Thắt
chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam: Trung Quốc muốn ''chia để trị''?
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 31/10/2024 - 14:55Sửa đổi ngày: 31/10/2024 - 17:42
Cuối
tháng 10/2024, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp
(Zhang Youxia) công du Việt Nam. Vì sao quan chức quân sự cao cấp nhất của
Trung Quốc đến Hà Nội vào thời điểm này?
HÌNH
:
Phó
chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc Trương Hựu Hiệp ( Zhang Youxia ) phát biểu tại lễ
khai mạc Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương lần thứ 19 tại Thanh Đảo, Trung
Quốc, ngày 22/04/2024. AFP - WANG ZHAO
Nhân
vật số hai của Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp đến Việt Nam theo
lời của bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang, phó bí thư Quân ủy Trung
ương. Trong chuyến đi hai ngày (24 – 26/10), ông Trương Hựu Hiệp đã được tất cả
các lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam tiếp, từ tổng bí thư Tô Lâm, chủ tịch nước
Lương Cường vừa nhậm chức đến thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo
thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 26/10, được báo Hồng Kông South
China Morning Post dẫn lại, tướng Trương Hựu Hiệp bày tỏ mong muốn « thúc
đẩy quan hệ quân sự song phương phát triển lành mạnh và ổn định ». Trong dịp
này, hai bên đã ký kết ý định thư giữa bộ Quốc Phòng hai nước về tăng cường hợp
tác quốc phòng và một thỏa thuận về hợp tác Biên phòng.
Chuyến
công du nước ngoài thứ ba của nhân vật thân tín của Tập Cận Bình
Chuyến
đi của ông Trương Hựu Hiệp, rõ ràng nằm trong xu thế tăng cường quan hệ song
phương về chính trị và quốc phòng, diễn ra sau chuyến đi Việt Nam hồi tháng
4/2024 của bộ trưởng Quốc Phòng Đổng Quân (Dong Jun). Lãnh đạo bộ Quốc Phòng
Trung Quốc và bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về thiết
lập đường dây nóng giữa Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung Quốc và
hải quân Việt Nam nhằm quản lý rủi ro xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, điểm đặc
biệt khiến báo Hồng Kông South China Morning Post chú ý : đây là lần thứ
ba phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp công du nước ngoài kể từ khi
nhậm chức hồi 2017. Tướng Trương Hựu Hiệp đã đến Nga năm 2017 và một lần nữa hồi
năm ngoái.
Phó
chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp, sinh năm 1950, được tái bổ nhiệm
sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2022 tuy đã quá tuổi về hưu. Theo nhận
định của chuyên gia Lyle J. Morris, Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc (thuộc
Asia Society Policy Institute), viên tướng họ Trương được coi là một trong những
người thân tín nhất của Tập Cận Bình.
Trong
quân đội Trung Quốc, tướng Trương Hựu Hiệp được coi là một chỉ huy quân sự kỳ cựu,
có kinh nghiệm trận mạc, từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung
1979. Nhân vật số hai của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng có mối quan hệ
thân thiết lâu đời với Tập Cận Bình, thân phụ của Trương Hựu Hiệp là chỉ huy
Quân đoàn Đông Bắc của đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi đảng giành được chính
quyền, còn Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình là chính ủy. Việc nhân vật số
hai của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến Việt Nam vào thời điểm này ắt hẳn phải
mang đến những thông điệp mới từ Bắc Kinh.
Xác
lập một « mô hình Việt Nam » để hạ hỏa các tranh chấp ở Biển
Đông ?
Theo
nhận định của một chuyên gia về quan hệ quốc tế Trung Quốc, ông Zhu Feng, Khoa
Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), được SCMP trích dẫn,
Bắc Kinh có thể tìm cách thiết lập một « mô hình Việt Nam » để giảm bớt
căng thẳng với các quốc gia khác về tranh chấp lãnh thổ trên tuyến đường thủy
và tránh tình trạng đối đầu như đang diễn ra với Philippines, một bên yêu sách
khác tại Biển Đông. Ông Zhu Feng cho rằng việc cải thiện quan hệ với Việt Nam
« có thể giúp ngăn chặn các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trở thành một
nguồn gây bất ổn trong khu vực và ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc ».
Trên
thực tế, chuyến đi của Trương Hựu Hiệp diễn ra khoảng một tháng sau biến cố tàu
công vụ Trung Quốc bị cáo buộc tấn công tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa,
mà Hà Nội đòi hỏi chủ quyền và Bắc Kinh kiểm soát trên thực tế. Cuộc tấn công
khiến 10 thủy thủ Việt Nam bị thương, trong đó có hai người bị thương nặng, tàu
bị đập phá và tước đoạt trang thiết bị, bị phía Việt Nam coi như một bước leo
thang mới trong các hành động bạo lực của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam
hoạt động tại Biển Đông. Đây cũng được coi là một hành động tiêu biểu cho
« chiến thuật vùng xám » của Trung Quốc tại Biển Đông : Lấn dần
từng bước mà không sử dụng đến quân đội.
Kéo
Việt Nam khỏi các nỗ lực của Philippines
Tình
hình Biển Đông trong thời gian qua đang có nhiều thay đổi, đặc biệt với việc
Philippines gia tăng hợp tác với Mỹ, trực tiếp tuyên chiến với « chiến thuật
vùng xám » của Trung Quốc từ đầu năm nay. Manila đã ngay lập tức lên án
các hành động bạo lực của Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt Nam ở Hoàng
Sa. Cũng trong thời gian này, Việt Nam có một số bước tiến nhằm siết chặt quan
hệ với Mỹ về mặt quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang có
chuyến công du Mỹ hồi tháng 9, tiếp theo việc Mỹ và Việt Nam nâng quan hệ
lên tầm Đối tác Chiến lược toàn diện, tức quan hệ hợp tác cao nhất với Việt Nam
từ 2023.
Theo
chuyên gia Malcolm Davis, một nhà phân tích cấp cao thuộc Viện Chính sách Chiến
lược Úc, được SCMP trích dẫn, chính sách của Bắc Kinh hiện nay là tăng cường
sách lược « chia để trị », xoa dịu Hà Nội nhằm tách Việt Nam ra khỏi
các nỗ lực lập một mặt trận đoàn kết chống lại các hoạt động bành trướng của
Trung Quốc ở Biển Đông. Malcolm Davis nêu giả thiết : Bằng cách ký kết một
thỏa thuận hợp tác về an ninh với Việt Nam, Bắc Kinh có thể khiến Hà Nội bớt
phần ủng hộ Manila, ngay cả khi Trung Quốc có hành động hung hăng với
Philippines, ví dụ như tại Bãi Cỏ Mây, nơi mà từ nhiều năm nay Trung Quốc đang
gia tăng áp lực.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Việt Nam
Tạp
chí Việt Nam
Trung
Quốc biến Việt Nam thành lá bài quan trọng trong Con đường tơ lụa mới
TRUNG
QUỐC - BIỂN ĐỒNG
Philippines
lên án Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa
No comments:
Post a Comment