Thursday, February 4, 2010

NĂM CỌP ĐẾN, RỒNG BAY, ĐẠI BÀNG GÃY CÁNH

Năm Cọp đến, Rồng bay, Đại Bàng gãy cánh
Việt Nguyên
Wednesday, February 03, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=107849&z=97

Hoa Kỳ và Trung Quốc thời Obama

HOUSTON (NN) – Giữa tháng 12 năm 2009, tôi có dịp đến tham dự ngày tốt nghiệp của các sinh viên trường Đại học Texas tại Houston. Ngày ra trường có mặt rất đông sinh viên ngoại quốc, nhất là các sinh viên Trung Quốc. Khi “rừng” sinh viên Trung Quốc được xướng danh bước lên diễn đàn, tôi nhận được tin đánh từ điện thoại cầm tay của cô cháu sinh viên Việt Nam: “Chinese nhiều quá!. Thằng Mỹ ngồi cạnh con hỏi: “bọn mình đang ở Trung Quốc hay vẫn còn ở Mỹ?” Tôi trả lời lại từ điện thoại cầm tay xác định lại: “Chúng ta vẫn còn đang ở xứ của ông Obama!”
Xứ sở của ông Obama lúc này tràn ngập người Trung Quốc, du sinh Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc, hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc. Năm ngoái một phái đoàn TQ đến Houston đã chê “Trung Quốc giầu đẹp nhiều cây khác hẳn thành phố Houston nắng trơ trọi thiếu cây”. Họ đưa nhiều đề nghị làm đẹp Houston. Nước Mỹ có lẽ đến thời suy sụp chăng? Bao nhiêu năm giọng điệu “đế quốc Mỹ” trịch thượng khắp nơi trên thế giới nay bị “bá quyền Trung Quốc” lấn át!
Chẳng những Nga, Trung Quốc chế nhạo đế quốc Mỹ mà đến những nhà báo cấp tiến như James Fallows cũng đã đùa đặt câu hỏi “phải chăng Hoa Kỳ đang đi xuống địa ngục?”

So sánh Hoa Kỳ và Trung Quốc
Một năm sau ngày cầm quyền, TT Barack Obama với khẩu hiệu “yes, we can” vẫn chưa tìm thấy lối thoát ra khỏi mê lộ. Những vấn đề quan tâm chánh của Hoa Kỳ từ chiêán tranh Iraq, A Phú Hãn, năng lượng, chương trình Cải tổ Y têá nạn thất nghiệp lên đến hơn 10%, chi tiêu quá mức không kiểm soát, đồng Mỹ kim bị thử thách cho đến chánh sách đối ngoại bị xem là quá mềm mỏng có thể đưa đến những thách đố mới của các lãnh tụ các quốc gia khác với tân tổng thốâng.
TT Barack Obama chủ trương thay đổi, khẩu hiệu của ông là “change” giống như TT Jimmy Carter năm 1979 đổ tội nước Mỹ sau chiến tranh Việt Nam “đang ở trong thời kỳ khủng hoảng niềm tin”. TT Obama hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa đã nói “giấc mơ của người Mỹ từ từ ra khỏi tầm tay, người Mỹ đã mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo của chúng ta. Họ không tin những người lãnh đạo hiện nay có thể làm được hay sẽ làm được những điều gì cho họ”. Ông chủ trương phải thay đổi, nhưng sau một năm các thử thách phải thay đổi do chính ông đặt ra trong những ngày tranh cử đã bị chính những người đã ủng hộ ông nghi ngờ. Chương trình chính sẽ đánh dấu chánh sách bốn năm cầm quyền, cải tổ y tế đã bị chống đối với tỷ lệ 46% trong cuộc thăm dò mới nhất.
Thật ra khi nhìn kỹ lại, những vấn đề Hoa Kỳ phải đối phó không có gì mới. Trong những thập niên qua, nước Mỹ luôn luôn lo ngại về vấn đề giáo dục, những người di dân không nói được tiếng Mỹ, sống bằng tiền phụ cấp làm cho nước Mỹ kiệt quệ và những lời hứa của ứng cử viên Obama trong thời tranh cử với đầy những hứa hẹn dễ dàng cũng chỉ là thói quen tranh cử, những hứa hẹn “dứt bỏ quá khứ, thay đổi bằng những chánh sách mới” đã có từ thời TT Woodrow Wilson cho đến đời TT Bill Clinton (với khẩu hiệu “khế ước mới”).
Mối lo Hoa Kỳ sẽ bị thua kém so với các nưóc khác đang lên trên thế giới không phải là mối lo mới của TT Obama. Từ thời chiến tranh lạnh, với phi thuyền “Sputnik” gởi những tín hiệu “bíp bíp” về từ địa cầu, năm 1956 thủ tướng Sô Viết Nikita Khrushchev đã ngạo mạn cảnh cáo dân Mỹ “chúng tao sẽ chôn vùi bọn chúng mày!” Sau Sô Viết, đến Đức rồi đến Nhật thập niên 1980 lăm le mua hết nước Mỹ từ Empire State Building, Hawaii đến Las Vegas. Du khách Nhật tràn ngập các thắng cảnh ở Hoa Kỳ.
Người Trung Hoa đang tự hỏi sự đi lên của họ có giống như Nhật ở thập niên 1980? Sự suy thoái bề ngoài của Hoa Kỳ che lấp những căn bản tốt đẹp của Hoa Kỳ cũng như sự phồn thịnh đang lên của Trung Quốc che dấu những mầm mống cho sự sụp đổ có thể xẩy đến cho họ.
Trên 200 năm qua, Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thời kỳ suy thoái nhưng đã phục hồi mạnh mẽ nhờ vị trí địa dư và tài nguyên đất nước, thêm vào đó họ có một hiến pháp của một nước dân chủ hòa đồng được các sắc dân và các tôn giáo. Những người di dân vẫn muốn đến Hoa Kỳ lập nghiệp vì họ vẫn có nhiều cơ hội mặc dù trong lịch sử, dân Mỹ đã nhiều lần chống người di dân khi suy thoái kinh tế xảy ra như những năm 1840,1892 và 1920.
Hiến pháp Hoa Kỳ không đặt quyền hành tập trung vào thủ đô, nên khác với Luân Đôn, Ba Lê hay La Mã và các nước thứ ba, những cuộc biểu tình lớn không làm tê liệt cả nước.
Nhân quyền là điểm son của nước Mỹ. Người Mỹ đã bầu một tống thống da đen trong một lịch sử tôn trọng quyền làm người, từ quyền bình đẳng phụ nữ, đồng tình luyến ái, người tàn tật cho đến quyêàn dân thiểu số.
Hoa Kỳ mạnh nhờ những người di dân và hệ thống các trường đại học. Sau khi sợ thua Sô Viết về kỹ thuật không gian ở thập niên 1950, chính phủ Hoa Kỳ cải tổ giáo dục trung học tương tự như lần này TT Obama muốn tiếp tục cải tổ hệ thống trung học. Điều khôi hài là ở các nước Á Châu, học sinh được xem xuất sắc hơn học sinh Mỹ, lại muốn đi ngược với các đề nghị của TT Obama. Họ than phiền phải học quá nhiều giờ. Học sinh ở Singapore và Ấn Độ muốn có nhiều giờ giải trí như học sinh ở Mỹ. Không những học sinh ở VN than phiền mà hầu như tất cả học sinh kể cả học sinh Trung Quốc đều than phiền là cái học của họ đòi hỏi trí nhớ. Các học sinh bị nhồi sọ, học từ chương, thiếu sự suy nghĩ và óc sáng tạo.
Một điều khác biệt giữa giáo dục Hoa Kỳ và giáo dục của các quốc gia khác là giáo dục Đại học. Học sinh Hoa Kỳ bị sắp hạng thua kém các học sinh ở nước ngoài nhưng các trường đại học nước ngoài kể cả Nhật chưa so sánh được với Đại học Hoa Kỳ. Các thống kê từ trường đại học ở Thượng Hải và Bắc Kinh cho thấy số lượng kỹ sư tốt nghiệp cao nhưng các trường đại học này nhắm vào sản xuất số đông hơn là nghiên cứu khoa học và phát triển cá nhân. Trong 20 trường đại học nổi tiếng trên thế giới có 17 trường đại học Hoa Kỳ, hai trường nổi tiếng ở Anh, Cambridge đứng hàng thứ tư và Oxford đứng hàng thứ 10, Đại học Tokyo đứng hàng 20. Trong danh sách 100 trường đại học đứng đầu thêá giới không có trường đại học Trung Quốc mặc dù trên giấy tờ Trung Quốc là nước có nền giáo dục cao với trên 20 triệu sinh viên.
Giáo dục ở Trung Quốc đi sau giáo dục Tây phương như nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi về kỹ thuật và khoa học xác nhận nêàn giáo dục Trung Quốc là một nền giáo dục từ chương nhồi sọ. Hoa Kỳ đứng đầu về những cuộc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Trong năm 2008, Hoa Kỳ chi một ngàn tỷ một trăm triệu Mỹ kim vào nghiên cứu và phát triển trong các ngành kỹ sư và khoa học hơn tất cả các nước khác với 22,500 khoa học gia có bằng Tiến sĩ, trong đó 50% là sinh viên ngoại quốc. Hơn một nửa số sinh viên tốt nghiệp ở lại Mỹ. Không chỉ Việt Nam than phiền “chảy chất xám” Trung Quốc mất hơn 60% sinh viên du học. Dù Trung Quôc có nền kinh tế đang lên, sinh viên vẫn thích nền giáo dục cởi mở của đại học Hoa Kỳ. Nga và Trung Quôc được xem là giầu mạnh nhưng giải Nobel về Vật Lý, Y Khoa v.v... vẫn về tay người Mỹ trong đó 4 trên 6 là người nước ngoài có quốc tịch Mỹ.
Theo đà kinh tế phát triển, 10% năm 2010, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản nhưng vẫn đứng sau Hoa Kỳ. Đa số dân Trung Quốc ở vùng nông thôn nghèo, nông dân vẫn phải nhận trợ cấp. Dân Trung Quốc bất mãn với chế độ chính trị. Nạn tham nhũng trầm trọng. Đầu tháng 1/2010 thống kê cho thấy có sự thất thoát từ các cơ quan lên đến 30 tỷ Mỹ kim. Dân Trung Qốc nghĩ đất nước của họ có thể tiến nhanh hơn nếu không có một chánh quyền độc đảng kéo sự phát triển lại thay vì để kinh tếâ tự do phát triển.
Kinh tế khủng hoảng toàn cầu từ cuối năm 2008 ảnh hưởng đến Trung Quốc. Chính quyền Cộng sản đổ lỗi Hoa Kỳ 50% những sự khủng hoảng xẩy ra ở TQ. Họ than phiền Hoa Kỳ đã ép họ mua Công khố phiêáu và đầu tư vào các công ty như Fanni Mae trong khi dân Mỹ đổ lỗi TQ làm mất cán cân thăng bằng mậu dịch giữa hai nước.
Kiến thức đã tạo sức mạnh cho Hoa Kỳ nhưng về phương diện kỹ thuật những năm gần đây Hoa Kỳ thua Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ kỹ thuật về truyền thông, điện thoại di động từ thập niên 1990 đã đi sau kỹ thuật Trung Quốc, một phần vì TQ có kỹ thuật hiện đại hơn phần vì công ty quốc doanh độc quyền không như các công ty ở Hoa Kỳ bị cạnh tranh, cắt chi tiêu, không xây nhiều đài bắt tín hiệu. Đường phố cũ kỹ như các xa lộ ở tiểu bang California hay hộ thống xe điện ở Đông Hoa Kỳ, đường xe lửa Trung Tây và bờ Tây Hoa Kỳ thua xa hệ thống xe lửa tốc hành xuyên Trung Quốc đến Tây Tạng.
Mặt ngoài hào nhoáng của Trung Quốc che đậy những mối lo của Đảng CSTQ. Thảm họa môi sinh lúc nào cũng có thể xẩy ra, từ hạn hán đến ô nhiễm không khí và nước uống. Xã hội Trung Quốc không cởi mở và quốc gia thiếu hệ thống y tế và xã hội. Chánh sách một con đưa đến một nước Trung Hoa già nua, người già thiếu con cái để săn sóc và nhờ vả.
Khi TT Obama đến thăm Trung Quốc, giới truyền thông TQ đã quảng cáo về người em của ông sống ở Trung Quốc nhưng TQ không thu hút được di dân. Người nước ngoài đến TQ vì cơ hội làm ăn buôn bán hay bị quyến rũ vì nền văn hóa Á châu trên 5000 năm nhưng không ai muốn con cái sống và lớn lên trong chế độ không cởi mở, hạn chế tự do ngôn luận và đối lập với chánh quyền.
Thực tế thì TQ vẫn là một nước đang phát triển và ô nhiễm. Trung Quốc có dân số gấp bốn lần Hoa Kỳ. 10 năm trước chỉ số sản xuất TQ là 1/16 so với Hoa Kỳ là 1/6. TQ cần chỉ số 1/4 để bắt kịp Hoa Kỳ.

Hai chế độ chính trị
Ngày 19/1/2010, ứng cử viên đảng Cộng Hòa Scott Brown đã thắng cử chức Thượng nghị sĩ Tiểu bang Massachusette nơi đảng Dân Chủ đã giữ ghế TNS gần 60 năm gây chấn động lớn trên toàn nước Mỹ và làm đảo lộn tất cả chương trình và chánh sách sách của TT Barack Obama cũng như của Đảng Dân Chủ. Đây là cái đẹp của nền dân chủ Hoa Kỳ. Người dân có tiếng nói và tiếng nói được thực hiện qua lá phiếu. Lá phiếu ấy đánh thức chánh quyền và làm quân bình hai ngành Hành pháp và Lập pháp mặc dù chánh trị của Hoa Kỳ không hẳn là toàn hảo. Lập pháp của Hoa Kỳ cần thay đổi để người dân có thêm tiếng nói, như nhận xét của các sử gia, từ năm 1913, Hoa Kỳ vẫn giữ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, số dân biểu tiểu bang ở Hạ viện không thay đổi dù dân số Hoa Kỳ tăng gấp ba kể từ năm 1913, và ở Thượng viện luật lệ vẫn giữ như cũ.
Khi Thượng viện Hoa Kỳ được thành lập, dân số tiểu bang Virginia gấp mười lần tiểu bang có dân số ít nhấât là Delaware. Năm 2010, dân số tiểu bang California đông gấp 69 lần tiểu bang ít dân nhất nước là Wyoming nhưng số phiếu đại diện cho California ở Thượng viện vẫn không thay đổi.
Năm 2009, sáu ông Thượng nghị sĩ nổi tiếng là “gang of six” lục nhân bang này gồm ba TNS Dân Chủ Max Baucus (Mont), Jeff Bingaman (N.M.), Kent Conrad (N.D.), và ba TNS Cộng Hòa Charles Grassley (Iowa), Mike Enzi (Wyo), Olynpia Snowe (Maine) nắm giữ chánh sách y tế mới của Tổng thống Obama, dân số các tiểu bang của sáu ông này tổng cộng 8.4 triệu là chỉ bằng 3% dân số toàn quốc. Mười tiểu bang đông nhất của Hoa Kỳ có số dân 100 triệu nhưng chỉ có 20 phiếu trong tổng số 100 lá phiếu Thượng viện.
Ngược lại với hệ thống chánh trị cởi mở của nước Mỹ là hệ thống chánh trị Cộng sản bưng bít của Trung Quốc và đàn em Việt Nam. Các mô hình bí mật đó có lẽ được chánh quyền TQ yêu thích, xưng tụng bạo chúa Tần Thủy Hoàng lấy cớ là theo văn hóa cổ truyền “người Trung Hoa thích ý niệm bí mật, giữ bí mật để cho triều đình có vẻ kỳ bí và Vua được dân kính trọng hơn”.
Bí mật như tập tục của người Trung Hoa với bản chất độc tài đã biến đảng CS Trung Quốc và Việt Nam thành đảng Mafia. Muốn biết bản chất Mafia của đảng, người ta chỉ cần đọc lại hồi ký của cựu Thủ tướng Triệu Tử Dương, đảng viên đảng CS từ năm 1938, được Đặng Tiểu Bình che chở nhưng khi Đặng Tiểu Bình quyết định đàn áp sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn thì họ Đặng đập Triệu Tử Dương. Khi còn cầm quyền ông Triệu Tử Dương không cổ võ dân chủ, nhưng khi mất quyền và bị cầm tù tại gia trong 16 năm ông chỉ nói về dân chủ, giống hệt như trường hợp của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt của Việt Nam. Lý do giản dị là khi thành thường dân các ông mới biết “pháp luật là căn bản để bảo vệ người dân”.
Ông Triệu Tử Dương đã viết trong hồi ký “nền lập pháp dân chủ Tây phương cho thấy sức mạnh và sinh khí nhất trong các chế độ chính trị. Hệ thống này hiện là hệ thống tốt nhấât cho thấy tinh thần dân chủ và đạt được đòi hỏi của xã hội hiện đại. Tại sao không thấy các quốc gia đang mở mang áp dụng hệ thống này”. Hơn 8,500 sĩ phu Trung Quốc đã ký “chương 08” đòi hỏi quyền tự do lập đảng bảo đảm bởi hiến pháp và luật lệ. Đòi hỏi các đảng chỉ cần đăng ký thay vì phải được chấp thuận để hoạt động cùng tự do hội họp, biểu tình, tự do phát biểu đó là những quyền công dân căn bản. Họ Triệu hiểu rằng muốn có một nền dân chủ thật sự phải câàn nhiều năm chuyển tiếp nhưng ông khổng thể không đề cập đến kinh nghiệm dân chủ ở các nước nằm cạnh Trung Quốc như Đại Hàn và Đài Loan. Mặc dù vậy, họ Triệu vẫn tin một phần nào về “sự chuyên chính cởi mở” một hệ thống độc đảng với sự cởi mở vừøa đủ để người dân có thể chỉ trích chính quyền mà không có đủ khả năng trở thành lực lượng chính trị lật đổ đảng Cộng sản” chính sách mà cả hai đảng Cộng Sản TQ và Việt Nam đang thực hiện.
Cách đối xử của Đặng Tiểu Bình với cựu Thủ tướng Triệu Tử Dương là cách đối xử của đảng trưởng Mafia, khi đảng trưởng nghi ngờ đảng viên phản bội, họ giết hoặc bỏ tù vô thời hạn cho đến khi đảng trưởng cảm thấy hài lòng.
Chỉ khi không còn cầm quyền, họ Triệu mới nhận thức được những quan tâm của người dân như tham nhũng, dân chủ, luật pháp, quyền chỉ trích chính quyền v.v. và xem phản đối, biểu tình trên đường phố, kiến nghị là những quyền phát biểu của người dân. “Nếu chính quyền Trung Quốc không cải tổ, không có sự cân bằng giữa lập pháp và hành pháp thì thị trường kinh tế sẽ bị hỏng vì cán bộ tham nhũng với những cách buôn bán dơ dáy, đất nước này bị cai trị bởi Người chứ không bởi pháp luật.”
Hoa Kỳ đang gặp lúc khó khăn, Trung Quốc đang trên bước đi lên. Ra ngoài ánh sáng, mặt xấu của mô hình Trung Quốc đang bị lộ. Sư đe dọa rút lui của Công ty Google, với khẩu hiệu “đảng là quỷ” ra khỏi Trung Quốc sau khi bị tấn công trên mạng là một tin vui cho những người đấu tranh dân chủ. Dần dần thì thế giới sẽ hiểu con người không chỉ sống bằng thực phẩm mà còn cần một không khí tự do để thở. Trong khi Tổng thống Barack Obama dịu giọng với Trung Quốc thì cuộc động đất lớn do Công ty Google gây ra cùng ngày với cuộc động đất ở Haiti (ngày 12/1/2010) đã cứu vẫn thể diện nước Mỹ.


Việt Nguyên



No comments: