Sử
dụng «tên lửa chiến lược» oanh kích Ukraina : Tín hiệu đe dọa mới của Nga nhắm
vào châu Âu ?
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 22/11/2024 - 14:30 - Sửa đổi ngày: 22/11/2024 - 14:34
Trong
đêm hôm 20 qua ngày 21/11/2024, Matxcơva đã dùng phi đạn đạn đạo chiến lược, có
thể mang được đầu đạn hạt nhân, tấn công Ukraina. Cùng với việc điều chỉnh học
thuyết hạt nhân, mở rộng khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong xung đột, hành
động nói trên của Nga rõ ràng là một bước leo thang mới trong cuộc đối đầu với
phương Tây. Vậy mục tiêu của Nga là gì ?
Hình
:
Tổng
thống Nga Vladimir Putin phát biểu với quốc dân, ngày 21/11/2024, từ điện
Kremlin. via REUTERS - Vyacheslav Prokofyev
Hiện
tại các chuyên gia quân sự tiếp tục tìm hiểu về loại vũ khí đã được điện
Kremlin sử dụng để tấn công một địa điểm thuộc thành phố Dnipro, miền trung
Ukraina. Một số chuyên gia nói đến loại tên lửa chiến lược tầm trung có tầm bắn
hơn 5.500 km được cải biên. Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Nga
Vladimir Putin khẳng định đây là một « tên lửa đạn đạo tầm trung »
(IRBM) đang trong giai đoạn thực nghiệm, mang tên « Orechnik ».
Lần
đầu tiên một tên lửa đạn đạo được sử dụng trên chiến trường
Có
một điều được giới quan sát coi như chắc chắn : Hỏa tiễn vừa được dùng để
oanh kích là một tên lửa đạn đạo chiến lược, và đây là lần đầu tiên trong lịch
sử, một tên lửa chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân được sử dụng để oanh
kích đối phương. Theo chuyên gia Héloise Fayet, việc sử dụng tên lửa này
« hoàn toàn không làm thay đổi đáng kể cục diện trên chiến trường »,
và những tên lửa loại này là rất đắt tiền và chắc chắn Nga không có nhiều. Vậy
vì sao Nga dùng tên lửa đạn đạo chiến lược để tấn công Ukraina ?
Theo
AFP, giới chuyên gia đều thống nhất ở một điểm : cuộc oanh kích này là một
« thông điệp chính trị » gửi đến Kiev và các đồng minh phương Tây. Cuộc
tấn công diễn ra ngay sau khi Kiev dùng các tên lửa chiến thuật tầm xa do Mỹ và
Pháp, Anh viện trợ, với tầm bắn có thể lên đến 300 km, để tấn công một số mục
tiêu trên đất Nga, điều vốn được Matxcơva coi như một « lằn ranh đỏ ».
\
Điện
Kremlin ngay lập tức hứa hẹn trả đũa. Nga cho thấy cũng sẵn sàng vượt qua lằn
ranh đỏ. Cuộc oanh kích bằng tên lửa đạn đạo chiến lược nói trên diễn ra ngay
sau khi điện Kremlin chính thức sửa đổi học thuyết hạt nhân, cho phép Nga dùng
vũ khí hạt nhân tấn công một quốc gia không có vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt
nhân, trong bối cảnh quốc gia thù địch nói trên được một cường quốc hạt nhân hậu
thuẫn, thách thức toàn vẹn lãnh thổ của Nga. Ngụ ý rõ ràng nhắm vào Ukraina và
đồng minh.
Cuộc
oanh kích nói trên để ngỏ khả năng là Matxcơva có thể « sẵn sàng cho mọi kịch
bản », nếu phương Tây hậu thuẫn Kiev mạnh mẽ hơn về quân sự, như điều mà
Putin tái khẳng định hôm qua. Cuộc oanh kích lần này được tiến hành với tên lửa
chiến lược không mang đầu đạn hạt nhân, thì lần tới, không thể loại trừ là với
đầu đạn hạt nhân.
Hỏa
tiễn đạn đạo khoét sâu chia rẽ Mỹ và châu Âu
Theo
một số chuyên gia, cảnh báo mới nói trên của Matxcơva không nhắm đến phương Tây
nói chung, mà chủ yếu hướng đến châu Âu. Theo phỏng đoán của chuyên gia về rủi
ro an ninh quốc tế Stéphane Audrand, Nga không muốn leo thang căng thẳng trực
tiếp với Mỹ, mà mục tiêu chính là « gia tăng áp lực tối đa với châu
Âu ». Cuộc tấn công diễn ra đúng vào lúc nước Mỹ chuẩn bị chuyển giao quyền
lực.
Việc
Trump lên nắm quyền có thể là một cơ hội vàng với Matxcơva, bởi tổng thống tân
cử Mỹ thường được coi là người có chủ trương giảm bớt hậu thuẫn quân sự của Hoa
Kỳ với châu Âu. Không có đủ hậu thuẫn của Mỹ, an ninh của châu Âu sẽ trở nên
mong manh hơn bao giờ hết kể từ Thế Chiến Hai.
Dĩ
nhiên, tại châu Âu có hai cường quốc hạt nhân là Pháp và Anh. Vấn đề là Paris
và Luân Đôn có sẵn sàng dùng hệ thống răn đe hạt nhân của mình để bảo vệ châu
Âu hay không ? Và các đồng minh châu Âu có sẵn sàng đóng góp vào hệ thống
răn đe hạt nhân chung này hay không ? Từ rất lâu nay, vấn đề này vẫn được
để ngỏ, và hiện chưa có nỗ lực đáng kể nào để mang lại giải pháp.
Phản
ứng răn đe trước mắt của các cường quốc hạt nhân châu Âu
Để
đáp trả lại tín hiệu đe dọa hạt nhân mới của Nga, ba cường quốc hạt nhân phương
Tây, Mỹ, Anh và Pháp, được chờ đợi sẽ có các động thái « răn đe chiến lược »
tương thích. Theo chuyên gia Stéphane Audrand, các phản ứng của các cường quốc
hạt nhân phương Tây có thể ít được công chúng biết đến, nhưng đã mang lại hiệu
quả.
Vào
thời điểm khởi đầu cuộc xâm lăng Ukraina, tháng 2/2022, Matxcơva từng cho các
tàu ngầm hạt nhân rời khỏi căn cứ. Ít tuần lễ sau, Pháp và Mỹ cũng làm tương tự
để đáp trả. Rút cục Nga đã phải chọn giải pháp xuống thang, với việc đưa tàu về
căn cứ. Chuyên gia Stéphane Audrand tin tưởng là một trong ba cường quốc hạt
nhân phương Tây, hoặc cả ba sẽ có một tín hiệu như vậy trong thời gian tới để
xác lập trở lại « thế cân bằng » về răn đe hạt nhân.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
VLADIMIR
PUTIN - CHIẾN TRANH UKRAINA
Vladimir
Putin : Chiến tranh Ukraina đã mang tính « toàn cầu »
CHIẾN
TRANH UKRAINA
Tổng
thống Nga ký sắc lệnh mở rộng khả năng dùng vũ khí hạt nhân
NGA
- TẬP TRẬN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Nga
tập trận tên lửa hạt nhân liên lục địa
No comments:
Post a Comment