Sự thật về Lá đơn kêu cứu của người giáo dân Cồn Dầu
VietCatholic News (04 Feb 2010 00:24)
Nguyễn Giu Hội
http://vietcatholic.net/News/Html/76505.htm
Nói sự thật về lá đơn và nhiều lá đơn kêu cứu của người dân thôn Cồn Dầu, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Người dân thôn Cồn Dầu và đặc biệt là Ban Đại Diện Giáo Xứ Cồn Dầu, được chính quyền mời họp rất nhiều lần như đơn kêu cứu khẩn cấp đã viết. Khi họp giữa dân ông bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã nhiều lần răn đe với chúng tôi không được đứng đơn tập thể kêu cứu với Chính Quyền các cấp từ địa phương đến Trung Ương. Nếu có gửi đơn thì gửi đơn và ký tên một mình.
Người dân thôn Cồn Dầu không đồng tình lời phát biểu của ông Bí Thư. Không lẽ có một sự bất công với người dân, không cho người dân nói lên sự thật về sự công bằng đối với người dân. Câu nói: “Khó ngàn lần không dân cũng chịu, dễ vạn lần dân liệu cũng xong” phải “lấy dân làm gốc” chúng tôi rất đau khổ và rất lo sợ cho tính mạng của chúng tôi vì sự răn đe kiểm soát của công an, an ninh hàng ngày họ theo dõi người dân liên tục.
Dầu vậy người dân Cồn Dầu vẫn kiên cường đứng lên nói về sự thật đòi công bằng trong các cuộc họp giữa ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo thành phố, quận, phường về một sự công bằng và công lý cho người dân thôn Cồn Dầu cho dù họ phải trả giá cho một quê hương mà cả thế hệ cha ông của người dân Cồn Dầu đã bỏ rất nhiều công sức thậm chí cả máu để xây dựng làng Cồn Dầu giàu đẹp và cuộc sông đầy bình an cho một số người lấy quyền lực đè ép người dân bán đất của làng Cồn Dầu cho người đầy thế lực và tiền của, không cho người dân ở lại nơi mảnh đất của người dân làng Cồn Dầu.
Trước đây, vào tháng 7 năm 2008, người dân Cồn Dầu đã họp với lãnh đạo thành phố, quận, phường Hòa Xuân về dự án khu du lịch sinh thái ven sông Hòa Xuân. Thấy lãnh đạo thành phố một mực khăng khăng đòi giải tỏa cho được làng Cồn Dầu. Kiểm định cho được ruộng vườn nhà ở của người dân. Ban Đại Diện Giáo Xứ và bốn tổ dân phố cùng người dân Cồn Dầu họp lại với nhau nhiều lần lập biên bản, đồng ký tên gửi lên các cấp chính quyền đơn kêu cứu.
Sau khi nghe tin chúng tôi gởi đơn kêu cứu vào tháng 7 năm 2008 cho chính quyền thì công an và an ninh đã điều tra tìm hiểu ai viết đơn. Nhưng tất cả người Cồn Dầu xác nhận đứng lên đòi công lý và cho đời sống của người dân không còn đất ruộng để sản xuất, không còn đất vườn ở, giá đền bù rất rẻ mạt mua không đủ một kílô thịt. Và rồi, đơn và tiếng kêu của người dân vẫn là tiếng kêu giữa sa mạc và giữa biển khơi.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2010 ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh dẫn chính quyền các cấp thành phố, quận, phường cùng công an, an ninh rất đông người trên 150 người và người dân Cồn Dầu thấy thế họ khiếp sợ, nhiều người sống từ 50-80 tuổi chưa từng thấy thế lực và quyền lực nào đến nhà người dân chưa được sự đồng ý, tự động vào nhà đòi kiểm định. Kiểm định không được phạt hành chính một triệu đồng cho các gia đình không đồng ý kiểm định, đọc trên loa phát thanh ngày đêm liên tục.
Nhiều gia đình quá sợ hãi họ phải đóng cửa, kéo gai tre rào cổng ngõ thầm nói với chính quyền là họ không đồng tình với dự án này, nhưng đoàn quân an ninh vẫn săn, lùng sục tìm đủ mọi cách kiểm định cho được nhà của người dân từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 2010. Có nhiều nhà họ quá sợ hãi vì phải đối chất với chính quyền thế lực hùng mạnh, và có người quá sợ nên đến ngất đi và phải đi cấp cứu như bà Nguyễn Thị Kim Cúc, cô giáo Tống Thị Mai. Những người phải kêu la than khóc như cô giáo Thương, bà cụ Vững, ông Sinh, cô Nhẫn, ông Liêm, v.v…
Về việc giải tỏa, chính quyền còn răn đe các doanh nghiệp tư nhân trong giáoxcứ và các giáo viên rằng: "nếu không đồng ý kiểm định, sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động và các giáo viên kiểm điểm, có thể không cho dạy học". Nhưng họ vẫn kiên cường từ chối không đồng ý kiểm định, dù biết rằng không biết mai sau số phận và cuộc sống họ sẽ ra sao?
Khi viết đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cấp chính quyền, tập thể người dân Cồn Dầu cũng đã nhờ chuyển lên mạng lưới toàn cầu và mong muốn tiếng nói kêu cứu được lan rộng hầu có người nghe mà tiếp cứu, chứ không phải là vô danh hay là mơ hồ xuyên tạc. Lúc đầu, chúng tôi không đưa ra bảng tên và chữ ký lý do là muốn bảo đảm an toàn là khi đơn chưa ra đến trung ương thì muốn tránh đi sự chú ý và theo dõi của công an của chính quyền.
Mong rằng quý vị các cấp tôn giáo địa phương phải hiểu điều này mà thông cảm chứ không thể dựa vào đó mà bắt bẻ, nhất nữa làm xứt mẻ tình cha con và lý ra thì "cha phải hiểu con mình hơn ai hết" chứ chả lẽ cố tình làm ngơ sao đừng! Và cũng xin bạn đọc hiểu rõ khi đơn đến các cấp nhà lãnh đạo, thì nay người dân Cồn Dầu sẽ không ngại mà đăng lên chữ kí của mình.
No comments:
Post a Comment