Wednesday, October 14, 2009

DÂN CHỦ HOÁ Ở CÁC NƯỚC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO (3)


Dân chủ hóa ở các nước diễn ra như thế nào [3]
Samuel P. Huntington
Dịch giả: Vương Thiện
Đăng ngày 13-10-2009
http://danchimviet.com/articles/1565/1/Dan-ch-hoa--cac-nc-din-ra-nh-th-nao-III/Page1.html

Thay thế

Thay thế liên quan đến một quá trình rất khác biệt so với quá trình chuyển đổi. Các nhà cải cách trong nội bộ chế độ là rất yếu hoặc không tồn tại. Các nhân tố thống trị trong chính phủ là các nhà chính trị bảo thủ khăng khăng phản đối có sự thay đổi chế độ. Dân chủ hóa bởi vậy là kết quả của việc nhóm đối lập giành được sức mạnh và chính phủ mất sức mạnh cho đến khi chính phủ sụp đổ hoặc bị lật đổ. Các nhóm đối lập cũ giành được quyền lực và sau đó xung đột chuyển sang một giai đoạn mới vì các nhóm trong chính phủ mới cũng vật lộn giữa chúng với nhau về bản chất của chế độ mà họ nên xây dựng. Tựu chung lại, thay thế có liên quan đến 3 giai đoạn riêng biệt: đấu tranh để tạo ra sự sụp đổ, sụp đổ, và đấu tranh sau sụp đổ.
Hầu hết các quá trình dân chủ hóa trong làn sóng thứ ba đều đòi hỏi có sự hợp tác ít nhiều từ những người đương nhiệm. Chỉ có sáu thay thế đã diễn ra cho đến năm 1990. Thay thế là khá hiếm trong các chuyển đổi từ hệ thống một đảng (một trong 17 trường hợp) và chế độ quân sự (2 trong 16) và phổ biến hơn trong các chuyển đổi từ chế độ độc tài chuyên chế mang tính cá nhân (3 trong 7). Như chúng ta đã chỉ ra, với một vài ngoại lệ (Gandhi, Kenan Evren, Pinochet), những nhà lãnh đạo đã tạo ra các chế độ độc tài chuyên chế không tự kết thúc các chế độ đó. Sự thay đổi lãnh đạo trong nội bộ các chế độ chuyên chế trong các chế độ quân sự thường có vẻ xảy ra ở “giai đoạn 2” bằng các cuộc đảo chính, trong các hệ thống một đảng là thông qua việc kế nhiệm thông thường hoặc thông qua hành động của các cơ quan thuộc đảng được ủy nhiệm. Các kẻ độc tài, tuy nhiên, lại hiếm khi lui về nghỉ hưu một cách tự nguyện, và bản chất quyền lực của họ - thuộc cá nhân hơn là thuộc quân đội hay thuộc tổ chức – khiến cho các đối thủ phản đối trong nội bộ chế độ khó có thể hất cẳng họ, và thực vậy làm cho những người phản đối như vậy khó mà tồn tại với số lượng đáng kể hay có chút ít sức mạnh nào. Do đó, kẻ chuyên chế này có vẻ như sẽ nắm giữ quyền lực của mình cho tới tận khi ông ta chết hoặc cho tới khi bản thân chế độ sụp đổ. Cuộc đời của chế độ đó trở thành cuộc đời của nhà chuyên chế này. Về mặt chính trị và thỉnh thoảng về mặt văn học nữa (ví dụ như với Franco, Ceausescu), cái chết của những nhà chuyên chế độc tài này và của chế độ của họ thường xảy ra đồng thời.
Các nhà cải cách dân chủ đặc biệt rất yếu hoặc không có mặt trong các chế độ chuyên chế bị thay thế. Ở Ác-hen-ti-na và Hy Lạp, những nhà lãnh đạo tự do như Viola và Papadopoulos bị đẩy ra khỏi quyền lực và bị thay thế bởi những người cứng rắn thuộc giới quân sự. Tại Bồ Đào Nha, Caetano khởi xướng một vài cải cách tự do hóa và sau đó bị lật đổ do chính những cải cách này. Tại Philipines, Romania và Đông Đức, những người tùy tùng của Marcos, Ceausescu, và Erich Honecker có một vài, nếu có, các nhà dân chủ hoặc thậm chí các nhà tự do. Trong tất cả 6 trường hợp, những người bảo thủ giữ độc quyền về quyền lực, và khả năng khởi xướng cải cách từ ngay bên trong là gần như vắng bóng.
Một hệ thống chuyên chế tồn tại bởi vì chính phủ mạnh hơn về mặt chính trị so với phe đối lập. Nó sẽ bị thay thế khi chính phủ trở nên yếu hơn so với phe đối lập. Do đó, thay thế đòi hỏi phe đối lập phải hạ bệ chính phủ và chuyển cân bằng quyền lực nghiêng sang bên phe mình. Khi được khởi xướng, các chế độ chuyên chế trong làn sóng thứ ba luôn gần như rất phổ biến và được ủng hộ rộng rãi. Họ thường có sự hậu thuẫn của một liên minh rộng khắp của các nhóm. Theo thời gian, tuy nhiên, với bất cứ chính phủ nào, sức mạnh của họ bị suy giảm. Chế độ quân sự của Hy Lạp và Ác-hen-ti-na trải qua sự bẽ mặt từ sự bại trận. Các chế độ của Bồ Đào Nha và Philippine không thể thắng trong các cuộc chiến chống lại nổi loạn, và chế độ Philipine đã tạo ra một kẻ chết vì đạo và cướp bầu cử. Chế độ của Romania thực thi các chính sách tạo ra sự đối kháng sâu sắc của nhân dân và cô lập chính chế độ đó khỏi họ; do đó, chế độ đó dễ bị tổn thương trước ảnh hưởng tích lũy lớn của phong trào xóa bỏ chuyên chế trên toàn khu vực Đông Âu. Trường hợp của Đông Đức còn nhập nhằng hơn thế. Mặc dù chế độ đó tương đối thành công trong một vài khía cạnh, sự so sánh không thể tránh khỏi với Tây Đức là một điểm yếu cố hữu, và việc mở cửa hành lang quá cảnh qua Hungary đã làm xói mòn sâu sắc quyền uy của chế độ này. Giới lãnh đạo đảng từ chức vào đầu tháng 12 năm 1989, và một chính phủ tạm thời lên tiếp quản. Quyền lực của chế độ này tuy nhiên đã bốc hơi và với nó cũng như vậy cho những lý do tồn tại của một nhà nước Đông Đức.
Sự xói mòn những ủng hộ cho chế độ đôi khi xảy ra công khai, nhưng do đặc tính đàn áp của các chế độ chuyên chế, điều này thường xảy ra ngấm ngầm hơn. Các nhà lãnh đạo độc tài thường không ý thức được rằng họ đã bị mất uy tín đến như thế nào. Do đó, sự bất mãn ngấm ngầm tự bản thân nó hiện ra khi có một sự kiện khơi ngòi nào đó làm lộ ra điểm yếu của chế độ. Tại Hy Lạp và Ác-hen-ti-na, chính là sự thất bại quân sự. Tại Bồ Đào Nha và Đông Đức là sự chống đối hiển hiện đối với chế độ về nguồn gốc căn nguyên của quyền lực của chế độ đó – quân đội trong trường hợp của Bồ Đào Nha, Liên Bang Xô Viết trong trường hợp của Đông Đức. Các hành động của người Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Anh, quân đội Bồ Đào Nha và Gorbachev đã khích động và đem phơi bày công khai sự bất mãn chế độ từ các nhóm khác trong xã hội. Trong tất cả các trường hợp này, chỉ một vài nhóm yếu tập hợp lại để ủng hộ cho chế độ. Đã có nhiều người bất mãn với chế độ nhưng, bởi vì đây là chế độ chuyên chế, một sự kiện mang tính châm ngòi là cần thiết để kết tinh sự bất mãn như vậy.
Sinh viên nói chung luôn là phe đối lập; họ phản đối bất cứ chế độ nào tồn tại trong xã hội của họ. Tuy nhiên, bằng chính bản thân họ, sinh viên không hạ bệ chế độ. Thiếu sự ủng hộ to lớn từ các nhóm khác trong cộng đồng dân cư, họ bị đe dọa dưới họng súng của lực lượng quân đội và cảnh sát tại Hy Lạp tháng 11/1973, tại Miến Điện tháng 9/1988 và tại Trung Quốc tháng 6/1989. Giới quân sự luôn là sự ủng hộ cơ bản của các chế độ. Nếu họ rút lui sự ủng hộ của mình, nếu họ tiến hành đảo chính lật đổ chế độ, hoặc nếu họ từ chối sử dụng vũ lực chống lại những người đe dọa lật đổ chế độ, chế độ sẽ sụp đổ. Ở giữa sự chống đối không ngừng của sinh viên và sự ủng hộ cần thiết của giới quân sự là các nhóm khác mà sự ủng hộ hay chống đối của họ đối với chế độ sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh. Trong các hệ thống chuyên chế không phải cộng sản như Philipines, các nhóm này có xu hướng ly gián theo trình tự. Sự bất mãn của sinh viên được tiếp nối bằng sự bất mãn của giới trí thức nói chung và sau đó là của cánh lãnh đạo của các đảng chính trị tồn tại trước đó, mà nhiều người trong số họ đã ủng hộ hoặc ngầm đồng ý với sự tiếp quản của kẻ chuyên chế. Thông thường, những phạm vi rộng hơn của tầng lớp trung lưu – giới công nhân áo cổ cồn trắng, giáo sư, những người kinh doanh nhỏ - bị gạt ra ngoài. Trong một đất nước theo đạo Thiên chúa giáo, lãnh đạo nhà thờ cũng thường là những người chống đối đầu tiên và hiệu quả chế độ. Nếu công đoàn tồn tại và không hoàn toàn bị chính phủ kiểm soát, ở vào một thời điểm nào đó họ cũng sẽ gia nhập phe đối lập. Do đó, cũng như vậy và quan trọng nhất, các nhóm kinh doanh lớn hơn và giai cấp tư sản cũng gia nhập phe đối lập. Vào thời điểm thích hợp, nước Mỹ hoặc các nguồn lực ủng hộ của nước ngoài khác sẽ trở nên bất mãn. Cuối cùng và chắc chắn là giới quân sự sẽ quyết định không ủng hộ chính phủ nữa hoặc sẽ tích cực đứng về cùng phía với bên đối lập chống lại chính phủ.
Năm trong số 6 trường hợp thay thế, hệ quả là, với ngoại lệ là Ác-hen-ti-na, sự bất mãn quân sự là quan trọng để hạ bệ chế độ. Trong chế độ chuyên chế độc tài tại Bồ Đào Nha, Philipines và Romania, sự bất mãn này trong giới quân sự đã được đẩy mạnh bởi chính các chính sách của kẻ chuyên chế làm suy yếu tính chuyên nghiệp của quân đội, chính trị hóa và làm tham nhũng hóa giới sỹ quan, và tạo ra các lực lượng bán quân sự và an ninh cạnh tranh với lực lượng quân đội. Chống đối chính phủ thông thường (Bồ Đào Nha là trường hợp ngoại lệ duy nhất) phải rộng khắp trước khi quân đội rời bỏ chính phủ. Nếu sự bất mãn không lan rộng, thì đó là do những nguồn có khả năng sẽ chống đối nhất – tầng lớp trung lưu, giai cấp thượng lưu, các nhóm tôn giáo – quá nhỏ và yếu hoặc là bởi vì chế độ có được sự ủng hộ của các nhóm này, thường là kết quả của các chính sách phát triển kinh tế thành công. Ở Miến Điện và Trung Quốc, các lực lượng vũ trang đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình phần lớn do sinh viên dẫn đầu. Trong các xã hội phát triển hơn về mặt kinh tế, đối lập với chế độ chuyên chế đòi hỏi phải có được sự ủng hộ rộng rãi hơn. Khi phe đối lập đổ ra đường ở Philipines, Đông Đức và Romania, các đơn vị quân đội đã không xả súng vào các nhóm có sự đại diện rộng rãi của đồng bào của họ.
Một hình ảnh phổ biến của các quá trình chuyển đổi dân chủ là các chính phủ đàn áp bị lật đổ bởi “quyền lực nhân dân”, sự huy động rộng rãi các công dân phẫn nộ đòi hỏi và dần dần bức ép phải có thay đổi chế độ. Một dạng thức nào đó của các hành động quần chúng đã diễn ra trong hầu hết các thay đổi chế độ trong làn sóng thứ ba. Tuần hành, biểu tình phản đối và đình công quần chúng đóng vai trò trung tâm, tuy nhiên chỉ trong sáu chuyển đổi đã hoàn thành hoặc đang diễn ra vào cuối những năm 1980. Những trường hợp này bao gồm thay thế chế độ ở Philippines, Đông Đức, và Romania, và các quá trình chuyển dịch ở Hàn Quốc, Ba Lan, và Cộng hòa Séc và Slovakia. Tại Chi-lê, những hành động thường xuyên của quần chúng đã nỗ lực nhưng không thành công ngược kế hoạch chuyển đổi của Pinochet. Tại Đông Đức, duy nhất, cả “thoát ra” và “tiếng nói”, trong từ ngữ của Albert Hirschman, đóng vai trò chính, với biểu tình dưới hình thức đầu tiên là hàng loạt người dân đổ ra đường từ các vùng nông thôn và sau đó là hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra trên đường phố tại Leipzig và Berlin.
Ở Philippines, Bồ Đào Nha, Romania, và Hy Lạp, khi chế độ sụp đổ, nó sụp đổ rất nhanh. Ngày hôm trước chính phủ độc tài còn đang trên bệ quyền lực, ngày hôm sau nó đã không còn nữa. Ở Ác-hen-ti-na và Đông Đức, chế độ chuyên chế nhanh chóng bị tước bỏ tính hợp pháp nhưng vẫn bám lấy quyền lực trong khi nỗ lực đàm phán các điều khoản cho sự thay đổi chế độ. Ở Ác-hen-ti-na, chính phủ quân sự kế nhiệm của Tướng Reynaldo Bignone, lên nắm quyền tháng 7/1982 ngay sau khi chính quyền Falklands thất bại, đã “tương đối thành công” trong việc duy trì sự kiểm soát chế độ trong quá trình chuyển tiếp trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, tháng 12/1982, mức độ phản đối trong công chúng ngày càng tăng và sự phát triển của các tổ chức đối lập đã dẫn đến các cuộc biểu tình quần chúng, một cuộc đình công, thay đổi lại lịch bầu cử của Bignone, và sự từ chối của các đảng đối lập thống nhất về các điều kiện do giới quân sự đưa ra về việc chuyển giao quyền lực. Quyền lực của chế độ quân sự sắp mãn nhiệm tiếp tục trở nên xấu hơn cho đến khi bị thay thế bởi chính phủ Alfonsín đắc cử tháng 10/1983. “Là một chính phủ quân sự sụp đổ,” như một nhà văn đã quan sát được; “nó không có ảnh hưởng lên việc lựa chọn các ứng cử viên hay cho việc bầu cử cho chính bản thân mình, nó không loại trừ bất cứ ai, và cũng không có quyền lực cũng không có đặc quyền phủ quyết cho chính nó trong tương lai. Thêm vào đó, nó không thể đảm bảo quyền tự trị của mình về chính phủ hợp hiến trong tương lai hay hứa hẹn về một chính sách quân sự tương lai, và thậm chí còn kém hơn – tùy ứng cử viên thắng cử là ai – nền tảng cho một thỏa thuận về cuộc đấu tranh còn tiếp diễn chống lại những người hoạt động du kích.” Ở Đông Đức đầu năm 1990 một tình huống tương tự như vậy cũng tồn tại, với một chính phủ cộng sản yếu và bất tín nhiệm bám víu lấy quyền lực, và thủ tướng của chính phủ này, Hans Modrow, với vai trò giống như của Bignone.
Tầm quan trọng trong các quá trình chuyển tiếp về tính tiếp tục hình thức và tính hợp pháp ngược là thiếu vắng trong các quá trình thay thế. Các tổ chức, thủ tục, ý kiến, và các cá nhân nối kết với chế độ trước đó được coi là bại hoại và tầm quan trọng là ở một gián đoạn sắc và sạch khỏi quá khứ. Những ai thắng những kẻ thống trị chuyên chế đặt nền tảng cho sự thống trị của họ trên “tính hợp pháp thuận”, những cái mà họ sẽ mang đến trong tương lai, và sự không liên quan hoặc không có mối liên lạc nào với chế độ trước đó.
Trong các quá trình chuyển tiếp và chuyển dịch, các nhà lãnh đạo của các chế độ chuyên chế thường rời bỏ chính trị và quay về các trại lính hoặc cuộc sống riêng tư một cách thầm lặng và với một ít sự kính trọng và danh dự. Các nhà lãnh đạo chuyên chế bị mất quyền lực qua thay thế, ngược lại, trải qua những số phận không vui vẻ gì. Marcos và Caetano bị buộc phải đi đày. Ceausescu bị xử tử ngay tức khắc. Các sỹ quan quân đội, người đã điều hành Hy Lạp và Ác-hen-ti-na, đã bị đưa ra xét xử và tống giam. Ở Đông Đức, trừng phạt bị đe dọa dành cho Honecker và các nhà lãnh đạo cũ khác, không khi đó hoàn toàn ngược lại, thiếu vắng những hành động như vậy ở Ba Lan, Hungary và Séc và Slôvakia. Những kẻ độc tài bị loại bỏ bởi sự can thiệp của nước ngoài ở Grenada và Panama đều tương tự là đối tượng bị đưa ra truy tố và trừng phạt.
Sự sụp đổ một cách hòa bình của chế độ chuyên chế thường tạo ra một khoảnh khắc huy hoàng nếu không nói là ngắn ngủi của một trạng thái phởn phơ của công chúng, hoặc hoa và rượu sâm-panh, những thứ hoàn toàn không có trong các quá trình chuyển đổi. Sự sụp đổ cũng tạo ra một chân không tiềm năng của quyền lực thiếu vắng trong các quá trình chuyển tiếp. Tại Hy Lạp và Philippines, chân không này nhanh chóng được lấp đầy bằng sự nhậm chức của Constantine Karamanlis và Corazon C. Aquino, những nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng đã hướng dẫn đất nước họ tới dân chủ. Tại Iran, chân không quyền lực này được lấp đầy bằng thủ lĩnh cao tuổi Hồi giáo, người đã đưa Iran đến một chỗ nào đó. Ở Ác-hen-ti-na và Đông Đức, chính phủ của Bignone và Modrow lấp đầy một cách yếu ớt vai trò tạm thời giữa sự sụp đổ của chế độ chuyên chế và bầu cử ra chính phủ dân chủ.
Trước khi sụp đổ, các nhóm đối lập thống nhất lại với nhau do mong muốn chung là muốn sự sụp đổ diễn ra. Sau khi sụp đổ, các chia cắt xuất hiện trong các nhóm này và họ đấu tranh với nhau về việc phân chia quyền lực và bản chất của chế độ mới phải được thiết lập. Số phận của dân chủ được quyết định bởi quyền lực tương đối của các nhà ôn hòa dân chủ và những người cấp tiến phi dân chủ. Tại Ác-hen-ti-na và Hy Lạp, các chế độ chuyên chế ở đây đã không có quyền lực trong thời gian dài, các đảng chính trị nhanh chóng xuất hiện trở lại, và một thỏa hiệp nổi trội tồn tại giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các nhóm về nhu cầu phải nhanh chóng tái thiết lập các thể chế dân chủ. Tại Philippines các phản đối dân chủ ngấm ngầm, ngoài nổi dậy của NPA, cũng rất nhỏ.
Ở Nicaragua, Iran, Bồ Đào Nha và Romania, sự sụp đổ đột ngột của các nhà độc tài đã dẫn đến các cuộc đấu tranh giữa các nhóm và đảng đối lập cũ về việc ai sẽ thực thi quyền lực và loại chế độ nào sẽ được thiết lập. Tại Nicaragua và Iran, những người ôn hòa dân chủ bị thua và bị loại. Tại Bồ Đào Nha, một nhà nước của sự náo động cách mạng đã tồn tại giữa tháng 4/1974 và tháng 11/1975. Một sự hợp nhất quyền lực bởi liên minh Marxist-Leninist phi dân chủ của đảng Cộng sản và các sỹ quan quân sự cánh tả là hoàn toàn có thể. Cuối cùng, sau những cuộc đấu tranh căng thẳng giữa các phe phái đối nghịch trong giới quân sự, các cuộc tổng động viên quần chúng, tuần hành, và đình công, hành động quân sự của António Ramalho Eanes đã ấn định Bồ Đào Nha trên con đường dân chủ. “Cái đã bắt đầu là một cuộc đảo chính,” như Robert Harvey nhận xét, “đã trở thành một cuộc cách mạng được ngăn lại bằng chỉ một phản ứng trước khi nó trở thành tình trạng hỗn loạn vô chính phủ. Trong sự hỗn loạn, dân chủ được sinh ra.”
Các lựa chọn ở Bồ Đào Nha là giữa nền dân chủ tư sản và chuyên chế Marxist- Leninist. Lựa chọn ở Romania vào năm 1990 ít rõ ràng hơn, nhưng dân chủ cũng không thể tránh khỏi. Việc thiếu các đảng và nhóm đối lập được tổ chức hiệu quả, việc thiếu vắng các kinh nghiệm trước đó với dân chủ, bạo lực đi cùng với việc hạ bệ Ceausescu, mong muốn sâu thẳm được trả thù những người có liên hệ với nhà độc tài kết hợp cùng với sự liên quan rộng rãi của phần nhiều của dân chúng với nhà độc tài, rất nhiều nhà lãnh đạo của chính phủ mới, những người đã từng là một phần của chế độ cũ – tất cả là điềm tốt cho sự nổi lên của dân chủ. Vào cuối năm 1989 một số người Romania đã nhiệt tình so sánh những gì đang xảy ra trong đất nước họ với những gì đã xảy ra hai trăm năm trước đó tại Pháp. Cũng có thể họ đã ghi nhận là Cách mạng Pháp đã kết thúc bằng một chế độ độc tài quân sự.

Hướng dẫn cho các Nhà Dân chủ hóa 2: Lật đổ Chế độ Chuyên chế

Lịch sử của các cuộc thay thế gợi lên những hướng dẫn dưới đây dành cho các nhà ôn hòa dân chủ đối lập cố thử lật đổ một chế độ chuyên chế:
(1) Tập trung sự chú ý ðến tính bất hợp pháp hoặc hợp pháp mơ hồ của chế độ chuyên chế; đây chính là điểm yếu nhất của chế độ này. Tấn công chế độ này ở những vấn đề chung là những quan tâm rộng rãi, như tham nhũng và tính tàn bạo. Nếu chế độ này hoạt động thành công (nhất là về kinh tế) thì những cuộc tấn công như vậy sẽ không hiệu quả. Khi hoạt động của nó dao động (vì nó phải), nêu bật tính bất hợp pháp của chế độ này trở thành đòn bẩy duy nhất quan trọng nhất cho việc ðánh bật nó ra khỏi vị trí quyền lực.
(2) Cũng như các nhà lãnh đạo dân chủ, những kẻ thống trị độc tài theo thời gian gạt ra ngoài những người ủng hộ cũ của mình. Khuyến khích các nhóm bất mãn này ủng hộ dân chủ như một thay thế cần thiết cho hệ thống hiện hành. Đặc biệt nỗ lực đưa vào danh sách các nhà lãnh đạo kinh doanh, giáo sư tầng lớp trung lưu, các nhân vật tôn giáo và lãnh đạo các đảng chính trị, phần lớn những người này có lẽ đã ủng hộ việc thiết lập chế độ chuyên chế hiện thời. Phe đối lập hiện ra càng “đáng tôn trọng” và “có trách nhiệm”, càng dễ cho phe này giành được nhiều người ủng hộ hơn.
(3) Nuôi mầm những vị tướng. Trong phân tích cuối cùng, liệu chế độ có sụp đổ hay không phụ thuộc vào việc liệu các vị tướng lĩnh quân đội có ủng hộ chế độ hay không, liệu họ có ủng hộ bạn tham gia vào phe đối lập chống lại chế độ hay không, hay họ sẽ đứng nhìn từ bên lề. Ủng hộ của giới quân sự có thể có ích khi khủng hoảng xảy ra, nhưng trên tất cả điều bạn thực sự cần là sự không sẵn lòng của giới quân sự trong việc bảo vệ cho chế ðộ hiện thời.
(4) Thực hành và chủ trương phi bạo lực. Trong nhiều thứ khác, điều này sẽ làm cho bạn dễ dàng hơn thắng lại các lực lượng an ninh: lính thường không có xu hướng cảm thông với ai đã từng uống cốctai Molotov với họ.
(5) Chớp lấy mọi cơ hội bày tỏ sự đối lập với chế độ, bao gồm cả việc tham gia vào các cuộc bầu cử do chế độ hiện hành tổ chức.
(6) Xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông quốc tế, các tổ chức nhân quyền nước ngoài, và các tổ chức xuyên quốc gia như nhà thờ. Đặc biệt, huy động những người ủng hộ ở Mỹ. Đại biểu quốc hội Hoa Kỳ luôn tìm kiếm các nguyên cớ đạo đức để làm cho thiên hạ biết đến họ và để sử dụng chống lại hệ thống hành chính Hoa Kỳ. Kịch tính hóa sự nghiệp của bạn cho họ và cung cấp cho họ tài liệu với các cơ hội được chụp ảnh và lên hình trên truyền hình và với các bài phát biểu có thể trở thành các tin bài chính.
(7) Tăng cường thống nhất trong các nhóm đối lập. Cố tạo ra các tổ chức bảo trợ toàn diện điều phối hợp tác giữa các nhóm như vậy. Điều này sẽ khó và như trong ví dụ của Philippines, Chile, Hàn Quốc, và Nam Phi cho thấy, những kẻ thống trị độc tài thường là chuyên gia trong việc xúc tiến tình trạng chia rẽ trong phe đối lập. Một bài thử về các tố chất của bạn để trở thành một nhà lãnh đạo dân chủ của đất nước mình là khả năng của bạn vượt qua những thách thức này và có biện pháp nào đó đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ phe đối lập. Hãy ghi nhớ sự thật của Gabriel Almond: “Nhà lãnh đạo vĩ đại là người xây dựng liên minh tài ba.”
(8) Khi chế độ chuyên chế sụp đổ, hãy chuẩn bị sẵn sàng nhanh chóng lấp đầy chân không quyền lực được tạo ra sau đó. Có thể làm điều này bằng cách: đưa ra một vị lãnh đạo nổi tiếng, có uy tín, theo khuynh hướng dân chủ; mau chóng tổ chức bầu cử để đem lại tính hợp pháp rộng rãi cho một chính phủ mới; và xây dựng tính hợp pháp quốc tế bằng cách lấy sự ủng hộ của các nhân vật nước ngoài và xuyên quốc gia (các tổ chức quốc tế, Mỹ, Cộng đồng châu Âu, Nhà thờ Thiên chúa giáo). Hãy nhận thức rằng một số đối tác liên minh cũ của bạn sẽ muốn thiết lập một chế độ chuyên chế mới của riêng họ và thầm lặng tổ chức những người ủng hộ dân chủ lại để chống lại nỗ lực này nếu họ thực hiện được.Bài do dịch giả gửi đăng.

-----------------------------------------

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ :

Le Nguyen ( Author/Admin)
said this on 13 Oct 2009 8:03:29 AM EDT
Tiến trình dân chủ xảy ra khắp thế giới , mỗi nơi mỗi khác nhưng điểm chung , khát vọng chung của nhân loại là dân chủ ,bởi dân chủ là cửa ngỏ đi vào văn minh tiến bộ, xã hội công bằng , hạnh phúc ấm no.Samuel P.Huntington đã cất công nghiên cứu , hệ thống hoá quá trình hình thành dân chủ nhiều nơi trên thế giới và DÂN CHỦ HOÁ Ở CÁC NƯỚC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO thật sự hữu ích cho các nhà hoạt động dân chủ , đấu tranh dân chủ . Trong đó đã chỉ ra nhiều điều , nhiều kinh nghiệm lẫn phương thức đấu tranh chính trị giàu tính khoa học . Nếu chịu khó đọc và nghiền ngẩm sẽ thấy sự khác biệt trong nhận thức cũng như cung cách đấu tranh của đa số nhà họat động dân chủ ,từ mấy mươi năm trước cho đến hiện nay. Hy vọng với những nghiên cứu và tư tưởng tích cực của Samuel P.Huntington sẽ thúc đẩy khối đấu tranh dân chủ biến đổi nhận thức để theo kịp thời đại.Nhìn chung , đóng góp của Samuel P.Huntington có giá trị nhất định và thật sự hữu ích ,nhưng vẫn còn một số hạn chế , do ông không muốn nói hoặc không chịu khai triển rộng hơn đề tài DÂN CHỦ HOÁ Ở CÁC NƯỚC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? Bởi không phải lật đổ hoặc thay thế chính thể độc tài là thực hiện được dân chủ! Mà còn cần nhiều yếu tính khác để cấu thành một chính thể dân chủ thật sự.


No comments: