TIN TỔNG HỢP NGÀY 12/11/2024
Phú Lâm - đảo lớn nhất
ở Hoàng Sa - bây giờ ra sao?
Phạm Văn Luật | Luật Khoa tạp chí
Nov
12, 2024
https://www.luatkhoa.com/2024/11/phu-lam-dao-lon-nhat-o-hoang-sa-bay-gio-ra-sao/
=======================
Thành phố giàu nhất
Việt Nam đối diện nguy cơ ‘chìm dần’, sụt lún đất nền có nơi đạt tốc độ 8cm/năm
Chi Chi — Người Quan Sát
12/11/2024
=============================
Công
ty Đại Nam của bà Hằng: phạm pháp, làm từ thiện để rửa tiền, trốn thuế
Trần Anh Quân |
Saigon Nhỏ
12
tháng 11, 2024
=============================
Bắc
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Quốc phòng với Nga
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 11:52Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 13:42
=========================
Trung
Quốc giới thiệu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới tại triển lãm hàng không
Anh Vũ - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 13:18Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 13:39
=============================
Biden nên từ chức,
giúp Harris trở thành nữ tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ
Báo Cali Today
November
10, 2024
===============================
Quyền lực ở West Palm
Beach: Bên trong cuộc hành hương đến dinh thự Mar-a-Lago
Nada Tawfik & Regan Morris
BBC
News từ Palm Beach, Florida, Mỹ
12
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c079m834m5xo
Dinh
thự Mar-a-Lago, nơi ở và câu lạc bộ riêng của ông Donald Trump tại bang
Florida, một lần nữa đã trở thành Nhà Trắng Mùa đông. Những người hy vọng có ghế
tại Cánh Tây (nơi đặt văn phòng của tổng thống trong Nhà Trắng) đang hiện diện
khi tổng thống đắc cử của Mỹ tập hợp một chính quyền mới đằng sau những cánh cửa
xa hoa này.
Trong khi Tổng thống Joe Biden vẫn tại vị cho
đến tháng 1/2025, khu vực này của bang Florida đã trở thành trung tâm quyền lực
chính trị đối lập ở Mỹ.
Chỉ
hai năm sau khi FBI đột kích Mar-a-Lago, phát hiện ra các
tài liệu mật về vũ khí hạt nhân và vệ tinh do thám của Mỹ được cất giấu trong một
phòng tắm, một hỗn hợp đa dạng những người trong cuộc đang đổ về dinh thự này,
nơi có những chú chó robot tuần tra xung quanh cùng với lính canh có vũ trang
trên thuyền.
Thống
đốc bang Bắc Dakota, Doug Burgum, người được đồn đoán sẽ trở thành Bộ trưởng
Năng lượng, đã có mặt tại đây vào đêm bầu cử 5/11. Cựu Chánh văn phòng Bộ Quốc
phòng Hoa Kỳ Kash Patel cũng vậy.
Tỷ phú Elon Musk, người
giàu nhất thế giới, đã ở bên Donald Trump tại dinh thự Mar-a-Lago trong các
bữa tối gia đình và các cuộc gọi với các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Ông
Musk cùng con trai cũng hiện diện trong ảnh chụp bên trong câu lạc bộ riêng và
trên đường băng của Sân bay quốc tế Palm Beach, khi ông di chuyển tới lui để ở
bên cạnh tổng thống đắc cử.
·
Gia đình Trump: một đế
chế gia đình Mỹ
·
6
tháng 11 năm 2024
·
Từ Musk đến RFK Jr -
những gương mặt đình đám có thể tham gia chính quyền Trump
·
8
tháng 11 năm 2024
·
Donald Trump hứa làm
7 điều này trên cương vị tổng thống
·
8
tháng 11 năm 2024
Đối
với những người không có diễm phúc được mời ở lại Mar-a-Lago, các khách sạn và
nhà hàng quanh West Palm Beach gần đó chật kín những người tìm kiếm chức vụ
trong chính quyền mới và những người ủng hộ ăn mừng chiến thắng của ông Trump.
Robert
F Kennedy Jr, người nghi ngờ hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19 và là hậu duệ của
một trong những nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng nhất của Mỹ, đã có mặt tại quầy
bar hồ bơi sang trọng của khách sạn The Ben, nơi có sân trượt băng giả và cây
thông Giáng sinh chào đón khách.
Tại
sảnh đợi và bên ngoài thang máy các tầng của khách sạn là những bức tượng chó
Great Dane (chó ngao Đức) màu vàng khổng lồ.
Ông
Kennedy Jr là thành viên của nhóm chuyển giao chính quyền mới và cựu ứng cử
viên tổng thống này đang cạnh tranh cho một vai trò có ảnh hưởng đến chính sách
y tế.
Ngay
cả trước cuộc bầu cử, cùng với cựu nữ dân biểu Tulsi Gabbard, một người từ Đảng
Dân chủ cải sang Đảng Cộng hòa, ông Kennedy Jr đã nói: “Có những người với đủ
loại hệ tư tưởng khác nhau và những người mà chúng ta sẽ phải đối đầu trong
nhóm chuyển giao đó và đấu tranh cho tầm nhìn của chúng ta.”
Bức
tượng chó Great Dane màu vàng tại khách sạn The Ben đã chứng kiến lũ lượt những
người tràn đầy hy vọng được ông Trump bổ nhiệm
Cũng
được nhìn thấy có mặt tại khách sạn The Ben là nữ nghị sĩ bang Georgia Marjorie
Taylor Greene, một đảng viên Cộng hòa thẳng thắn, người gần đây đã đổ lỗi cho
chính quyền Biden về lũ lụt ở các khu vực của Đảng Cộng hòa tại Bắc Carolina.
Bà được cho là đang tranh giành một vị trí trong nội các.
Tại
The Breakers, một khách sạn xa hoa theo phong cách Phục hưng Ý bên bờ biển, những
người phục vụ trẻ tuổi đã vô cùng ngưỡng mộ khi Dana White, Tổng Giám đốc điều
hành công ty giải trí võ thuật hỗn hợp Ultimate Fighting Championship, ghé đến.
Ông White đã cùng bạn thân là ông Trump lên sân khấu vào đêm bầu cử, nhưng khẳng
định mình không có khát vọng chính trị cá nhân.
Tuy
nhiên, không thể nói như vậy về những người khác. Một nguồn tin trong Đảng Cộng
hòa mà BBC tình cờ gặp trong hành lang cho biết quá trình chuyển giao quyền lực
là “một cuộc đấu tự do”, vì các phe nhóm khác nhau của đảng đang tranh giành vị
thế.
"Ông
Trump thích nhìn mọi người tranh giành và nịnh hót," nguồn tin này nói.
Nhưng
người này cũng lưu ý với một chút lo ngại rằng một số "người ít có khả
năng được chấp nhận đang bắt đầu nói rằng họ không muốn nhận một vai trò trong
chính quyền".
Thượng
nghị sĩ bang Arkansas Tom Cotton, chẳng hạn, đã truyền đạt thông điệp rằng ông
không quan tâm đến việc làm việc trong chính quyền Trump và muốn có một vị trí
lãnh đạo trong Thượng viện hơn.
Khu
phức hợp Mar-a-Lago, nơi có ngôi nhà của ông Trump ở Florida, được bảo vệ rất
nghiêm ngặt
Ông
Donald Trump được cho là sẽ ít chú trọng đến các quan chức dân cử khi tuyển chọn
những người vào các vị trí cấp cao.
Con
trai ông, Don Jr, đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News rằng
ông muốn những người "không cho rằng họ hiểu biết hơn" cha mình và
cho biết sẵn sàng ngăn chặn bất kỳ ai mà ông cho là thảm họa.
Tổng
thống đắc cử đã công khai nói về việc làm mọi thứ khác đi trong nhiệm kỳ thứ
hai, cảm thấy sai lầm lớn nhất của mình trong nhiệm kỳ đầu tiên là chiêu mộ
"những người tệ hại hoặc những người không trung thành".
Quay
trở lại năm 2016, các kế hoạch chuyển giao quyền lực mà cựu Thống đốc New
Jersey Chris Christie chuẩn bị cùng với chính quyền Obama sắp mãn nhiệm đã bị
phá sản.
Sau
khi nhóm của ông Trump giành chiến thắng, điều mà nhiều người coi là không tưởng,
họ đã quyết định áp dụng một cách làm phi truyền thống và sa thải ông Christie.
Sau
đó là một cuộc diễu hành trước ống kính máy quay theo phong cách Apprentice
(Người tập sự - chương trình truyền hình thực tế mà ông Trump làm ngôi sao) đến
tòa tháp Trump Tower ở New York.
Vào
thời điểm đó, các đoàn phóng viên đã chen chúc vào sảnh tòa nhà để ghi lại cảnh
mọi người đi lên thang máy vàng để gặp Donald Trump ở tầng 26.
Trong
khi cả thế giới vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump
sẽ như thế nào, những người có ảnh hưởng ở Phố Wall, trong giới truyền thông,
chính trị và giải trí đều tìm kiếm cơ hội gặp mặt, bao gồm tỷ phú Bill Gates, cựu
phó tổng thống Al Gore và thậm chí cả rapper Kanye West.
Truyền
thông đã ghi lại hình ảnh du khách đến tòa nhà Trump Tower vào năm 2016
Lần
này, ông Trump có vẻ ưu tiên lòng trung thành, tính toán xem những người nào đã
ở bên ông từ ngày đầu tiên. Và giới truyền thông toàn cầu thì đang chen chúc
trên ban công các khách sạn, công viên và bãi biển xung quanh dinh thự
Mar-a-Lago, nơi mà công tác an ninh được thắt chặt như "pháo đài".
Quá
trình chuyển giao lần này vẫn không theo thông lệ, nhưng cho đến nay, mọi việc
diễn ra ở hậu trường nhiều hơn so với năm 2016.
Cuộc
bổ nhiệm đầu tiên của ông Trump – cố vấn chính trị
Susie Wiles làm
Chánh văn phòng Nhà Trắng – có thể hé lộ manh mối rằng một chiến dịch chính trị
bảo thủ được xây dựng vững chắc ở Florida có thể nhân bản thành công tại Nhà Trắng.
Slater
Bayliss, đồng sáng lập công ty vận động hành lang Advocacy Partners có trụ sở tại
Florida, đã từng làm việc cho bà Wiles lẫn chống lại bà trong các cuộc bầu cử tại
tiểu bang này, rất muốn đứng về phía bà này:
"Tôi
muốn mượn biệt danh của những người bạn bên kia bờ đại dương để nói rằng Susie
chính là Người đàn bà thép trong chính trị bầu cử Mỹ."
Ông
Bayliss nói rằng các nhân tài trên khắp bang đang ùn ùn đổ về tiểu bang này,
nơi đã trở thành "thành trì kháng chiến của những nhà tư tưởng bảo thủ
thông minh, những người yêu đất nước của chúng ta và mong muốn đóng một vai trò
trong việc đáp ứng sở nguyện của cử tri".
Chuyên
gia tư vấn chính trị thuộc Đảng Cộng hòa Max Goodman dự báo sẽ có một làn sóng
nhân tài từ Florida đổ về Washington.
Ông
hy vọng nhóm của ông Trump sẽ chiêu mộ các nhân viên trong nhóm của bà Susie
Wiles và trong bang Florida, nơi các cử tri đoàn Hạ viện và Thượng viện đã ủng
hộ ông Trump từ rất sớm.
“Không
có hệ thống vườn ươm chính trị nào nóng hơn tiểu bang Florida ở đất nước này,
nơi có một tổng thống và một chuyên gia tư vấn chính trị tài ba nhất, người đã
trở thành Chánh văn phòng Nhà Trắng, gọi Florida là quê hương,” ông Goodman
nói.
Đội
bảo vệ có vũ trang trên thuyền tuần tra khu nghỉ mát ven sông
Mặc
dù có đoàn đại biểu Cộng hòa lớn thứ hai trong cả nước, theo ông Goodman, bang
Florida vốn "có tiếng là nơi bị khinh thường" nếu xét đến việc có một
ghế tại bàn lãnh đạo.
Ông
tin rằng điều này có thể thay đổi với việc bà Wiles lĩnh xướng, và với những
người Florida chủ chốt như Thượng nghị sĩ Rick Scott có khả năng trở thành lãnh
đạo phe đa số tại Thượng viện còn Thượng nghị sĩ Marco Rubio đang cạnh tranh
cho một vị trí nội các cấp cao.
Một
người đã xung phong tham gia vào quá trình chuyển giao là Joe Gruters, người
đang chờ xem quá trình này sẽ diễn ra như thế nào.
Ông
Gruters là đồng chủ tịch chiến dịch tranh cử của Trump tại bang Florida hồi năm
2016 cùng bà Wiles, khi đó là chủ tịch Đảng Cộng hòa cấp tiểu bang, và hiện nay
ông là thượng nghị sĩ bang.
Ông
Gruters tự mô tả mình là một "chiến binh trung thành", là thành viên
duy nhất trong cơ quan lập pháp Florida ngay lập tức ủng hộ nỗ lực tranh cử năm
2024 của ông Trump và xuất hiện tại dinh thự Mar-a-Lago để tham gia vào lễ công
bố.
Ông
đang tin tưởng rằng bà Wiles sẽ đưa những trợ lý "đã qua thử thách trong
chiến trận" của bà lên Washington để bổ nhiệm vào các vị trí.
"Họ
biết ai là những người tin tưởng thực thụ... và họ có lẽ có ý tưởng rõ ràng về
những người mà họ sẽ đưa vào hầu hết các vị trí này", ông Gruters nói.
VIDEO
: Chó robot tuần tra dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c079m834m5xo
Palm
Beach không thực sự trải thảm đỏ chào đón ông Donald Trump khi ông lần đầu tiên
xuất hiện với thương vụ mua Mar-a-Lago vào những năm 1980.
Nhưng
khi đi dạo quanh thị trấn hiện tại, rõ ràng đây là vùng đất của MAGA (Make
America Great Again: Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) – khi bikini và những chiếc mũ
mang thương hiệu Trump là hình ảnh thường thấy.
Tuần
tới, Tổng thống Argentina Javier Milei dự kiến sẽ đến thăm dinh thự Mar-a-Lago
để gặp ông Trump và tỷ phú Elon Musk.
Cũng
vào tuần tới, CPAC, hay Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, sẽ tổ chức hội
nghị thượng đỉnh thường niên của các nhà đầu tư tại Mar-a-Lago với giá vé lên tới
25.000 USD (hơn 630 triệu đồng).
Và
rất khó có khả năng làn sóng thiên di về phương nam sẽ dừng lại sau khi ông
Donald Trump tuyên thệ nhậm chức và ngự trị trong Phòng Bầu dục một lần nữa.
Slater
Bayliss - nhà vận động hành lang tại Florida – tin rằng ông Trump sẽ muốn dành
nhiều thời gian nhất có thể ở bang này trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Việc
này, theo ông, sẽ góp phần “biến gần 6.000 mét vuông của dinh thự Mar-a -Lago
thành bất động sản thiêng liêng nhất trong vũ trụ chính trị”.
----------------------
·
Pratiksha Ghildial tường thuật bổ sung.
====================================
Ông Trump sẽ thực hiện
cuộc thanh trừng trong Bộ Quốc phòng Mỹ?
BBC News Tiếng Việt
12
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ypdgvdvrpo
Trong
chiến dịch tái tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ thanh trừng các vị tướng
quân đội được cho là "tỉnh thức" (woke). Giờ đây, khi đã chiến thắng,
câu hỏi tại các hành lang Lầu Năm Góc là liệu vị tổng thống đắc cử có thực hiện
những gì ông đã nói không.
Ông
Donald Trump
Ông
Trump được cho là sẽ có cái nhìn tiêu cực hơn về các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ
trong nhiệm kỳ thứ
hai sau
khi Lầu Năm Góc đã phản đối ông về mọi thứ, từ thái độ hoài nghi của ông đối với
NATO cho đến việc ông sẵn sàng điều quân để dập tắt các cuộc biểu tình trên đường
phố.
Các
tướng lĩnh và lãnh đạo quốc phòng dưới thời ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên
là những người chỉ trích vị tổng thống đắc cử dữ dội nhất. Một số người coi ông
là phát xít và tuyên bố ông không đủ tư cách để giữ chức tổng thống.
Đáp
trả với sự tức giận, ông Trump nói rằng cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng
Liên quân Mark Milley có thể bị xử tử
về tội phản quốc.
Các
cựu quan chức cũng như các quan chức đương nhiệm cho rằng ông Trump sẽ ưu tiên
lòng trung thành trong nhiệm kỳ thứ hai của mình và loại bỏ các sĩ quan quân đội
và các công chức dân sự sự nghiệp mà ông cho là không trung thành.
"Thành
thật mà nói, ông ta sẽ phá hủy Bộ Quốc phòng. Ông ta sẽ vào cuộc và sa thải các
vị tướng đã chiến đấu vì Hiến pháp," ông Jack Reed, đảng viên Dân chủ, Chủ
tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nói.
Các
vấn đề về chiến tranh văn hóa có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
sa thải.
Fox
News hỏi ông Trump vào tháng 6/2024 rằng liệu ông có sa thải các vị tướng được
mô tả là "tỉnh thức" (woke) hay không - một thuật ngữ chỉ những người
tập trung vào công lý xã hội và chủng tộc nhưng thuật ngữ này lại bị phe bảo thủ
sử dụng để hạ thấp các chính sách tiến bộ.
"Tôi
sẽ sa thải họ. Chúng ta không thể có một quân đội 'woke' được," ông Trump
trả lời.
Một
số quan chức hiện tại và trước đây lo ngại nhóm của ông Trump có thể nhắm vào
chủ tịch hiện tại của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân - Đại tướng Không quân
Charles Brown Jr, một cựu phi công chiến đấu, một chỉ huy quân sự được kính trọng
và cũng là người tránh xa chính trị.
Vị
tướng da đen này đã phát một video mang thông điệp về sự phân biệt đối xử trong
hàng ngũ quân đội ngay sau vụ cảnh sát giết George Floyd vào tháng 5/2020 tại
thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Ông Brown đã trở thành tiếng nói ủng hộ
sự đa dạng trong quân đội Hoa Kỳ.
Khi
được đề nghị bình luận, người phát ngôn của ông Brown, Đại úy Hải quân Jereal
Dorsey, nói:
"Chủ
tịch cùng với tất cả các quân nhân trong lực lượng vũ trang của chúng tôi vẫn tập
trung vào an ninh và quốc phòng của quốc gia và sẽ tiếp tục làm như vậy, đảm bảo
quá trình chuyển giao suôn sẻ sang chính quyền mới của Tổng thống đắc cử
Trump."
Phó
tổng thống đắc cử J.D. Vance, với tư cách là thượng nghị sĩ, đã bỏ phiếu chống
lại việc xác nhận ông Brown trở thành sĩ quan quân sự cấp cao nhất của nước Mỹ
vào năm 2023. Ông Vance đã chỉ trích điều bị coi là sự phản kháng trong Lầu Năm
Góc đối với các mệnh lệnh của Trump .
"Nếu
những người trong chính phủ của bạn không tuân theo bạn, bạn phải loại bỏ họ và
thay thế họ bằng những người đồng điệu với những gì tổng thống đang cố gắng
làm," ông Vance nói trong một cuộc phỏng vấn với bình luận viên cánh hữu
Tucker Carlson trước cuộc bầu cử.
Trong
suốt chiến dịch của mình, ông Trump đã cam kết khôi phục tên của một vị tướng
Liên minh miền Nam (ủng hộ chế độ nô lệ trong thời kỳ nội chiến Mỹ) tại một căn
cứ quân sự lớn của Mỹ, đảo ngược một thay đổi được thực hiện sau vụ George
Floyd.
Thông
điệp chống phong trào "tỉnh thức" mạnh mẽ nhất của ông Trump trong
chiến dịch đã nhắm vào binh lính chuyển giới.
Ông
Trump trước đây đã cấm các quân nhân chuyển giới và đăng một quảng cáo chiến dịch
tranh cử trên mạng xã hội X, mô tả họ là những người yếu đuối, với lời thề rằng
"CHÚNG TA SẼ KHÔNG CÓ MỘT QUÂN ĐỘI 'WOKE'!".
Nhóm
chuyển giao của ông Trump đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của
Reuters.
'Các
mệnh lệnh hợp pháp'
Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin
Ông
Trump đã nói rằng quân đội Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng trong nhiều ưu
tiên chính sách của ông, từ việc huy động Vệ binh Quốc gia và có thể là quân đội
đang tại ngũ để thực hiện trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ
cho đến việc triển khai quân đội để giải quyết tình trạng bất ổn trong nước.
Những
đề xuất như vậy khiến các chuyên gia quân sự lo ngại. Họ cho rằng việc triển
khai quân đội trên đường phố Mỹ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn khiến phần lớn
người dân chống lại lực lượng vũ trang vốn đang được nhiều người kính trọng.
Trong
một thông điệp gửi đến quân đội sau khi ông Trump thắng cử, Bộ trưởng Quốc
phòng sắp mãn nhiệm Lloyd Austin đã thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử và nhấn mạnh
rằng quân đội sẽ tuân thủ "mọi mệnh lệnh hợp pháp" từ các nhà lãnh đạo
dân sự của mình.
Nhưng
một số chuyên gia cảnh báo rằng ông Trump có phạm vi rộng để diễn giải luật
pháp và quân đội Mỹ không thể không tuân thủ các mệnh lệnh dù họ coi là sai
trái về mặt đạo đức nhưng hợp pháp.
"Có
một nhận thức sai lầm phổ biến của công chúng rằng quân đội có thể chọn không
tuân theo các mệnh lệnh vô đạo đức. Và thực tế là không đúng," nhà nghiên
cứu Kori Schake thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, một viện có lập trường bảo thủ,
nói.
Bà
Schake cảnh báo rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể chứng kiến các
vụ sa thải cấp cao khi ông thúc đẩy các chính sách gây tranh cãi.
"Tôi
nghĩ sẽ có sự hỗn loạn rất lớn trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump, vì các chính
sách mà ông sẽ cố gắng ban hành và vì những người mà ông sẽ bổ nhiệm," bà
nói.
Một
viên chức quân đội giấu tên của Mỹ không nghĩ điều đó đáng lo ngại, nói rằng việc
tạo ra sự hỗn loạn trong nhân sự quân đội cấp cao sẽ tạo ra phản ứng chính trị
dữ dội và không cần thiết. Ông Trump không cần điều đó để đạt được mục tiêu,
người này nói.
"Các
sĩ quan quân đội thường tập trung vào chiến đấu chứ không phải chính trị. Tôi
thấy họ hài lòng với điều đó và họ nên như vậy," viên chức quân sự này
nói.
Giảm
quyền lực của các viên chức dân sự
Các
viên chức dân sự tại Lầu Năm Góc có thể phải trải qua các bài kiểm tra lòng
trung thành, theo những viên chức hiện nay và cả những người từng làm việc ở
đó.
Các
đồng minh ông Trump đã công khai ủng hộ việc sử dụng các lệnh hành pháp và thay
đổi quy định để thay thế hàng ngàn viên chức dân sự bằng các đồng minh bảo thủ.
Một
quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ nói với Reuters rằng Lầu Năm Góc
ngày càng lo ngại ông Trump sẽ thanh trừng những nhân viên dân sự chuyên nghiệp
khỏi bộ này.
"Tôi
rất lo ngại về cấp bậc của họ," người này nói, đồng thời nói thêm rằng một
số đồng nghiệp đã bày tỏ lo ngại về tương lai công việc của mình.
Các
nhân viên dân sự nằm trong số gần 950.000 nhân viên mặc thường phục làm việc
trong quân đội Mỹ và nhiều người có kinh nghiệm chuyên môn cao.
Khi
tranh cử, ông Trump đã thề sẽ cắt giảm lực lượng lao động trong chính phủ liên
bang.
Trong
nhiệm kỳ đầu tiên, một số đề xuất gây tranh cãi của ông Trump đối với các cố vấn
- chẳng hạn như bắn tên lửa vào Mexico để phá hủy các phòng thí nghiệm ma túy -
chưa bao giờ trở thành sự thật, một phần vì sự phản đối từ các quan chức tại Lầu
Năm Góc.
"Đây
sẽ là năm 2016 (năm ông Trump lần đầu đắc cử) nhưng với sức mạnh khủng khiếp
cùng với nỗi lo sợ rằng ông ấy sẽ làm suy yếu hàng ngũ và chuyên môn, gây ra
thiệt hại không thể khắc phục cho Lầu Năm Góc," viên chức giấu tên nói.
=============================
Việt
Nam và Donald Trump nhiệm kỳ II
Phạm Trần -
Thông Luận
11/11/24
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/34621-vi-t-nam-va-donald-trump-nhi-m-ky-ii
===================================
Donald Trump có kế hoạch
bao quát cho nhiệm kỳ thứ hai. Đây là những gì ông đề xướng
Bill Barrow | DCVOnline WASHINGTON (AP)
Posted
on November 12, 2024
========================
Trump dự trù chọn Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng
NgưỜI Việt Online
November
12, 2024 : 8:14 AM
===============================
Mỹ :
Donald Trump chọn nhân sự cứng rắn với Trung Quốc vào các vị trí chủ chốt cho
chính quyền mới
Anh Vũ
- RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 12:08 - Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 13:38
Tổng
thống đắc cử Donald Trump khẩn trương chọn lựa nhân sự cho chính quyền mới, sẽ
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/01/2025. Những ngày qua, nhiều nguồn thạo
tin đã tiết lộ với báo chí những cái tên được ông Trump nhắm tới cho các vị trí
quan trọng, như Ngoại Giao và An Ninh Quốc Gia. Đó là những nhân vật trung
thành với ông Trump và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
HÌNH
:
Thượng
nghị sĩ Mỹ Marco Rubio (P) vận động cử tri cùng Donald Trump ở Allentown, bang Pennsylvania,
Hoa Kỳ, ngày 29/10/2024. REUTERS - Brendan McDermid
Thông tín
viên Guillaume Naudin tại Washington cho biết chi tiết :
Giống
như trong lĩnh vực nhập cư, Donald Trump tìm trong số những người trung thành để
giao các vị trí chủ chốt ở lĩnh vực đối ngoại. Là người từng chạy đua chức phó
tổng thống, nhưng ở chặng cuối bị JD Vance vượt lên, thượng nghị sĩ Marco
Rubio của bang Florida có thể được nắm chức ngoại trưởng, nhật báo New York
Times dẫn nguồn tin thân cận với tổng thống đắc cử cho biết.
Là
con của một gia đình nhập cư từ Cuba, Marco Rubio được biết đến là một người có
quan điểm cứng rắn đối với các chế độ độc tài nói chung và nhất là chống Trung
Quốc. Là phó chủ tịch Ủy ban Tình báo tại Thượng Viện, ban đầu ông không đồng
quan điểm với tổng thống đắc cử về chiến tranh Ukraina cũng như về việc cần phải
gây sức ép với Kiev để chấm dứt chiến tranh, nhưng cuối cùng ông đã thích ứng.
Ông
cũng đồng quan điểm với lãnh đạo của mình về vấn đề chi phí quốc phòng của châu
Âu, theo đó châu Âu phải tự lo cho mình là chính.
Với
vị trí cố vấn an ninh quốc gia, Donald Trump có vẻ như đã chọn một nhân vật diều
hâu khác, một dân biểu của Florida, Mike Waltz. Nhân vật này cũng nổi tiếng với lập
trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Mike
Waltz là cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, từng nhiều lần được điều đến
Afghanistan, Trung Đông và châu Phi. Ông cũng đã nhiều lần được tặng thưởng
huân huy chương cho quân nhân dũng cảm.
Cùng
với việc tuyển chọn nhân sự, tổng thống đắc cử Mỹ muốn chính quyền mới được
thành lập nhanh chóng, không có sự cản trở. Donald Trump hôm Chủ nhật đã yêu cầu
Thượng Viện miễn thủ tục phê chuẩn, việc bổ nhiệm các quan chức cao nhất
trong chính quyền tương lai của ông. Một điều khoản của Hiến Pháp Hoa Kỳ cho
phép tổng thống bổ nhiệm mà không cần sự chấp thuận của Thượng Viện khi Thượng
Viện không họp. Nhưng quy định hiếm khi được áp dụng, vì các thượng nghị sĩ thường
sắp xếp họp vào thời điểm đề cử và do đó thực hiện quyền kiểm soát của họ đối với
cơ quan hành pháp.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Tiêu điểm
Lập
trường của chính quyền Trump nhiệm kỳ 2 về Ukraina và Đài Loan
HOA
KỲ - BẦU CỬ
Hoa
Kỳ: Donald Trump bắt đầu thành lập nội các
===================================
‘Trùm’ biên giới mới
sẽ cho đột kích các cơ sở thương mại, vây bắt người làm công lậu
Nguoi Viet Online
November
12, 2024 : 9:04 AM
============================================
Đảng Cộng Hòa được dự
đoán kiểm soát Hạ Viện
Nguoi Viet Online
November
12, 2024 : 6:18 AM
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/dang-cong-hoa-duoc-du-doan-kiem-soat-ha-vien/
======================================
Chiến
tranh thương mại với Mỹ : Những bước chuẩn bị của châu Á
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 15:06
===================================
Chiến
thắng của Trump và ngành công nghiệp xe hơi tại Mỹ
Sam Nguyễn - Saigon Nhỏ
11
tháng 11, 2024
==============================
Mỹ
không còn tin vào toàn cầu hóa nhưng nền kinh tế vẫn ổn định
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 11:10Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 15:45
=============================================================
Người Việt Online
November
12, 2024 : 8:10 AM
=========================================================
Đông Nam Á chuẩn bị
cho sự đe dọa đánh thuế nhập cảng của Trump
David Hutt |DCVOnline
Posted
on November 11, 2024
https://dcvonline.net/2024/11/11/dong-nam-a-chuan-bi-cho-su-de-doa-danh-thue-nhap-cang-cua-trump/
=================================================
Philippines
lên án Trung Quốc gây áp lực trong hồ sơ chủ quyền ở Biển Đông
Chi Phương - RFI
Đăng ngày: 12/11/2024
- 11:44 - Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 11:47
Trong
lúc quân đội Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật, dọc theo bờ biển
đông nam, hôm nay, 12/11/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto
Teodoro khẳng định Trung Quốc đang ngày càng gia tăng áp lực để buộc
Philippines nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
HÌNH
:
Bộ
trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro phát biểu tại Manila,
Philippines, ngày 14/10/2024. AP - Aaron Favila
Trả
lời báo giới về căng thẳng ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần
như toàn bộ khu vực, gây tranh chấp với Manila và nhiều nước khác trong khu vực,
lãnh đạo quốc phòng Philippines nhấn mạnh « chúng tôi là nạn nhân trực
tiếp từ các cuộc gây hấn của Trung Quốc ». Ông Gilberto Teodoro cho biết «
Bắc Kinh ngày càng yêu cầu chúng tôi phải nhượng bộ các quyền chủ quyền trong
khu vực, từ bỏ các nhu cầu khai thác tài nguyên của chúng tôi », theo trích
dẫn từ The Manila Times.
Trong
cuộc họp báo chung với lãnh đạo Quốc Phòng Úc Richard Marles tại Canberra, lãnh
đạo Quốc Phòng Philippines khẳng định các tuyên bố và hành vi của Bắc Kinh trái
với luật pháp quốc tế. Do vậy, việc thiết lập các thỏa thuận quốc phòng với các
đối tác như Úc là « phương cách quan trọng để ngăn chặn các cuộc xâm nhập
của Trung Quốc ».
Bộ
trưởng Quốc Phòng Úc, Richard Marles, về phần mình, bày tỏ mong muốn hợp tác chặt
chẽ hơn với ngành công nghiệp quốc phòng Philippines và sẽ cử một nhóm đánh giá
kỹ thuật đến nước này vào đầu năm sau.
Hồi
tháng 09/2023, theo Reuters, Úc và Philippines đã nâng cấp quan hệ lên đối tác
chiến lược và tổ chức cuộc tuần tra chung đầu tiên trên biển và trên không ở Biển
Đông một vài tháng sau đó. Lãnh đạo quốc phòng hai nước cũng đã gặp nhau 15 lần
kể từ năm 2023.
Ngoài
việc thắt chặt quan hệ với Úc và Hoa Kỳ, gần đây, Philippines cũng có kế hoạch
chi khoảng 33 tỷ đô la mua sắm các loại vụ khí mới, gồm các máy bay chiến đấu
tiên tiến và tên lửa tầm trung.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHILIPPINES
- BIỂN ĐÔNG
Biển
Đông : Philippines thông qua 2 luật để củng cố chủ quyền
TRUNG
QUỐC - PHILIPPINES - BIỂN ĐÔNG
Biển
Đông : Trung Quốc xác quyết ranh giới lãnh hải gần bãi cạn Scarborough
BIỂN
ĐÔNG - PHILIPPINES - TRUNG QUỐC
Biển
Đông : Philippines tập trận chung với Mỹ và đồng minh nhằm “kiềm chế”
Trung Quốc
=========================================
‘Chồng tôi bị ép đi
lính và đã chết’: Chiến tranh ở Myanmar đang giết người dân như thế nào?
BBC News Tiếng Việt
11
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg7gn255z89o
Lần
cuối cùng Chaw Su gặp chồng là vào tháng Ba, khi anh bị bắt đi lính để chiến đấu
trong cuộc nội chiến ở Myanmar.
Bốn
tháng sau đó, cô nhận được tin chồng cô đã bị giết chết ở tiền tuyến.
“Chúng
tôi luôn nghèo khó và phải vật lộn để sinh nhai,” cô kể.
“Nhưng
cuộc sống vẫn dễ chịu hơn nhiều khi anh ấy còn ở đây.”
Góa
phụ 25 tuổi, vốn trông cậy vào khả năng chăm lo cho gia đình của chồng, giờ phải
một mình chăm lo cho ba đứa con nhỏ.
*
Tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ danh tính nguồn tin
Kể
từ khi cuộc đảo chính nổ ra năm 2021 lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San
Suu Kyi, chính phủ quân sự đã phải đối mặt với làn sóng nổi dậy trên nhiều mặt
trận.
Vào
tháng Hai, chính phủ quân sự Myanmar, còn gọi là junta, công bố chế độ nhập ngũ
bắt buộc - tất cả nam giới từ 18 đến 35 tuổi và nữ giới từ 18 đến 27 tuổi phải
phục vụ trong quân đội trong khoảng thời gian lên tới hai năm.
Ít
nhất 50.000 người đã thiệt mạng từ khi cuộc đảo chính nổ ra
Kể
từ khi cuộc đảo chính nổ ra năm 2021 lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San
Suu Kyi, chính phủ quân sự đã phải đối mặt với làn sóng nổi dậy trên nhiều mặt
trận, bao gồm Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) và các nhóm vũ trang sắc tộc.
Làn
sóng nổi dậy đã leo thang thành cuộc nội chiến toàn diện.
Năm
ngoái là thời điểm bước ngoặt khi chính phủ quân sự đối mặt làn sóng tấn công mới
từ phe nổi dậy, đẩy chính quyền quân sự tới bờ vực tan rã.
Kết
quả là các nhóm kháng chiến giành quyền kiểm soát được hai phần ba đất nước –
những nơi đã chịu sự cai trị và đàn áp của quân đội trong hàng thập kỷ.
Ngày
càng lún sâu vào khó khăn, chính quyền quân sự phản ứng một phần bằng cách triển
khai chế độ tuyển quân bắt buộc, bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của các chuyên
gia rằng việc này có nguy cơ khiến tình hình xung đột dân sự trầm trọng hơn.
Đợt
huấn luyện đầu tiên đã diễn ra vào tháng Tư.
‘Tôi
suy sụp hoàn toàn’
Vào
tháng Bảy, Chaw Su nhận được cuộc gọi từ chồng. Anh là một trong số hai người
đàn ông trong làng phải đi huấn luyện.
Anh
nói rằng mình đã được triển khai tới bang Karen, khu vực diễn ra những cuộc
giao tranh ác liệt nhất giữa chính quyền quân sự và các nhóm vũ trang sắc tộc.
“Anh
ấy kể rằng mình sẽ được đưa ra tiền tuyến hai tuần và sẽ gọi cho tôi sau khi trở
lại căn cứ,” Chaw Su thuật lại với BBC.
“Đó
là lời nhắn đầu tiên và cuối cùng tôi nhận được từ anh ấy.”
Tới
cuối tháng Bảy, một sĩ quan quân đội gọi điện cho Chaw Su để thông báo chồng cô
đã chết.
“Tôi
suy sụp hoàn toàn. Người sĩ quan cố nói những lời an ủi, nhưng tôi thấy đời
mình vậy là hết rồi.”
Người
phát ngôn của chính quyền quân sự nói với BBC rằng lính nghĩa vụ được hưởng đầy
đủ lương và bồi thường như lính chính quy
Như
nhiều người khác, Chaw Su được hứa hẹn trả một khoản trợ cấp cho việc nhập ngũ
của chồng, nhưng cô nói rằng mình mới chỉ nhận được 70.000 kyats (hơn 840.000
VND) từ trưởng thôn khi chồng cô được gọi nhập ngũ.
Sau
khoản chi trả đầu tiên này, nhiều tháng trôi qua và cô không nhận được bất kỳ sự
hỗ trợ tài chính nào.
Quân
đội cho biết những người lính nghĩa vụ được hưởng lương và có khoản bồi thường
khi tử trận, giống như quân chính quy.
Nhưng
người phát ngôn của chính quyền quân sự, Thiếu tướng Zaw Min Tun, nói với BBC rằng
"[khoản chi trả] có thể bị chậm trễ nếu không có đủ giấy tờ cần thiết.”
Ở
khắp Myanmar, lính nghĩa vụ - thường không được đào tạo và chuẩn bị bài bản –
được điều tới những khu vực xung đột với rất ít sự hỗ trợ.
Gia
đình họ thường không hay biết tung tích của người thân.
Bà
Soe Soe Aye, một góa phụ hơn 60 tuổi, không có tin tức gì về con trai bà, người
đã bị gọi nhập ngũ từ sáu tháng trước. Bà nói con bà không hề muốn phục vụ
trong quân đội.
“[Con
trai tôi] gia nhập quân đội để nuôi mẹ nó,” bà nói, nước mắt tuôn rơi. “Tôi hối
hận vì đã để nó đi.”
Hiện
tại bà hay đau ốm và phải dựa vào cô con gái út để nuôi sống gia đình.
Nhưng
bà vẫn cố níu giữ hy vọng.
“Tôi
chỉ muốn được gặp con trai. Tôi không có đủ dũng khí để đối mặt với điều này.”
‘Tôi
càng ghét quân đội hơn’
Sau
ba tháng huấn luyện, Kan Htoo Lwin được điều ra tiền tuyến
Nhiều thanh niên Myanmar đã sử dụng những cách
thức quyết liệt để kháng lệnh nhập ngũ.
Kan
Htoo Lwin, một thanh niên 20 tuổi từ Yangon - trung tâm thương mại của Myanmar,
đã bị gọi nhập ngũ và trải qua khóa huấn luyện dài ba tháng cùng 30 người khác.
Anh
nói rằng khóa huấn luyện rất khắc nghiệt và mọi người bị dọa rằng nhà cửa họ sẽ
bị đốt cháy nếu tìm cách trốn.
“Sau
đợt huấn luyện, tôi càng ghét quân đội hơn,” anh nói.
Trong
chuyến đi tới tiền tuyến ở miền đông Myanmar, Kan Htoo phát hiện một cơ hội để
trốn thoát cùng hai người khác khi đoàn xe của họ dừng trên đường.
“Chúng
tôi chạy trốn khi trời bắt đầu tối, khi mà họ đang bận rộn với việc kiểm tra an
ninh. Chúng tôi chạy tới tận đêm,” anh kể lại.
“Có
những lúc chúng tôi bị kiệt sức và [phải] dừng lại để nghỉ. Chúng tôi thay
phiên nhau ngủ và canh gác.”
Tới
rạng sáng, ba chàng trai trẻ xin đi nhờ một chiếc xe tải và tới được Aung Ban,
một thị trấn ở miền nam bang Shan.
Tại
đây, Kan Htoo gia nhập PDF, một trong số rất nhiều nhóm kháng chiến đang ngày
càng lớn mạnh nhờ sự gia nhập của những người trẻ bất mãn với chính quyền quân
sự.
Hai
người còn lại vẫn đang trốn, Kan Htoo nói.
Vì
lý do an toàn, anh không muốn chia sẻ về tung tích của họ.
‘Thật
khó để giải thích khó khăn của tôi’
Người
dân xếp hàng bên ngoài đại sứ quán Thái Lan để xin thị thực sau khi chính quyền
quân sự ban hành luật nhập ngũ
Dù
đàn ông là đối tượng chính của lệnh gọi nhập ngũ, nhưng phụ nữ cũng chịu tác động.
Zue
Zue, một cô gái 20 tuổi quê ở Yangon, đã từ bỏ giấc mơ trở thành một phiên dịch
viên tiếng Trung để gia nhập Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SOF), một đơn vị của
PDF.
“Mục
tiêu hiện giờ của tôi là chấm dứt kỷ nguyên độc tài quân sự và mang lại hòa
bình cho thế hệ của mình,” cô nói với BBC.
Trong
khi Zue Zue chọn ở lại, nhiều người khác đã chạy khỏi Myanmar.
Kỹ
sư Min Min đã chạy sang Thái Lan khi luật nhập ngũ được thi hành.
Anh
đang ở Thái Lan bằng thị thực du học, nhưng nói rằng anh gặp khó khăn trong việc
tìm kiếm một công việc hợp pháp ở Bangkok phù hợp với trình độ của mình.
Nhiều
người chạy tới Thái Lan, giống như Min Min, cuối cùng phải làm những công việc
lương thấp.
Chính
quyền Thái Lan cũng ngày càng tăng cường việc bắt giữ người nhập cư trái phép,
nhiều người đang đối mặt với nguy cơ bị trục xuất nếu bị bắt.
Min
Min lo rằng anh sẽ phải ở lại Thái Lan trái phép khi thị thực hết hạn.
“Tôi
lo về chi phí cuộc sống,” chàng trai 28 tuổi nói.
“Tôi
không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm một công việc lao động tay
chân.”
Anh
cũng nói rằng công dân Thái Lan được ưu tiên tuyển dụng và được bảo vệ quyền
lao động, còn người nhập cư làm việc bất hợp pháp thường xuyên bị các chủ doanh
nghiệp Thái Lan bóc lột.
“Tôi
cũng đã gặp những kỹ sư người Myanmar làm việc bất hợp pháp và chỉ được trả mức
lương 12.000 baht (khoảng 8,8 triệu VND), tương đương mức lương của lao động phổ
thông nhập cư,” anh kể.
Tại
Myanmar, Chaw Su đang làm những công việc lặt vặt trong làng, chỉ kiếm vừa đủ để
cho con cái ăn.
“Thật
khó để giải thích với người khác về những khó khăn tôi dang phải trải qua,” cô
nói.
------------------
Tin
liên quan
Thảm sát Myanmar:
'Tôi nín thở giả chết để sống sót'
23
tháng 8 năm 2024
.
Thảm sát ở Myanmar:
'Người nhà tôi chết ngay trước mặt tôi'
20
tháng 8 năm 2024
.
Sự tàn khốc bên trong
cuộc chiến chống chính quyền độc tài quân sự Myanmar
7
tháng 6 năm 2024
.
==========================================
Thành phố chánh niệm ở
đất nước Phật giáo Bhutan
BBC News Tiếng Việt
12
tháng 11 2024, 13:02 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ympv6j86do
Bhutan,
vương quốc nằm trên dãy Himalaya, là nước đã giới thiệu khái niệm tổng hạnh
phúc quốc gia cho thế giới. Đất nước này chuẩn bị xây dựng một "thành phố
chánh niệm" và đã bắt đầu gây quỹ để khởi động dự án đầy tham vọng này.
"Thành
phố Chánh niệm Gelephu" (GMC) sẽ nằm trong một khu hành chính đặc biệt với
các quy tắc và luật lệ riêng, với mục đích trở thành một hành lang kinh tế kết
nối Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức nói với Reuters.
Thành
phố sẽ khuyến khích đi bộ và đạp xe để giảm khí thải, tạo ra không gian xanh để
thiền định và thư giãn, thúc đẩy giáo dục dựa trên chánh niệm, tổ chức các hoạt
động cộng đồng, xây dựng trung tâm chăm sóc sức khỏe, thể chất và kiến tạo du lịch
sinh thái.
GMC
sẽ trải rộng trên diện tích hơn 2.500 km² trên biên giới giáp với quốc gia láng
giềng khổng lồ Ấn Độ và cung cấp không gian cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực
tài chính, du lịch, năng lượng xanh, công nghệ, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp,
hàng không, hậu cần, giáo dục và tâm linh.
Một
nhà phát triển của Bhutan đã thông báo vào hôm 11/11 về chương trình gửi tiền
có kỳ hạn để huy động vốn từ người Bhutan không thường trú nhằm giúp xây dựng một
sân bay quốc tế và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác cho GMC.
"Đây
không chỉ là một cơ hội tài chính; đây là lời kêu gọi đóng góp cho và chủ động
tham gia vào việc định hình tầm nhìn chung của chúng ta về một Bhutan thịnh vượng,
chánh niệm và kiên cường," Ujjwal Dahal, giám đốc điều hành của Tập đoàn
Phát triển và Đầu tư Gelephu, tuyên bố.
Tuần
trước, trang web của GMC cho biết họ đang tung ra "trái phiếu kiến thiết
quốc gia" kỳ hạn 10 năm để huy động 100 triệu USD.
Tuy
nhiên, các quan chức của GMC đã nói với Reuters vào hôm 11/11
rằng không có đợt phát hành trái phiếu nào cho các cá nhân riêng lẻ cũng như
không có mục tiêu gây quỹ nào được đặt ra cho toàn bộ hoạt động này mà không giải
thích gì thêm.
Mục
tiêu của GMC là thu hút đầu tư, phát triển kỹ năng và tạo việc làm tại quốc gia
Phật giáo Bhutan nổi tiếng với chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) - một thước
đo kinh tế tính đến các yếu tố vốn bị GDP bỏ qua như giải trí, sức khỏe tinh thần
và môi trường.
Là
một quốc gia có chưa đầy 800.000 dân nằm kẹp giữa hai cường quốc châu Á là Ấn Độ
và Trung Quốc, Bhutan đã phải vật lộn để thúc đẩy nền kinh tế quy mô 3 tỷ đô la
của mình, phụ thuộc nhiều vào viện trợ, thủy điện và du lịch, và bị ảnh hưởng nặng
nề bởi các hạn chế trong thời kỳ đại dịch Covid.
Các
vấn đề về việc làm, với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới gần 30% vào
năm 2022, đã kích hoạt làn sóng di cư của những người trẻ tuổi tìm kiếm cơ hội ở
nước ngoài, trong đó có hàng ngàn người chuyển tới Úc.
Dự
án kéo dài hàng thập niên
Vua
Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Vương hậu Jetsun Pema của Bhutan
GMC
sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn và dự kiến hoàn thành trong 21 năm, theo
các quan chức.
Các
đối tác tư nhân sẽ đầu tư vào đường sá, cầu cống, sân bay, nhà ở, trường học, bệnh
viện và doanh nghiệp.
Nhà
chức trách dự kiến khoảng 150.000 người sẽ sinh sống tại đây trong 7-10 năm đầu
tiên và con số đó sẽ lên hơn một triệu người khi dự án hoàn thành.
Là
ý tưởng của Vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuck, GMC được đề xuất vào năm 2023
như một thành phố bao gồm "các doanh nghiệp có ý thức và phát triển bền vững,
lấy cảm hứng từ di sản tâm linh Phật giáo" và dựa trên các giá trị của tổng
hạnh phúc quốc gia.
"Chánh
niệm là giá trị cốt lõi của thành phố chúng tôi và phù hợp với tinh thần và bản
sắc của quốc gia chúng tôi," Rabsel Dorji, một quan chức cấp cao của GMC,
nói.
Trang
web của GMC cho biết dự án này dựa trên di sản và văn hóa Phật giáo của Bhutan,
nhấn mạnh vào hạnh phúc, sức khỏe và chánh niệm.
Dự
án cũng tích hợp kiến trúc
thân thiện với môi trường. Bhutan là quốc gia đầu tiên trên
thế giới có lượng carbon âm - hấp thụ nhiều carbon hơn lượng carbon thải ra.
Ấn
Độ, đối tác kinh tế, thương mại và viện trợ lớn nhất của Bhutan, ủng hộ dự án
này và sẽ mở rộng mạng lưới đường bộ và đường sắt của mình đến biên giới để kết
nối với GMC, theo lời các quan chức.
Surya
Raj Acharya, một chuyên gia về cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị tại quốc gia
láng giềng Nepal, nhận định rằng GMC là một "bước đi thông minh"
nhưng kết nối giao thông có thể gây ra thách thức lớn đối với Bhutan - quốc gia
không giáp biển.
"Phát
triển thành phố thành một trung tâm sản xuất cạnh tranh cũng phụ thuộc vào việc
kết nối với cơ sở hậu cần toàn cầu," ông Acharya bình luận, đồng thời nói
thêm rằng việc tiếp cận cảng sẽ phụ thuộc vào hạ tầng của Ấn Độ.
"Nó
cũng phải hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Đây là những yếu tố nằm ngoài
tầm kiểm soát của Bhutan," ông nói.
===========================================
Chiến
tranh tiếp tục lan rộng tại Liban
Chi
Phương - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 12:00Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 12:07
==========================================
Các
nước Ả Rập họp hội nghị cấp cao khẩn cấp về xung đột tại Trung Đông
Anh V ũ
- RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 14:56Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 16:16
=================================
COP29 :
Nước chủ nhà Azerbaijan kêu gọi bảo vệ quyền khai thác dầu khí
Chi
Phương - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 13:18 - Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 13:44
=====================================
Các
hiệu xa xỉ phẩm Pháp với « giá mềm » trên đà chinh phục New York
Tuấn
Thảo - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 14:57Sửa đổi ngày: 12/11/2024 - 14:58
==================================
Hòa
bình cho Ukraina : Trump sẽ « bắt tay » với Putin để chấm dứt sớm chiến tranh ?
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2024 - 14:59
===================================
Tổng
thống Nga Putin ký phê chuẩn Hiệp ước tương hỗ quân sự với Bắc Triều Tiên
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 11/11/2024 - 11:24Sửa đổi ngày: 11/11/2024 - 13:50
===========================================
Cú sốc phim porn của
lính Bắc Hàn ở Nga
Như Hồ – Saigon Nhỏ
12
tháng 11, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/cu-soc-phim-porn-cua-linh-bac-han-o-nga/
===========================================
Hội
nghị Khí Hậu COP29-Baku : Nhiều lãnh đạo cấp cao vắng mặt
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 11/11/2024 - 13:28Sửa đổi ngày: 11/11/2024 - 15:51
=======================================
Nguyễn
Thị Thanh Trúc dịch
7.11.2024
No comments:
Post a Comment