Monday, October 12, 2009

NGƯỜI VIỆT Ở HOUSTON NỔI GIẬN VÌ TOÀ LÃNH SỰ CỦA VIỆT CỘNG

Một số người Việt Nam phát cáu về kế hoạch mở lãnh sự quán của Hà Nội
Jenalia Moreno

Phan Tường Vì lược dịch
12-10-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6793
Hằng trăm lá cờ vàng sọc đỏ của Nam Việt Nam (VNCH) được gắn sẵn vào những cột nhựa dựng trong nhà để xe của ông Trương Như Phùng, sẵn sàng cho một cuộc biểu tình phản đối văn phòng tòa lãnh sự mới của Việt Nam ở thành phố Houston, tiểu bang Texas.

“Không tự do, không dân chủ dưới chế độ cộng sản Việt Nam,” ông Trương Như Phùng, 75 tuổi, chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam nói. “Nếu không có tự do hay dân chủ, chúng tôi chống họ."

Nguồn: Brett Coomer Chronicle
http://www.dcvonline.net/php/images/102009/truongnhuphung.jpg

Thêm một trăm lá cờ đã được xếp sẵn nằm trong cốp xe của ông cựu trung tá lục quân Việt Nam sẵn sàng phát cho những người biểu tình phất trước tòa lãnh sự thứ nhì của CHXHCN Việt Nam trên đất Hoa Kỳ.
Ông Trường và những di dân Việt Nam khác sẵn sàng huy động một cuộc biểu tình rầm rộ chống nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, nhưng có một trở ngại: Họ không biết khi nào tòa lãnh sự sẽ mở cửa và nằm ở chỗ nào.

Hôm tháng Tám, tòa Đại sứ Việt Nam thông báo là cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng đã chuyển qua đây và và sẽ là tổng lãnh sự ở văn phòng ở Houston.
Văn phòng này được dự trù mở cửa tháng rồi, nhưng nhà nước Việt Nam đã không thông báo cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là họ đã ký hợp đồng thuê cơ sở và cũng không thông báo ngày khai trương, như thủ tục ngoại giao yêu cầu.
Nhân viên tòa Đại sứ Việt Nam ở Hoa Thạnh Đốn, D.C. đã không trả lời điện thoại hay điện thư trong tháng rồi, và đã không liên lạc được với ông Lê Dũng.Ủy ban 300
Di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ sau cuộc Chiến tranh Việt Nam như ông Trương Như Phùng, tin rằng nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở khu phố Tàu của thành phố Houston năm rồi đã thuyết phục nhà nước giữ thái độ im lặng về địa chỉ mới của họ.

Cộng đồng người di dân cũng đã biểu tình trước Galleria khi Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Houston vào tháng Sáu năm 2008. Năm 2007, một nhóm đấu tranh cho nhân quyền có trụ sở ở Houston dùng bảng quảng cáo gắn dọc hai bên xa lộ để nâng cao sự hiểu biết về những vi phạm nhân quyền và tôn giáo xảy ra ở Việt Nam ngày nay.

“Họ biết là họ không được đón chào ở thành phố này,” một di dân Việt Nam và một người sinh hoạt cộng đồng Nguyễn Kim nói.

Không cần biết khi nào tòa lãnh sự Việt Nam sẽ được mở, nhiều di dân Việt Nam nói rằng họ sẵn sàng đi biểu tình ngay trước tòa lãnh sự.
“Không tự do, không dân chủ dưới chế độ cộng sản Việt Nam,” ông Trương Như Phùng, 75 tuổi, chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam nói. “Nếu không có tự do hay dân chủ, chúng tôi chống họ.”

Một ủy ban gồm hơn 300 người, bao gồm ông Phùng, đã tổ chức một kế hoạch biểu tình phản đối, ông Al Hoàng, một luật sư gốc Việt Nam, người đang ứng cử vào Hội đồng Thành phố cho hay.
“Sự hiện diện của họ giống như mang cái chế độ đó đến đây,” ông Hoàng nói.

Trang mạng của tòa Đại sứ Việt Nam Cộng sản thông báo là văn phòng sứ quán này sẽ đại diện cho cộng đồng người Việt lớn ở Houston, tới khoảng 63.853 người di dân Việt Nam theo dữ liệu thống kê mới nhất của chính phủ. Và nhà nước Việt Nam muốn sứ quán giúp nhằm đẩy mạnh mậu dịch giữa Việt Nam và Houston, mà hàng hóa trao đổi năm rồi trị gía 369 triệu đô-la, theo Greater Houston Partnership.
“Mở thêm một tòa lãnh sự ở thành phố lớn nhất tiểu bang Texas, nơi rất nhiều người Mỹ gốc Việt Nam định cư, sẽ tạo sự kết nối trực tiếp giữa cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ với quê hương mình,” trang mạng nói.

Thỉnh nguyện thư, thư
Nhưng những người di dân Việt Nam ở đây nói rằng rất nhiều người trong số họ giờ đây là công dân Mỹ và họ không cần nhà nước Cộng sản Việt Nam đại diện cho họ.

“Chúng tôi giống như người Do Thái. Làm sao anh có thể chấp nhận chế độ Đức Quốc xã đại diện cho anh?” Vũ Thanh Thủy nói, Thủy là một di dân Việt Nam và đồng chủ nhân Đài Phát thanh Sài Gòn ở Houston, là một chương trình phát thanh địa phương phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở đây.

Nhằm giữ tòa lãnh sự ra khỏi Houston, họ đã ký thỉnh nguyện thư và dân biểu Al Green, đảng Dân chủ đơn vị Houston, đã gởi thư cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trình bày chi tiết sự chống đối của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây.
“Rõ ràng, cử tri của tôi trong hạt này đã lên tiếng và họ chống đối dự án này,” ông Green nói. “Tôi nghĩ rằng ý kiến của họ nên được tôn trọng.”

Một số di dân Việt Nam khác ủng hộ chuyện mở tòa lãnh sự ở đây, đặc biệt là nếu nó có thể giúp thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mãi với Việt Nam.
“Ở thời buổi kinh tế như thế này thì hơn bao giờ hết, thành phố chúng ta cần cơ hội thương mãi và mậu dịch, và chúng ta phải cân nhắc điều đó,” ông Danny Nguyễn, một thành viên của Hội đồng Phát triển và Quốc tế Vụ của Thị trưởng Biall White nói.

Viên chức nhà nước Việt Nam có lẽ hy vọng rằng ở thành phố vốn thuận lợi trong vấn đề làm ăn như Houston, họ có thể mở một văn phòng ở đây với ít sự chống đối từ cộng đồng di dân người Việt, Lê Long, giám đốc điều hành IIGS (International Itiniatives for Global Studies) ở Đại học Houston C.T. Bauer College of Business nói.
“Những gì họ muốn thực sự chỉ là một văn phòng mậu dịch ở Houston,” theo ông Lê Long. “Chính trị phân chia cộng đồng. Cho chúng tôi, chính trị là trước hết. Rồi cộng đồng có thể nghĩ đến chuyện kinh tế sau.”

© DCVOnline

Nguồn:

(1)
Some Vietnamese angry over plans for consulate. Houston Chronicle, by Jenalia Moreno, 10 October 2009

No comments: