Sunday, November 2, 2008

CSVN ĐÀN ÁP GIÁO DÂN THIÊN CHÚA

ASIA SENTINEL
Việt Nam đàn áp thẳng tay các giáo dân Thiên Chúa
Vietnam Cracks Down on the Catholics

Written by
Simon Roughneen
Friday, 31 October 2008
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1514&Itemid=188

Hà Nội đòi loại trừ một nhân vật tôn giáo xuất chúng

Các nhà chức trách cộng sản Việt Nam đã bừng tỉnh trước một cuộc tranh cãi vẫn đang tiếp diễn với Giáo hội Thiên chúa. Giờ đây, họ đang đòi loại trừ Đức Tổng giám mục Joseph Ngô Quang Kiệt ở Hà Nội.

Theo cơ quan thông tấn nhà nước Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hôm 15 tháng Mười đã cho các nhà ngoại giao ngoại quốc biết rằng “một số các linh mục, được dẫn dắt bởi Tổng giám mục Ngô Quanh Kiệt, đã lợi dụng niềm tin của các giáo dân và sự kém hiểu biết của họ về pháp luật để xúi giục gây ra tình trạng náo động.”

Tình trạng náo động mà ông nhắm ám chỉ chính là lễ cầu nguyện.

Từ cuối năm 2007, vị tổng giám mục đã đứng đầu các buổi lễ cầu nguyện được tổ chức khắp trong thành phố, với tư cách của 6 triệu tín đồ Thiên chúa giáo Việt Nam phản kháng trước những động thái của chính quyền chuyển khu tòa khâm sứ cũ tại Hà Nội thành một công viên công cộng. Tuy nhiên, vào tháng trước, phản ứng của chính quyền đối với các lễ cầu nguyện đã chuyển sang bạo lực, với cảnh sát chống bạo động, súng gây ngất và hơi cay được sử dụng để chống lại các cuộc tụ tập.

Cha Peter Nguyễn Văn Khải thuộc Dòng chúa Cứu thế Nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, đã xác định địa điểm của một trong các buổi lễ cầu nguyện và cũng là một vị trí dành cho nhà thờ mà chính quyền tịch thu. Ông nói rằng “tám tháng sau khi hứa trả lại cho Nhà thờ quyền sở hữu đối với một tòa nhà từng là nơi trú đóng tòa đại sứ của Đức Giáo hoàng ở Hà Nội, các nhà chức trách Việt Nam đã bất ngờ tiến hành phá huỷ ngôi nhà, khiêu khích thái độ oán hận của những giáo dân Thiên chúa đang bày tỏ thái độ phản kháng và vẽ lên một hành động phản đối nóng nảy từ Đức Tổng giám mục thành phố.”

Ông Carl Thayer là một giảng viên không thường trực của trường Đại học Quốc gia Úc [Australian National University] và là một nhà quan sát từ lâu về chính trị Việt Nam. “Vụ tranh chấp đất đai này đã leo thang và chuyển hướng khó chịu,” ông nhận định. “Truyền thông nhà nước đã lăng mạ và làm mất danh dự những nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo chủ chốt. Các giới chức đã tổ chức những nhóm thanh niên cách mạng và cựu chiến binh tới bôi nhọ tượng thánh và công kích các giáo dân Thiên chúa đang cầu nguyện một cách ôn hòa.”

Các tổ chức thế tục phi chính phủ như tổ chức Giám sát Nhân quyền [Human Rights Watch], từng có quan điểm khác biệt với giáo dân Thiên chúa quanh vấn đề nạo phá thai, đã lên tiếng phản đối những hành động của các giới chức cộng sản. Trong một bản tuyên bố đưa ra ngày 4 tháng Mười, ông Elaine Pearson, phó giám đốc phụ trách Á châu của Human Rights Watch đã nói, “Đây là hành động đàn áp thô bạo nhất đối với các giáo dân Thiên chúa tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.”

Các mối quan hệ giữa nhà thờ và chính quyền Việt Nam tương tự như tại Trung Quốc, nơi chính phủ, chứ không phải giáo hội, có quyền quyết định việc bổ nhiệm trong giáo hội. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Vatican vào đầu năm 2007.

Những hành động bức hại gần đây nhất đã diễn ra tiếp theo sau những tràng pháo tay hoan nghênh Việt Nam qua việc nới lỏng các hạn chế đối với đức tin tôn giáo, báo trước cho việc tiếp nhận nước này vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hà Nội đã giành được một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vào đầu năm nay, và đã kết thành bộ tam cùng với Trung Quốc và Nga phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án hành động đàn áp tàn bạo của chính quyền Robert Mugabe đối với phe đối lập ở Zimbabwea sau những cuộc bầu cử được tổ chức tại quốc gia Phi châu này trong mùa xuân 2008.

Nina Shea là một ủy viên thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế tại Hoa Kỳ, một hội đồng lưỡng đảng được thành lập năm 1998 nhằm “giám sát tình hình tự do tư tưởng, lương tâm, và tôn giáo hay tín ngưỡng ở nước ngoài, có chức năng được xác định trong ‘Bản tuyên Ngôn Phổ quát về Nhân quyền’ và liên hệ tới các văn kiện quốc tế và giới thiệu các văn bản chính sách mang tính độc lập cho tổng thống, bộ trưởng ngoại giao và Quốc hội.”

Bà cho biết rằng “một ví dụ rõ ràng về cái cách mà quan hệ thương mại đã chặn đứng mối quan ngại về tự do tôn giáo xuất hiện vào năm 2006 trong thời gian trước khi diễn ra chuyến viếng thăm của Tổng thống Bush tới Việt Nam để tham dự một hội nghị thượng đỉnh kinh tế, khi Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia ngược đãi tôn giáo tồi tệ nhất thế giới.”

Động thái đó có nhiều việc để làm với tình trạng cấp bách về ngoại giao và kinh tế khi quan hệ thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam được mở rộng hơn là sự tiến bộ thực tế về tự do tôn giáo.

Và các giáo dân Thiên chúa không chỉ là nhóm tôn giáo duy nhất phải chịu những sức ép. Theo bà Shea, “Các tổ chức tôn giáo có thái độ chống lại sự kiểm soát của nhà nước đối với các vị lãnh đạo của họ, với việc lưu hành kinh cầu nguyện, các hoạt động tôn giáo và nghi lễ của mình đều bị cấm đoán và phải nếm trải hành động đàn áp thô bạo.”

Sự hiện diện của Giáo hội Thiên chúa tự trị có khả năng bị Đảng Cộng sản coi như là một thách thức không thể chịu nổi đối với quyền lực nhà nước vào một thời điểm yếu kém của nền kinh tế. Những người cầm quyền tại Việt Nam đã lựa chọn một đường lối có phần nào đó na ná với Trung Quốc, kết nối những cải cách thị trường tự do có chọn lọc với chủ nghĩa độc đoán chính trị được tiếp tục duy trì.

Những nhân vật bảo thủ trong đảng luôn quan ngại về việc cải cách diễn ra quá nhanh và khiêu khích tới sự ổn định chính trị,” ông Thayer nhận xét. “Giờ đây khi tình trạng lạm phát đã tăng cao và những vấn nạn xã hội xuất hiện, ví như những vụ đình công nhiều tới mức kỷ lục trong ngành công nghiệp dệt và may mặc, giới bảo thủ trong đảng lại một lần nữa cất giọng lo ngại về sự ổn định chính trị. Bất cứ sự tuyên truyền tích cực nào mang tính ủng hộ dân chủ hay liên hệ tới tự do tôn giáo đều bị xem như là “một phần của âm mưu từ các thế lực thù địch bên ngoài nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.”

Đầu tháng Mười, Ban chấp hành Trung ương đã nhóm họp một hội nghị để thảo luận về cơn khủng hoảng kinh tế ngày càng gia tăng và giao cho Bộ chính trị giám sát tình hình kinh tế cho tới hết năm nay, giành quyền quyết định chính sách từ tay chính phủ của ông Dũng.

Những nhà truyền giáo có thái độ phản kháng tại phía bắc Việt Nam cũng đã gây lo ngại cho Bộ chính trị, với những chuyển biến gợi lên khuynh hướng Thiên chúa giáo được khích lệ bởi những nhà truyền giáo người Pháp từ những năm 1800, làm xói mòn tinh hoa Nho giáo khi đó trong một quốc gia với tín ngưỡng Phật giáo là chủ yếu.

Một số hoạt động Phật giáo cũng trở thành những mục tiêu cho thái độ giận dữ của chính quyền. Những vụ bắt giữ các nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp tục xảy ra, và trong bản báo cáo gần đây nhất của mình về Việt Nam, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế tại Hoa Kỳ đã phác hoạ cái nhìn của mình “rằng trong tất cả các vụ bắt bớ, tù đày và kiểu giam cầm khác gần đây nhất, các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo đã tham gia vào các hành động được bảo vệ bởi các văn kiện nhân quyền quốc tế.”

Và Việt Nam đang thể hiện thái độ cứng rằn không chỉ với Giáo hội Thiên chúa. Một nhà báo nổi tiếng đã bị bỏ tù vì vai trò của ông trong việc vạch trần một vụ bê bối tham nhũng nhiều triệu đô la mà trong đó tiền viện trợ được chuyển tới từ Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp châu Âu, nằm trong các khoản viện trợ khác nữa, đã bị sử dụng bởi các quan chức cấp cao và cấp trung của bộ giao thông để cá độ những trận cầu trong giải bóng đá của nước Anh.

Ông Nguyễn Việt Chiến, một nhà báo làm cho tờ nhật báo Thanh Niên, bị kết án hai năm tù giam vì đã phơi bày vụ bê bối, việc làm mà các quan tòa tuyên bố là một hành động “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Các phóng viên khác, dường như tỏ ra hăm hở làm vừa lòng chính quyền sau khi ông Chiến bị bỏ tù, đã bắt đầu dựng lên những câu chuyện rằng một số lượng lớn các giáo dân Thiên chúa đã bất bình với việc phục vụ các buổi lễ cầu nguyện này, thậm chí có vẻ như ủng hộ việc chuyển tới tham dự lễ tại các nhà thờ Thiên chúa khác ở Việt Nam.

Đức Hồng y Jean Baptiste Phạm Minh Mẫn, trong một bức thư gửi tới toàn thể các linh mục Thiên chúa, các xứ đạo và tín đồ thuộc Giáo phận Sài Gòn, đã miêu tả việc đưa tin tức từ phương tiện truyền thông nhà nước về các buổi cầu nguyện như là “để thỏa mãn những đặc quyền của kẻ mạnh, và của đảng, không phải vì lợi ích chung của dân tộc.”

Ông Lê Long giảng dạy cho các hoạt động nghiên cứu Việt Nam tại Đại học Houston. Ông đã phác hoạ vài nét về cách tiếp cận của chính phủ Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo, “Việt Nam đẩy mạnh những truyền thống tín ngưỡng của nước mình nhằm lôi cuốn những du khách ngoại quốc tới thánh đường, đền miếu và chùa chiền của Việt Nam, trong khi các nhóm tôn giáo vẫn bị khủng bố,” ông nói.

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đã đánh giá trong một bản tuyên bố: “Có những thông tin bị bóp méo và cắt xén trong vụ tranh chấp đất đai tại tòa khâm sứ. Đến từ ước nguyện của mình nhằm tích cực góp phần cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, chúng tôi mong mỏi chia sẻ những suy tư này cùng các tín hữu Thiên chúa và tất cả bà con với ý nguyện tốt đẹp và trái tim ngay thật.

“Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng khi chúng ta cùng nhau làm việc để kiến thiết đất nước trên nền tảng pháp luật, lẽ phải và tình thương yêu, tổ quốc Việt Nam của chúng ta sẽ trở nên phồn vinh hơn, đem tới niềm hạnh phúc và giàu sang cho tất cả mọi người và dựng xây một thế giới tốt đẹp hơn.”

Bài báo này được đăng tải lần đầu tiên trên trang National Catholic Register.

Hiệu đính:
Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Saturday November 1, 2008 - 01:04pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2397

No comments: