Saturday, October 24, 2009

SAY CƠN BÃO LÒI RA CHUYỆN ĐỐN GỖ LẬU


Sau cơn bão, lại lòi ra chuyện đốn gỗ lậu ở Việt Nam
Martha Ann Overland
Nguyên Hân chuyển ngữ

24-10-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6830
Hà Nội - Khi mưa bớt lại đủ cho ngưởi dân sống ở miền Trung Việt Nam dám đi ra ngoài để đánh gía sự tàn phá của bão, họ sảng hồn vì những gì họ thấy. Trong đêm, bão Ketsana đã cuốn trôi hằng ngàn cây gỗ mới đốn và những khúc gỗ đã được xẻ theo những con sông ngập nước lũ xuôi về đồng bằng, cuốn theo những gì và mọi cái nằm trên đường trôi của gỗ. Số gỗ này, mà người ta tin rằng đa phần là gỗ đốn lậu đã làm nghẽn sông, dồn cục vào quanh các chân cầu. Cho những ai sống trong vùng này và biết cách thu gặt, thì những cơn mưa lớn tháng rồi đã làm mang đến cho họ sự giàu có. Nhưng cơn bão Ketsana cũng phơi bày cho thấy sự thiệt hại lớn lao ở vùng thượng lưu mà con người phải trả gía cho nó.

Tất cả số gỗ mới đốn lẫn đã xẻ này là điều bất thường, giám đốc sở Bảo vệ Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam ông Phan Thanh Lâm cho hay, Quảng Nam là nơi mưa ập xuống dữ dội hôm 29 tháng Chín khi cơn bão Ketsana quét qua vùng này. Cơn bão này được xem là mạnh nhất đã từng tàn phá Việt Nam trong 50 năm qua, làm tối thiểu 164 người thiệt mạng. Con số tử vong cao nhất xảy ra ở tỉnh Kontum miền cao nguyên, sau khi mưa lớn gây nên lở, sụt đất và lụt do nước dâng qúa nhanh qua đêm. Tối thiểu, đã có hai ngôi làng hoàn toàn bị chôn vùi.

Số rừng bị tàn phá này, theo ông Lâm, là bằng chứng cho thấy khu vực rừng gìa ngày càng bị thu nhỏ lại -- một sự tổn thất đã và đang gây nên sự xói mòn và nạn lụt thường xuyên ở tỉnh này. Ông đổ lỗi cho “lâm tặc”, là những người buôn gỗ lậu ngày càng hoạt động hung tợn – và ngay cả chuyện đám này ngày càng nguy hiểm nữa. Nhưng ông Lâm nói thêm, rất nhiều trong số gỗ nói trên đã được đốn một cách hợp pháp để lấy chỗ xây dựng nhà máy thủy điện và cho những dự án tái định cư trên vùng núi. Mới tuần này, Ban Bảo vệ Lâm nghiệp của Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn đã ra lệnh cho tỉnh xác định trong số lượng gỗ bị cuốn trôi theo lũ về đồng bằng, bao nhiêu là gỗ đốn lậu và bao nhiêu là gỗ đốn hợp pháp. Trên lý thuyết, những đẵn gỗ gìa khi được đốn hợp pháp đều có khuôn mộc của ban lâm nghiệp.
Nhưng tìm cho ra nguồn gốc những đẵn gỗ này cũng chằng ăn trăn quấn bởi vì giờ đây số gỗ kia đang biến thành bàn và ghế chuẩn bị xuất cảng ra thị trường nước ngoài. Xem như là của trời cho, ông Đỗ Văn Đông nói, ông là người sống ở tỉnh Quảng Nam, không xa con sông Vũ Gia lắm. Hằng ngàn cư dân đổ về chỗ “kẹt gỗ” ở cầu Quảng Huệ, ông Đông nói. Bất chấp dòng nước đang dậy sóng, người dân bơi ra để kéo gỗ vào. Có những nhóm đàn ông mang gỗ vào phố và bán ngay trong ngày. “Mốt số mang ngay cả cưa máy đến, xẻo gỗ như đang ở trong một xưởng mộc, và bán ngay tại chỗ,” theo ông Đông. “Người đông đến nổi công an và nhân viên kiểm lâm đã không thể ngăn họ được.”

Mà tuồng như Việt Nam cũng không thể ngăn chận được vấn nạn đốn gỗ lậu này. Nhân viên kiểm lâm thì được trang bị máy móc và phương tiện nghèo nàn, số lượng nhân viên thì qúa ít ỏi để có thể tuần tra những khu rừng được bảo vệ. Một báo cáo của Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn hôm tháng Tám nói rằng nhân viên kiểm lâm đã bị tấn công hằng trăm lần trong năm tháng đầu tiên của năm 2009 này, gây nên 14 thương tích trầm trọng. Lâm tặc và người đi săn trộm đã dùng xe của họ cán viên chức nhà nước, theo bản báo cáo này, và cũng đã tấn công nhân viên kiểm lâm bằng ống chích. Quản trị lỏng lẻo và nhà cầm quyền địa phương cấu kết với lâm tặc là một phần gây nên nạn đốn cây, phá rừng bất hợp pháp của cả 3.200 mẫu Anh trong sáu tháng đầu năm 2009.

Nhưng gỗ đang là một nguồn thương mãi lớn ở Việt Nam, nơi mà nhu cầu đòi hỏi những mặt hàng nước ngoài lạ, qúy từ Hoa Kỳ và châu Âu đã là động lực thúc đẩy chuyện đốn gỗ lậu hằng mấy năm nay. Ngành sản xuất bàn ghế và chế biến gỗ đã mang đến cho Việt Nam 2 tỉ 8 đô-la năm rồi, làm cho ngành này trở thành một trong những ngành mang đến cho Việt Nam số tiền mặt lớn nhất. Dân lâm tặc trở nên hết sức trơ tráo, hết thuốc chữa đến nỗi còn “chơi” luôn giống cây hiếm Dalbergia tonkinesis được trồng trên đường phố Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, cánh này đốn cây vào lúc nữa khuya và bán lại cho con buôn gỗ sau đó.

Mặc dù dưới 1 phần trăm rừng chính hay rừng gìa của Việt Nam vẫn còn, nhìn chung, diện tích rừng thực tế đang gia tăng. Nhà nước trung ương Việt Nam đã và đang theo đuổi một kế hoạch trồng cây trên toàn quốc năng nỗ để gia tăng diện tích có cây từ 28 phần trăm hai thập niên trước lên tới 43 phần trăm, ông Đào Xuân Lai, người cầm đầu văn phòng Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội cho hay. Một cách đáng tiếc, những khu vực được tái quy hoạch trồng cây này được trồng với cây ăn trái hay những cây lớn nhanh cho kỹ nghệ bột giấy và giấy.

“Dĩ nhiên họ cần làm nhiều hơn thế nữa,” ông Lai nói. “Cái ý muốn của nhà nước thì có đó, nhưng vấn đề là triển khai và ứng dụng ở cấp địa phương.” Hằng triệu người sống trên những vùng đất này và sống nhờ những khu rừng này. Nó luôn là một sự thách đố để theo đuổi những chính sách nhằm cho phép các cộng đồng địa phương sống trong những khu vực bảo vệ nhưng vẫn duy trì được môi trường thiên nhiên. Các nước khác trong vùng Á châu cũng đang cố làm điều này, ông Lai nói, nhưng Việt Nam thực tế tiến triển tốt hơn đa số những nước khác.

Ngành lâm nghiệp đã yêu cầu thêm một ngân qũy 5 triệu 8 đô-la để tuyển và huấn luyện 3.000 nhân viên kiểm lâm nhằm tuần tra những khu vực được bảo vệ. Nhưng nếu như họ có được thêm ngân quỹ, thì cho rất nhiều khu rừng gìa thuộc vùng cao nguyên trung phần, và cho những người mà làng mạc của họ giờ đây đã nằm sâu dưới một biển bùn, bão Ketsana đã hé lộ một điều rằng sự giúp đỡ nếu có chăng -- cũng sẽ đến qúa đỗi muộn màng.

© DCVOnline

Nguồn:
(1)
After Typhoon, Illegal Logging Back in Spotlight in Vietnam. Time, by Martha Ann Overland, 22 October 2009
(2) Tựa đề do Nguyên Hân đặt, lời từ một ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


No comments: