Tuesday, October 27, 2009

TRỞ NGẠI TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM


Trở ngại trên đường phát triển của Việt Nam

Long S. Le
DCVOnline lược dịch
27-10-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6839

Kết quả kinh tế của Việt Nam trong quý I năm nay cho thấy rủi ro ngắn hạn của Việt Nam đang giảm. Theo Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, bộ phận nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP là 3,1% trong quý I ‒ độ tăng chậm nhất trong ít nhất 10 năm mới đây. Đây là một xuống cấp đáng so với 7,4% tăng trưởng ở quý đầu năm 2008. Không may cho Việt Nam, dấu hiệu tuột dốc đó có thể chỉ mới bắt đầu. Vì Việt Nam ngày nay đã phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu hơn 10 năm trước đây. Việt Nạ, như thế, sẽ cũng dễ bị ảnh hưởng vì suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong năm qua mực xuất khẩu quốc gia chiếm tới 70% doanh thu cả nước. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, Liên hiệp châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, dự báo tỷ lệ tăng trưởng sẽ giảm đi 2% trong năm nay, trong trường hợp của Nhật Bản, ‒ 5%. Theo một số nhận định khác, nhập khẩu cho các thị trường này dự kiến sẽ tuột dốc 52%, và do đó, xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, Economist Intelligence Unit (một công ty nghiên cứu và cố vấn kinh tế thuộc tạp chí The Economsit ‒ DCVOnline) vào giữa tháng Ba đã dự đoán một kịch bản ảm đạm: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chỉ còn 0,3% trong năm nay, giảm từ 6,2% trong năm 2008 và 8,48% trong năm 2007; nếu phục hồi được sẽ không sớm hơn giữa năm 2010 khi tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ lên đến 2%.

Ngược lại, mặc dù IMF và Ngân hàng Thế giới mới đây đã tương ứng hạ cấp dự báo tăng trưởng của Việt Nam tới 4,7% và 5%, họ tin rằng chính phủ cắt lãi suất và giảm yêu cầu dự trữ ngân hàng để đối phó với độ nóng sốt năm ngoái đang giúp Việt Nam qua cơn khủng hoảng. Chắc chắn, khó có thể đánh giá thấp nền kinh tế của Việt Nam. Theo một báo cáo Nielson gần đây, “Việt Nam ‒ Cất cánh hoặc Lộn nhào trong năm 2009,” người tiêu dùng ở Việt Nam có vẻ tự tin hơn so với dân các nước khác, cho rằng lạm phát và thất nghiệp là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chứ nguyên nhân không phải là lòng tham.

Trong khi đó mức kiều hối (bằng 10% GDP trong năm 2007) từ 3,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng được che đỡ vì Việt kiều phải giúp gia đình tại Việt Nam bất kể tình hình kinh tế. Hơn nữa, những Việt kiều có vốn nhiều thường trở thành những người đầu tư trong lúc thị trường xuống thấp, đặc biệt là nếu luật mới được đưa ra xem tất cả người Việt hải ngoại như nhau (ví dụ, Việt kiều ở Tây Âu so với những người ở Đông Âu).

Vì vậy có khả năng là Việt Nam trong ngắn hạn sẽ tránh một cuộc khủng hoảng, nhưng lãnh đạo Việt Nam sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% cho năm 2009. Nền kinh tế tương đối mạnh mẽ của Trung Quốc có thể không giúp đỡ nhiều cho Việt Nam ‒ hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn còn nhỏ và thường được sử dụng như là đầu vào cho sản phẩm Trung Quốc xuất cảng sang phương Tây. Trong thực tế, Bộ Công nghiệp và Thương mại vào cuối tháng tư đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam trong năm 2009 từ 13% đến 3%.

Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam dường như đương tự dối mình về tai ương kinh tế của đất nước. Tháng Hai, 2009 thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng) cho biết Việt Nam sẽ có thể đạt được một mức tăng trưởng 6,5% cho năm nay. Một tháng sau, thủ tướng đã sửa đổi dự báo tăng trưởng lại còn 5%-5,5%. Nhưng văn phòng của ông (Nguyễn Tấn Dũng) vẫn lạc quan rằng lực lượng lao động của Việt Nam và thị trường trong nước “sẽ chắc chắn” đẩy đất nước trở lại mức tăng trưởng trước cuộc khủng hoảng toàn cầu, vào cuối năm nay.

Hơn nữa, thực tế là tỷ lệ cổ phần hóa của Việt Nam đang đảo ngược. Theo Bộ Tài chính, số lượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giảm từ 724 trong 2.005 xuống 640 vào năm 2006, 150 trong năm 2007, và 73 trong năm 2008. Mặc dù bằng chứng cho thấy rằng hầu hết các công ty đã cổ phần hóa đã thu lợi nhuận và trả cổ tức cao sau khi cổ phần hóa, nhà nước sẽ ôm cứng các ngành công nghiệp chiến lược vô thời hạn. Đó là các ngành công nghệ viễn thông, ngân hàng và dịch vụ tài chính, và giáo dục và đào tạo nhằm mục đích bảo vệ “trật tự xã hội chủ nghĩa”.

Vì vậy mà “khi các nhà lãnh đạo ở đây nói rằng họ muốn có một nền kinh tế thị trường (định hướng) xã hội chủ nghĩa, họ thực sự muốn như thế,” theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế (trường Harvard). Không có gì để ngạc nhiên, rõ ràng là quyền lợi của đảng hiện rõ trong chương trình kích thích thị trường của chính phủ. Trong số 1 tỷ đô la đầu tiên được phân phối, khoảng 75% là dành cho doanh nghiệp nhà nước, 20% cho các doanh nghiệp trung bình và nhỏ, và 5% cho các dự án xây nhà ở cho người thu nhập thấp. Chương trình ki’ch thích và công thức chia phần này bất chấp sự phí phạm tại doanh nghiệp nhà nước là nơi không tạo ra việc làm cho dân chúng. Chương trình kích thích thứ hai sắp tiến hành phần lớn giúp doanh nghiệp nhà nước và không có phương cách giải quyết nạn mất việc, có khả năng sẽ tăng gấp đôi từ 4,7% năm 2.008-8,2% cho năm nay (không kể các lĩnh vực không chính thức).

Bản cáo trạng ghi những gì đang làm Việt Nam trì trệ là chế độ chính trị và sự không có kiến thức (not know-how) đã được vạch rõ trong một báo cáo của Chương trình Harvard Việt Nam. Bản án ghi trong báo cáo được công bố trong tháng 1 năm 2008 cho rằng đối với Việt Nam “thành công là một sự lựa chọn”, nhưng trong thực tế nó “không khác với một huấn luyện viên bóng đá cho những lực sĩ yếu nhất của mình ra sân chơi trong trận vô địch.”
Khi những điều đó chưa thay đổi, Việt Nam sẽ tiếp tục trải nghiệm những trở ngại trên đường phát triển.

© DCVOnline
--------------------------------

Tác giả:
Long S. Le là giáo sư và Giám đốc khoa Sáng kiến Quốc tế cho Nghiên cứu Toàn cầu ở Đại học Houston, nơi ông cũng là một giảng viên và người đồng sáng lập của các khóa Việt học.

Nguồn: Vietnam's Growing Pains, by Long S. Le. FEER. Posted May 19, 2009
--------------------------------------

Đại biểu Quốc hội kiến nghị dừng gói kích cầu (tien phong)
Chính phủ sẽ quyết định gói kích cầu thứ 2 (dan tri)
Nhập siêu cả năm có thể vượt 10 tỷ USD (VNN)
Vốn FDI vào Việt Nam giảm 73% trong 10 tháng (vitinfo)



No comments: