Sunday, October 11, 2009

TRUNG QUỐC - BẮC HÀN - NAM HÀN


Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nam Hàn
Martian Mobile
Chủ Nhật, 11/10/2009
http://danluan.org/node/2902
Hậu quả sau hơn 56 năm đảng Cộng Sản vào bán đảo Triều Tiên.

Tại Pyongyang hôm thứ Tư ngày 07 tháng 10, 2009, Thủ Tướng Trung Quốc Wen Jiabao chấm dứt cuộc viếng thăm chính thức cao cấp nhất tại Triều Tiên. Tại đây Jiabao gặp gỡ chủ tịch nước Kim Jong-Il và ký kết những dịch vụ trao đổi giữa hai nước.

Đối với Trung Quốc, sự liên hệ hai nước ngoài việc hai nước chia xẻ một địa lý chính trị vì cùng một biên giới, thể chế Cộng Sản độc tài với nhau, ngày nay họ cùng gắn bó về kinh tế khi thế giới cấm vận thì gần như ai cũng biết là Trung Quốc vẫn tiếp tục mở cửa biên giới buôn bán với Bắc Triều Tiên rất tự do.

Sau 3 ngày hội thảo cao cấp với một nước tuy là nhỏ với Trung Quốc nhưng đôi khi cũng đủ để làm điên tiết Thủ Tướng Wen Jiabao. Lần này với sự nhân nhượng của Jiabao không muốn làm mất mặt Kim Jong-Il khi đón ông tại phi trường Pyongyang, một cử chỉ rất hiếm với họ Kim trong điều kiện sức khỏe đi xuống hiện nay, và Wen Jiabao đã vố vai, ôm ấp nhà độc tài Kim Jong-Il. Không hẳn Trung Quốc hoàn toàn thương yêu người đồng chí anh em Triều Tiên này, Trung Quốc có vẻ muốn khoe khoang kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh và những thành quả thành công về kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây và có lẽ thực sự trong thâm tâm Trung Quốc cũng đang nhòm ngó những khoáng sản mà Bắc Triều Tiên có hiện nay.

Tuy không muốn mất mặt Bắc Triều Tiên nhưng Trung Quốc rất không hài lòng khi đầu năm nay Bắc Triều Tiên từ chối hòa đàm về nguyên tử của 6 nước về bán đảo này, đã vậy Kim Jong-Il lại còn thử nghiêm bắn một loạt tên lửa tầm xa và thử những thiết bị vũ khí nguyên tử trong thời gian này. Sau cuộc viếng thăm, Trung Quốc đã có thể đạt được hy vọng khi Kim Jong-Il đã bảo đảm là họ sẽ trở lại cuộc hội thảo 6 nước về giải trừ vũ khí nguyên tử.

Nhiều chuyên gia và ngay cả người đi giây ở giữa với Bắc Triều Tiên là nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc ông Dai Bingguo nói rằng trong cuộc viếng thăm Pyongyang vào tháng 9, 2009, Kim Jong-Il mong muốn sẽ giải quyết vấn đề nguyên tử qua các hội đàm song phương giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ và hội đàm 6 nước Bắc Triều Tiên, Nhật, Nga, Nam Hàn, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng Kim Jong-Il cũng lại tuyên bố là sự thành công để có hội đàm 6 nước sẽ tùy thuộc vào cuộc hội đàm song phương trong đó Hoa Kỳ sẽ bảo đảm không tấn công Bắc Triều Tiên, nhìn nhận chính phủ hiện hữu của Bắc Triều Tiên.

Sau 56 năm của cuộc chiến tranh Triều Tiên, với bao nhiêu cuộc đàm phán không thành công, nhiều người nhận thấy là Trung Quốc đã đến lúc mệt mỏi và có vẻ chỉ muốn quăng cuộc đàm phán này vào chính phủ Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên để tự giải quyết với nhau thay vì Trung Quốc cứ phải đi giây như hiện nay.

Quốc gia phản đối nhất về hội đàm song phương là Nhật Bản, theo đó Nhật đã phẫn nộ khi Bắc Triều Tiên đã bắt giữ rất nhiều công dân Nhật trái phép trong mấy chục năm nay và không trả về Nhật. Theo đó Nhật lo rằng trong cuộc hội đàm song phương, chính phủ Obama hiện nay có thể sẽ bị Bắc Triều Tiên lợi dụng và chia rẽ Nhật với Hoa Kỳ và có thể Hoa Kỳ sẽ không đặt những quan tâm của Nhật lên làm chính yếu.
Nhưng với đảng cầm quyền mới của Nhật, ông Katsuya Okada bộ trưởng ngoại giao Nhật đã không lo ngại với cuộc đối thoại song phương nữa. Về phần chính phủ Nam Hàn thì họ không thấy trở ngại nhưng mong muốn sự cấm vận với Bắc Triều Tiên vẫn phải tiếp tục cho đến khi Kim Jong-Il từ bỏ vũ khí nguyên tử.

Thế thì đàm phán song phương sẽ có kết quả gi?
Không ai biết gì hết nhưng điều kiện cho cuộc đàm phán đã bùng nổ ra khi Bắc Triều Tiên đòi hỏi Hoa Kỳ phải trước hết nhìn nhận Bắc Triều Tiên và giảm quân số tại bán đảo náy, trong khi Hoa Kỳ đòi Bắc Triều Tiên hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân và phải được kiểm soát. Bắc Triều Tiên vừa tuyên bố là chuyện từ bỏ vũ khí nguyên tử là chuyện "nằm mơ, không thể xẩy ra" ngoại trừ Hoa Kỳ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Nhưng nếu chuyện bán đảo Triều Tiên sẽ được giải quyết, thì có lẽ Hoa Kỳ và thế giới sẽ phải lo ngại cho một cường quốc mới về kinh tế tại Á Châu. Nếu 2 nền kinh tế Nam Hàn cộng thêm với Bắc Triều Tiên sáp nhập, nó có thể sẽ lớn hơn Đức hay Nhật Bản. hiện nay Nam Hàn có nền kinh tế lớn hàng thứ tư tại Á Châu và Bắc Triều Tiên là nước nghèo nhất, nhưng khi hai nưóc hợp lại thì có thể qua mặt Pháp về kinh tế.

Trong 30, 40 năm nữa hợp nhất kinh tế của Triều Tiên sẽ hơn tổng sản lượng (GDP) của Nhật và Đức.
Trong đó với nhân công rẻ tại Bắc Triều Tiên và kỹ thuật cao của Nam Hàn sẽ đủ để bành trướng về kinh tế cho hai miền. Trong khi Á Châu gần như không còn chỗ nào để tiếp tục thúc đẩy, bành trướng thêm về kinh tế, thì một hợp nhất Triều Tiên sẽ dư sức thúc đẩy một kinh tế mạnh mới mạnh cho Nam Hàn công thêm với tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Bắc Triều Tiên mà theo thống kê cho thấy thì số lượng này chiếm hơn 140 lần GDP của Bắc Triều Tiên năm 2008.

Lần đầu tiên, theo ngân hàng trung ương Seoul's Central Bank năm 2008 Bắc Triều Tiên đã tăng trưởng kinh tế hơn những năm trước. Trong đó GDP của miền Bắc là $21.5 ngàn tỉ tính theo South Korean Won ($16.7 tỉ dollars), so sánh với $20.7 ngàn tỉ Won (năm 2007) và $21.2 ngàn tỉ Won (năm 2006). Nếu tính lợi tức qui định (nominal gross national income) thì Bắc Triều Tiên chỉ khoảng bằng 2.7% so với Nam Hàn năm ngoái. Đây là khoảng cách biệt rất lớn cho hai nền kinh tế.

Hai nước bị chia rẽ sau khi bị chiếm đóng bới Nhật từ cuộc chiến tranh thứ hai, Với sự hậu thuấn của chủ nghĩa độc tài Cộng Sản nhập cảng từ Trung Quốc và Liên Xô, miền Bắc Triều Tiên tiếp tục sống trong lạc hậu, đói kém và thiếu chuyên môn kỹ thuật, trong khi miền Nam trở thành một cường quốc kinh tế mạnh trên thế giới. Giống như Đức sau khi thống nhất, cái giá sẽ phải trả cho Nam Hàn trong vấn đề này là một tốn kém thật to lớn mà có thể người dân Nam Hàn không dám nghĩ đến thống nhất hai quốc gia. Nhóm chuyên gia cố vấn "think-tank" tại Seoul nói là người dân Nam Hàn sẽ phải đóng thuế rất nặng để thống nhất đất nước, gia tăng thuế sẽ vào khoảng 2% mỗi năm trong 60 năm liên tiếp và nếu khoảng cách về lợi tức giũa hai miền tiếp tục gia tăng thì kế hoạch "chia sẻ" lợi tức này sẽ có thể gặp phải sự chống đối tại miền Nam.

Không biết chuyện quá xa về tương lai của hai miền sẽ ra sao nhưng tại biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện nay, kinh tế vẫn tiếp giao thương mặc dù lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc vẫn còn hiệu lực. Trung Quốc cung cấp khoảng 80% hàng hóa từ quần áo cho đến ví da, và máy tập thể dục!!! Không những vậy, người trưởng giả Bắc Triều Tiên cũng đã mua điện thoại di động hay dư tiền đủ để đi đến các sòng bạc để đánh cá.

Nhiều người nghĩ là kinh tế đã chết tại Bắc Triều Tiên nhưng không hẳn như vậy, nó vẫn sống mặc dù không khỏe. Gần như những thứ Trung Quốc mang vào Bắc Triều Tiên đều là những món hàng giả mạo, từ những túi Benetton, của Italy cho đến thuốc lá Dunhill, tất cả đều dối trá như hai đảng Cộng Sản anh em này. Tại biên giới này người ta có thể tìm thấy tất cả những gì mà Liên Hiệp Quốc ngăn cấm ngoại trừ vũ khí nguyên tử. Nhưng cũng tại đây người ta nhận ra rằng đây là cửa khẩu duy nhất mà người dân Bắc Triều Tiên có thể trốn tránh để tìm mọi cách rời khỏi thiên đàng Cộng Sản, đột nhập các Tòa Đại Sứ Tây Phương, hy vọng kiếm được một cuộc sống tươi đẹp tại Nam Hàn.

----------------------------------

Bắc Kinh, Tokyo và Seoul kêu gọi Bắc Triều Tiên nhanh chóng nối lại đàm phán sáu bên về hạt nhân (RFI)
Bắc Triều Tiên sẵn sàng đàm phán giải trừ hạt nhân (ABC)
Nhật Bản, Hàn Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên dứt khoát từ bỏ vũ khí hạt nhân (RFI)
Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết “không viện trợ” nếu Triều Tiên chưa giải giáp (nhan dan)


No comments: