Thursday, February 26, 2009

VIỆT NAM : CHÍNH TRỊ ĐÈ NẶNG LÊN CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

In Vietnam, politics weigh on investment decisions
Thu Feb 26, 2009 1:04pm GMT
http://uk.reuters.com/article/oilRpt/idUKSP36222320090226?sp=true
(Repeats story that moved at 0000 GMT)
By John Ruwitch

DUNG QUAT, Vietnam, Feb 26 (Reuters) - The $3 billion Dung Quat oil refinery, Vietnam's biggest investment project to date, has been the source of many things for young mother Tran Thi Yen.
It has brought new roads to the sandy shoreline where Yen, 25, lives in an isolated region of central Vietnam. It has also attracted an army of workers from afar, including one who Yen, a petite woman with a warm smile, married.
And the flurry of construction on the refinery that officially opened last week also handed Yen a business opportunity on a silver platter. Last year, she built a roadside karaoke parlour that is already turning a profit.
"The only thing here before was sand," she said holding her chubby seven-month-old baby.
The Vietnamese government may view cases like Yen's as proof its decision to build the refinery here was visionary, bringing economic opportunity to one of Vietnam's poorest regions.
But economists and political analysts have criticised the refinery project as, perhaps, the mother of all examples of how politics interferes with economic decision-making in Vietnam.
The refinery, which took 15 years to build, was shunned by overseas investors as economically unviable due to its location in an isolated area, far from oil reserves. In the end, state oil monopoly Petrovietnam was forced to go it alone.
"It demonstrates that investment in the state sector is not very sensitive to economic considerations", said Jonathan Pincus, dean of Ho Chi Minh City's Fulbright Economics Teaching Program.
Since "doi moi" reforms started in 1986, Vietnam's ruling Communist Party has been slowly extricating itself from direct control over economic activity. Thousands of state-owned companies have been "equitised", a euphemism for privatised.
Still, politics can have a direct influence on investment projects to varying degrees depending on the sector, said Melanie Beresford, an associate professor at Macquarie University in Australia.
"They have a strategic view of industries that are essential for national development. Energy is obviously one of these ... as are some of the other basic industries," Beresford said.

FISHING POLE

The newly named Vo Van Kiet Street, after the late Prime Minister Vo Van Kiet, is a dusty strip of tarmac that stretches 23 km (14 miles) through the heart of the Dung Quat refinery's economic zone to its port.
Kiet, prime minister from 1991 to 1997, is credited with the decision to build the 140,000-barrels per day refinery on the Quang Ngai coast and he is revered here.
Foreign investors pulled out over the decision to build in Quang Ngai because it was far from crude supplies and end users.
In 1995, France's Total SA withdrew from a planned joint venture to build the refinery with Petrovietnam over the location. Then, in 2002, Russian state oil Zarubezhneft backed out due to disagreements over the plant's distant location and technical issues.
Still, Le Van Dung, vice chairman of the Dung Quat Economic Zone Authority, which oversees a swath of land nearly twice the size of Manhattan that is home to the refinery and other projects, called Kiet a man of "great strategic vision".
"It is the responsibility not only of the Prime Minister, but also of the government to develop the central region, which lost millions of lives in the war but now is lagging in terms of economic development," Dung said. "Instead of handing them a fish, they must be given a fishing pole."
Dung said tax revenues in the county have risen and GDP per capita has jumped from about $400 in 2006 to $700 in 2008.
Some observers remain highly sceptical.
"Drop a capital intensive project that has few linkages to the local economy into a poor province and the local impact is minimal," said one expert on the Vietnamese economy, who declined to be named due to concern of repercussions for airing views that run counter to the party line.
"Meanwhile, the distance from the oil is so great that the refining margins are likely to be negative. The end result? Pay over the odds for a money losing project that doesn't create jobs."

GAINS AND GRIPES
Despite some immediate gains made by many in the area, such as karaoke shop owner Yen, other residents have their gripes.
A total of 7,000 households will have been moved by 2015 to make way for the economic zone and new industrial investment.
Pham Thi Sach, 59, who lives beside Vo Van Kiet Street, worries about the unknowns.
"Here we can make a few hundred thousand dong every day by going to the morning market to trade seafood, but if we move to a new place we won't know what to do," she said.
The environment is a concern, too, particularly for some small-scale fishermen like Bui Quang Tien.
"The noise from the refinery scares away the fish so my catch has been smaller," he said. "In the past I didn't need to buy gas to go fishing, I just paddled, but now I have to go out to sea farther. So it costs more."
Many, if not most, of the workers at the plant will come from outside because local residents lack the skills, although some of the other factories that will be built in the economic zone may be able to offer more in terms of local employment.
Some lessons have been drawn from the long and torturous Dung Quat experience, even if the Party line has been unswerving in its praise.
The country's next two refineries, which will be bigger, are planned to go up in the much more advantageous locations of Nghi Son, just south of Hanoi, and Long Son, near the commercial hub of Ho Chi Minh City.
In addition, the foreign partners in the Nghi Son project, which is the less desirable location of the two, are being allowed to take part in refined product distribution, something Total and Zarubezhneft were denied and which might have made the Dung Quat project palatable.
(Additional reporting by Nguyen Nhat Lam; Editing by Megan Goldin)

© Thomson Reuters 2009 All rights reserved.


Ở Việt Nam, chính trị đè nặng lên các quyết định đầu tư
John Ruwitch, Reuters 26/02/09
http://uk.reuters.com/article/oilRpt/idUKSP36222320090226?sp=true

Nguyễn Phương Nga lược dịch
Gửi vào ngày Thứ Sáu, 27 Tháng 2, 2009.
http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=7109

Xưởng lọc dầu trị giá 3 tỷ đô la ở Dung Quất, dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, là đầu mối của nhiều thứ đối với bà mẹ trẻ Trần Thị Yến.
Xưởng lọc dầu đã mang lại nhiều đường xá mới mẻ cho vùng bờ biển đầy cát, là nơi mà chị Yến 25 tuổi, đang sống trong một vùng xa xôi hẻo lánh thuộc trung phần Việt Nam. Xưởng lọc dầu cũng thu hút một đội ngũ công nhân đến từ xa, trong đó có có một người mà chị Yến, một phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé với một nụ cười ấm cúng, đã lập gia đình với anh ta.
Và việc nhộn nhịp xây dựng xưởng lọc dầu, vừa được chính thức khai trương hồi tuần trước, đã trao cho chị Yến một cơ hội bằng vàng để kinh doanh. Năm ngoái, chị lập ra một quán karaơke bên vệ đường đã bắt đầu sinh lợi.
"Ở nơi này trước đây chỉ có một thứ là cát", chị Yến nói trong khi đang bồng đứa con bụ bẫm mới có 7 tháng tuổi.
Nhà nước Việt Nam có lẽ nhìn vào những trường hợp giống như chị Yến để làm bằng chứng về quyết định của họ khi xây dựng nhà máy lọc dầu ở đây là lý tưởng, mang cơ hội kinh tế đến một trong những vùng nghèo nhất ở Việt Nam.

Nhưng nhiều nhà kinh tế và phân tích chính trị đã chỉ trích dự án nhà máy lọc dầu, có lẽ đây là một thí dụ điển hình nhất về việc chính trị đã xen lấn như thế nào vào việc đưa ra các quyết định kinh tế ở Việt Nam.

Xưởng lọc dầu, phải mất đến 15 năm để xây dựng, bị các nhà đầu tư ngọai quốc lãng tránh do không có khả năng kinh tế vững vàng vì có vị trí nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa các mỏ dầu. Cuối cùng thì tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrovietnam bị bó buộc phải tự gánh vác lấy một mình.
"Ðiều này cho thấy vấn đề đầu tư trong khu vực nhà nước không được nhạy bén lắm đối với những cân nhắc về kinh tế", theo ông Jonathan Pincus, chủ nhiệm chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TPHCM.

Từ khi công cuộc cải cách "đổi mới" được bắt đầu vào năm 1986, đảng Cộng sản đang nắm quyền ở Việt Nam đã từ từ tự nới mình ra khỏi việc trực tiếp kiểm soát các hoạt động kinh tế. Hàng ngàn công ty quốc doanh được "cổ phần hóa", một cách nói trại ra từ việc tư nhân hóa.
Tuy nhiên, chính trị có thể có một ảnh hưởng trực tiếp trên các dự án đầu tư ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào ngành nghề, theo bà Melanie Beresford, một phó giáo sư thuộc Trường Ðại học Macquarie ở Úc Ðại Lợi cho biết.
"Họ có một quan điểm chiến lược về các ngành kỹ nghệ thiết yếu cho công cuộc phát triển quốc gia. Năng lượng rõ ràng là một trong những ngành này ... cũng như một vài ngành kỹ nghệ căn bản khác", bà Beresford nói thêm.

CẦN CÂU CÁ

Con đường mới đặt tên, đường Võ Văn Kiệt, được đặt theo tên của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, là một con đường trải nhựa bụi mù kéo dài 23 cây số xuyên qua trung tâm khu kinh tế của nhà máy lọc dầu đến cảng Dung Quất.
Ông Kiệt làm thủ tướng từ 1991 đến 1997, được ghi nhận là có công về quyết định xây dựng xưởng lọc dầu có năng suất 140 ngàn thùng mỗi ngày ở bờ biển Quảng Ngãi và ông ta được kính trọng nơi đây.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút lui khỏi quyết định xây xưởng lọc dầu ở Quảng Ngãi vì nó cách xa nguồn cung cấp dầu thô và nơi tiêu thụ sản phẩm.
Vào năm 1995, công ty dầu khí Total SA của Pháp đã rút ra khỏi một liên doanh dự tính xây nhà máy lọc dầu với tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrovietnam vì vấn đề nơi chốn. Rồi vào năm 2002, công ty dầu khí quốc doanh Zarubezhneft của Nga cũng tháo lui vì các bất đồng về vị trí xa xôi của nhà máy và về nhiều vấn đề kỹ thuật

Tuy nhiên, ông Lê Văn Dũng, phó chủ tịch Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, coi sóc cả một vạt đất trải dài gần gấp đôi diện tích của khu Manhattan, và là chỗ xây dựng nhà máy lọc dầu và các dự án khác, gọi ông Kiệt là một người "có tầm nhìn chiến lược vĩ đại".
ông Dũng nói., "Không phải chỉ là trách nhiệm của Thủ tướng, nhưng cũng là của nhà nước nhằm phát triển khu vực miền trung, vốn đã mất hàng triệu mạng sống trong chiến tranh, nhưng hiện nay đang chậm trễ về mặt phát triển kinh tế. Thay vì đưa cho họ một con cá, thì họ phải được giúp cho cái cần câu",
Ông Dũng còn nói rằng lợi tức thu được từ thuế trên toàn huyện đã gia tăng và tổng sản phẩm quốc nội GDP tính trên từng đầu người đã nhảy vọt từ khoảng 400 đô la vào năm 2006 lên đến 700 đô la vào năm 2008.

Một số nhà quan sát vẫn còn hoài nghi cao độ.
"Thả một dự án nguồn vốn cao chỉ có vài mối liên hệ đến kinh tế địa phương vào một tỉnh nghèo nàn nên ảnh hưởng vào địa phương đó rất nhỏ", theo một chuyên gia kinh tế Việt Nam, không muốn tiết lộ tên tuổi vì lo ngại sẽ nhận lãnh hậu quả xấu vì lên tiếng đưa ra các quan điểm đi ngược lại với chủ trương đường lối của đảng.
"Trong khi đó, khoảng cách từ các mỏ dầu lại quá lớn cho nên mức chênh lệnh giá dầu lọc ra sẽ có khả năng bị lỗ lã. Rồi kết quả cuối cùng là gì? Trả một cái giá quá mức cho một dự án thua lỗ tiền bạc mà lại không tạo ra công ăn việc làm"

KẺ ÐƯỢC NGƯỜI TA THÁN

Mặc dù có được một vài lợi lộc trước mắt tạo ra cho nhiều người trong vùng, chẳng hạn như chị Yến chủ tiệm karaoke, nhưng những cư dân khác cũng có nhiều điều ta thán.
Tổng cộng 7 ngàn đơn vị gia cư sẽ bị chuyển dời năm cho đến 2015 là hạn chót để dành chỗ cho khu kinh tế và đầu tư kỹ nghệ mới.
Bà Phạm Thị Sách, 59 tuổi, ngụ cạnh đường Võ Văn Kiệt, hiện đang lo lắng không biết sẽ ra sao."Ở đây mỗi ngày chúng tôi có thể kiếm được vài trăm ngàn bằng cách ra chợ buôn bán đồ biển, nhưng nếu chúng tôi dọn đến một chỗ mới thì chúng tôi sẽ không biết làm gì", bà Sách nói.

Vấn đề môi sinh cũng là một mối lo, nhất là đối với các ngư phủ làm ăn cá thể như ông Bùi Quang Tiến.
Ông nói, "Tiếng động từ nhà máy lọc dầu sẽ đuổi cá đi vì sợ hãi cho nên các mẻ lưới của tôi sẽ nhỏ hơn. Trong quá khứ, tôi không cần phải mua xăng nhớt để đi đánh cá, tôi chỉ chèo thuyền, nhưng bây giờ tôi phải đi xa ra biển hơn. Do đó tốn kém thêm".

Nhiều công nhân ở nhà máy lọc dầu, nếu không muốn nói là hầu hết, sẽ đến từ bên ngoài vì cư dân địa phương thiếu tay nghề, mặc dù vài hãng xưởng khác sẽ được xây dựng trong khu kinh tế để có thể trợ giúp thêm nhiều hơn về mặt công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Một vài bài học được rút ra từ cái kinh nghiệm dài đầy khổ đau của Dung Quất, ngay cả khi đường lối của đảng vẫn không thay đổi trong việc ca ngợi (sự thành công) của Dung Quất.
Hai nhà máy lọc dầu kế tiếp của Việt Nam, sẽ to lớn hơn, đang được dự định xây dựng ở các vị trí thuận lợi hơn ở Nghi Sơn, gần phía nam Hà Nội, và Long Sơn, gần khu vực trung tâm thương mãi của TPHCM.



No comments: