài học đắng cay
Nhưng ở nông thôn Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Hồ Nam, quê quán của ông, ông Dư Bành Niên nổi tiếng một cách rất khác. Mỗi năm trở về quê Lâu Để (Loudi) trong kỳ nghỉ Hội Xuân, ông đều lì xì phong bì đỏ đựng tiền mặt cho người già và kẻ nghèo.
Những chuyến về quê đó đã dạy ông bài học đầu tiên về những nguy hiểm của việc hiến tặng từ thiện. Vào một năm, ông nhờ quan chức chính quyền địa phương để giúp ông cho tiền vào mỗi phong bì với 400 nhân dân tệ. Sau đó ông mới biết đã có rất nhiều tiền ông tặng người nghèo đã vào túi của các quan chức tham nhũng, và cho đến ngày nay, ông nhấn mạnh rằng tiền ông hiến tặng phải trực tiếp đến tay người nhận mà không qua bất kỳ tổ chức từ thiện khác hoặc cơ quan chính phủ nào. “Ở Trung Quốc, tôi làm từ thiện bằng chính đôi mắt và bàn tay của mình. Tôi không tin ai hết,” ông nói.
Ông Dư Bành Niên bắt đầu làm việc từ thiện quy mô rộng lớn hơn sau khi bị bệnh đục nhân mắt và đã được giải phẫu chữa lành đôi mắt của mình vào năm 2000. Sau đó, khi tìm hiểu về bệnh cataract, ông thấy rằng hàng năm có đến 400.000 người Trung Quốc bị đục thủy tinh thể, và nhiều bệnh nhân không có đủ khả năng chi trả tiền phẫu thuật.
Ông rất cảm động và quyết định chi 10 triệu đô-la hàng năm cho phòng khám cataract di động đến những vùng xa xôi nhất của Trung Quốc để thực hiện những ca phẫu thuật. Tấm hình quá khổ của ông – với đôi mắt đã khỏi – ở bên hông của chiếc van “Mắt sáng”, đã thực hiện hơn 150.000 ca mổ cataract trên khắp Trung Quốc từ năm 2003 đến nay.
Dư Bành Niên nói niềm đam mê mới nhất của ông là giáo dục. Ông nói rằng ông muốn phần lớn tiền từ các khoản hiến tặng gần đây nhất của ông, cũng như lợi nhuận từ các khách sạn và các tài sản khác, ông đã tặng cho Pengnian Yu Foundation, dành cho học bổng. “Một số cho học sinh nghèo, số khác cho sinh viên giỏi mà tôi muốn khuyến khích, kể cả sinh viên nước ngoài muốn du học tại Trung Quốc,” ông nói. “Giáo dục rất quan trọng cho quốc gia, liên quan rất chặt chẽ đến sự thịnh vượng và mức sống.”
Một dự án kế thừa
Ông Yu tự hào khi nghe tên ông đề cập bên cạnh những nhà hảo tâm nổi tiếng phương Tây như Bill Gates và George Soros – cũng như Li Kashing ở Hong Kong, nhà hảo tâm nổi tiếng nhất của châu Á đã cho đi 1,4 tỷ USD trên tài sản ước tính khoảng 21 tỷ đô-la – nhưng Dư Bành Niên thích nêu lên việc đã đi một bước xa hơn vì ông đã cho đi tất cả tài sản của mình. Tuy nhiên, ông công nhận ông cũng không sẵn sàng để trở lại đời sống khó khăn thời còn trẻ.
“Tôi không phải là người nghèo, chưa. Tôi vẫn còn có một thẻ tín dụng – một thẻ tín dụng Mỹ – và tôi có một phòng VIP tại khách sạn này. Và tôi đi máy bay ghế hạng nhất. Tôi cho phép mình được thế,” ông mỉm cười nói.
Dư Bành Niên nói, cháu nội của ông, Dennis Pang, lắng nghe với cả sự tôn trọng và trìu mến. Là một trong những người để kế thừa một số tài sản, Ông Pang thừa nhận rằng ban đầu ông đã hoang mang vì ông nội của mình khăng khăng cho đi tất cả những gì ông đã làm ra. Nhưng khi nhận công việc trợ lý cá nhân của ông nội mình, và thấy tận mắt những việc tốt mà Yu Pengnian Foundation đã làm được.
“Trước khi đến đây, tôi đã bối rối. Nhưng bây giờ khi thấy những người mà ông tôi giúp, tôi hiểu rằng đó là một sự đặc biệt,” ông Pang nói. Con trai của Dư Bành Niên, cả hai trong tuổi 60, đều là thành viên Hội đồng Quản trị của Viện.
Ông Yu vui mừng có sự hỗ trợ của gia đình, nhưng nói rằng ông sẽ làm việc từ thiện của mình dù có sự chấp thuận hay không của họ. “Tôi không quan tâm những gì người khác nghĩ. Hiến tặng tiền của mình làm cho tôi hạnh phúc. Tôi đã từng là người nghèo.”
© DCVOnline
Nguồn: Chinese philanthropist donates it all, By Mark MacKinnon, The Globe and Mail, Friday, Jul. 23, 2010.
.
.
.
No comments:
Post a Comment