Saturday, October 24, 2009

Về Phản Biện của GS NEAL KOBLITZ : ĐỪNG NÊN NGUỴ BIỆN NỮA !


Về bài phản biện của GS Neal Koblitz:
Đừng nên ngụy biện nữa!

Theo Tuần Việt Nam

Sau khi đăng tải bài viết "
Tranh luận sau báo cáo của Harvard về GD VN", thể hiện quan điểm của GS Neal Koblitz phản biện lại các đánh giá của học giả Harvard, đồng thời chỉ trích bằng cấp và cá nhân các tác giả của bản đánh giá, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến phản hồi.
Để đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của một số độc giả về bài viết nói trên.

Không nên nhắm vào cá nhân
Về bài viết của ông GS Neal Koblitz phê bình bài viết của các ông Ben Wilkinson và Tom Vallely. Tôi có ý kiến sau đây:
1) Tôi bất bình về việc ông ta phê bình bằng cấp của Tom Vallely.
Bằng MPA là bằng của khoa Kennedy, Trường ĐH Harvard. Bằng này không kém gì những bằng thạc sĩ khác. Không thể bình luận như thế được, vì đó là đụng đến phẩm diện của ĐH Harvard.
2) Ông Vallely là hạ nghị sĩ của bang Massachuset, làm sao đánh giá ngang bằng với một tỉnh của VN được?
Ông ta biện luận về tỷ số 25% của việc học ở VN là học chính trị (theo ông Vallely) thì ông Koblitz biện luận rằng môn học ở Trường ASH là lên đến 100%.
Đây mới thật là ngụy biện, vì tôi đã từng vào các chương trình học của học sinh VN ở những ngành kinh tế. Chính mắt tôi thấy rằng thời gian học chính trị dành cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh là lên tới 20%.
Còn việc môn học ở ASH, Harvard 100% là chính trị - Ủa! Sao mà nói kì lạ vậy. Môn MPA là học về chính sách công. Cái đó thì đâu có ai giấu giếm gì? Và hoàn toàn dễ hiểu tại sao "học chính trị" lên tới 100% thời gian.
Ông Koblitz phải xem lại ngòi bút của mình cho đúng đắn, không nên chỉ trích sai như thế. (Nguyễn Quốc Hùng)
Chính bản thân tác giả bài này cũng xuất thân từ Harvard và Princeton, điều đó đã nói lên sự ưu việt của nền đại học Mỹ. Điều này chúng ta phải học tập họ.
Còn báo cáo của giáo sư Vallely về căn bản phản ánh khá chính xác tình hình hiện nay, điều mà mở báo ra ngày nào cũng đọc thấy. (Việt Hải)

Nên nhìn thẳng vào chất lượng thực chất của giáo dục VN
Ở phần 3 của bài viết, tác giả viện dẫn về bằng cấp của ông Valley để nói rằng ông ấy không đủ khả năng nghiên cứu, nhận xét về nền GD VN là hoàn toàn sai. Việc đánh giá năng lực dựa vào bằng cấp là không thuyết phục.

Còn trong phần 6.1 nói: Ở Mỹ hình thức thi thường theo dạng trắc nghiệm, bao gồm câu hỏi nhỏ nhưng nhiều, và có khi có vài bẫy nhỏ. Nếu lúc bình thường, chỉ nhìn vào vài ba câu hỏi trắc nghiệm riêng biệt thì ta dễ dàng trả lời, nhưng nếu đặt trong một bài thi dài, thời gian hạn chế, thì từng câu hỏi nhỏ cũng là cả một vấn đề lớn.

Hơn nữa, sinh viên VN có thể đạt điểm cao nhất trong một kỳ thi nhưng rồi VN vẫn không có được một bằng sáng chế nào, và ngay đối với những sinh viên Mỹ không trả lời được những câu hỏi đó, thì họ vẫn làm việc tốt vì những công việc khác (ngoài công tác nghiên cứu) không yêu cầu gì đến những kiến thức căn bản đó.

Việc này cho thấy rằng so sánh kết quả của từng kỳ thi của sinh viên với nhau không có ý nghĩa nào trong việc so sánh 2 nền GD với nhau, mà ta nên so sánh kết quả 2 nền GD đó mang lại khác biệt như thế nào, cả trong công tác nghiên cứu (thể hiện bằng các bài báo chuyên ngành, bằng sáng chế, ...) và trong khả năng làm việc với các doanh nghiệp. Nền GD VN mang lại kết quả rất thấp so với nền GD Mỹ. (Nguyễn Chi Mai)

Mỹ và Tây Âu là những nước có quyền tự do ngôn luận nên việc xuất hiện bài viết của Neal Koblitz chẳng có gì làm lạ. Chỉ có điều khi đọc bài này mà của Giáo sư Koblitz thì như có một sự quá khích.

Thật ra Koblitz không hiểu kỹ về VN. Trước năm 1945 cả Đông Dương chỉ có một khu Đông Dương học xá nằm ở phố Bạch Mai Hà Nội bây giờ. Toàn t/p Hà Nội chỉ có 2-3 trường trung học mà bây giờ ta gọi là trung học cơ sở (cấp 2). Các tỉnh khác thì chỉ có tiểu học.

Đến ngày giải phóng Hà Nội 1954, ta mới tiếp quản được Trường ĐH Bách Khoa còn rất nhỏ bé nằm tại khuôn viên khu Đông Dương học xá. Do thực dân Pháp đầu tư rất ít vào giáo dục cấp 3 (nay gọi là trung học phổ thông), nên sau khi tiếp quản, ta chỉ có một nền tảng giáo dục rất yếu. Nhận xét trong bản báo cáo phân tích của Trường Kennedy thuộc ĐH Harvard là đúng.

Chính vì thế, sau này ông Jack Chirak đã sửa lại lỗi của quá khứ, giúp VN trong lĩnh vực đào tạo đại học, nhận khá nhiều sinh viên VN sang Pháp học.

Về GS Hoàng Tuỵ, chắc Koblitz không hề biết trước khi sang Trung Quốc, Liên Xô, GS Hoàng Tuỵ đã tự học hết chương trình toán bậc đai học rồi. Trong giáo trình toán cao cấp ở Pháp có định lý toán mang tên Hoàng Tuỵ. Koblitz sao sánh tài và uy tín với Hoàng Tuy mà dám phê phán Hoàng Tuỵ?

Mỹ tuyên bố các trường ĐH chất lượng cao của Mỹ sẽ không vào VN với tư cách là nhà đầu tư, có gì lạ?

Bất cứ nước nào Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc... đều có những trường ĐH chất lượng cao, những trường chất lượng thấp. Tuy nhiên dù dánh giá theo tiêu chí của ĐH Giao thông Thượng Hải hay theo tiêu chí gì thì Mỹ vẫn trong danh sách các nước có nhiều trường ĐH chất lượng cao và có nhiều sinh viên nước ngoài đến học nhất. Đó là sự thật.

Vì thế, nếu muốn tiếp tục hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực giáo dục ĐH thì cứ làm, đừng bị phân vân bởi bài của Koblitz. Lưu Bị phải 3 lần đến lều cỏ mới mời được Gia Cát Lượng, còn nếu không muốn tiếp tục hợp tác với họ thì thôi, chẳng cần lấy bài của Koblitz để dọn đường dư luận.

Koblitz báng bổ cá nhân nhiều hơn là phản biện để chứng minh cho sự thật, cho lẽ phải, điều đó chẳng hay ho gì. (Hoàng Nhật Minh)

Ta nên nhìn thẳng vào sự thật là thành quả về khoa học, kỹ thuật, phát triển về kinh tế hiện nay chúng ta chẳng có gì là đáng kể. Đây là lỗi một phần của nền giáo dục, không nên ngụy biện, nếu vậy, chúng ta đã kém càng kém hơn nữa! (Nguyễn Cường)
L.T (tổng hợp)

-----------------------------------------


Tin liên quan :

Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng (phần 1) (04/09/2009)

Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng (phần 2) (07/09/2009)

Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng (phần 3) (07/09/2009)

GS Neal Koblitz phản biện báo cáo "Giáo dục bậc đại học ở Việt Nam: Khủng Hoảng và Phản Ứng " (19/10/2009)

Về bài phản biện của GS Neal Koblitz: Đừng nên ngụy biện nữa! (24/10/2009)




No comments: