So sánh chính sách
của Donald Trump và Kamala Harris
BBC News Tiếng Việt
3
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd7nvr25wq2o
Các
cử tri Mỹ sẽ lựa chọn tân tổng thống vào ngày 5/11, giữa Phó Tổng thống Kamala
Harris từ Đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hòa.
Chúng
ta hãy cùng xem lập trường của hai ứng viên thế nào và so sánh chính sách của họ
liên quan đến một loạt vấn đề khác nhau.
Lạm
phát
Bà
Harris cho biết ưu tiên trong ngày đầu tiên làm tổng thống của bà sẽ là cố gắng
giảm chi phí thực phẩm và nhà ở cho các gia đình người lao động.
Bà
cam kết sẽ cấm hành động thổi giá đối với hàng tạp hóa, giúp người mua nhà lần
đầu, tăng nguồn cung nhà ở và tăng mức lương tối thiểu.
Tỷ
lệ lạm phát tăng vọt dưới thời Tổng thống Biden, giống như ở nhiều nước phương
Tây, một phần là do các vấn đề về nguồn cung hậu đại dịch Covid và cuộc chiến
tranh Ukraine. Sau đó lạm phát đã giảm.
Ông
Trump hứa sẽ "chấm dứt lạm phát và giúp nước Mỹ trở nên dễ sống trở lại"
và khi được hỏi, ông nói rằng việc khoan dầu nhiều hơn sẽ giúp giảm chi phí
năng lượng.
Ông
Trump đã hứa sẽ hạ lãi suất, điều mà tổng thống không có thẩm quyền và ông cho
rằng việc trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ sẽ giảm bớt áp lực về
nhà ở. Các nhà kinh tế học cảnh báo rằng lời tuyên bố áp thuế nhập khẩu cao hơn
của ông Trump có thể đẩy giá lên cao nữa.
Thuế
Bà
Harris muốn tăng thuế đối với các doanh nghiệp lớn và người Mỹ kiếm được
400.000 đô la Mỹ (khoảng hơn 10 tỷ đồng) mỗi năm.
Nhưng
bà cũng đã công bố một số biện pháp, giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho các gia
đình, bao gồm việc mở rộng tín thuế trẻ em, một chương trình hoàn thuế liên
bang cho các hộ gia đình.
Bà
Harris không cùng quan điểm với ông Biden về thuế lãi vốn, ủng hộ mức tăng vừa
phải hơn từ 23,6% lên 28% so với mức 44,6% của ông Biden.
Ông
Trump đề xuất một số khoản cắt giảm thuế trị giá hàng ngàn tỷ đô la Mỹ, bao gồm
việc gia hạn các khoản cắt giảm năm 2017 của ông, chủ yếu có lợi cho những người
giàu có.
Ông
cũng tuyên bố sẽ chi trả cho họ thông qua mức tăng trưởng cao hơn và thuế nhập
khẩu.
Các
nhà phân tích cho biết cả hai kế hoạch về thuế của hai bên sẽ làm tăng mức thâm
hụt đang ngày càng phình to, nhưng kế hoạch của ông Trump sẽ làm tăng nhiều
hơn.
Phá
thai
Bà
Harris đã đưa quyền phá thai trở thành trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của
mình và tiếp tục ủng hộ luật pháp bảo vệ quyền sinh sản trên cả nước.
Ông
Trump đã chật vật để tìm một thông điệp nhất quán về phá thai.
Ba
thẩm phán được ông Trump bổ nhiệm ở Tòa án Tối cao dưới thời ông làm tổng thống
đã đóng vai trò quan trọng trong việc hủy bỏ quyền phá thai hiến định, một phán
quyết năm 1973 được gọi là Roe kiện Wade.
Nhập
cư
Bà
Harris được giao nhiệm vụ giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng biên giới phía
Nam và đã giúp huy động hàng tỷ đô la tiền tư nhân để thực hiện các khoản đầu
tư trong khu vực nhằm ngăn chặn dòng người di cư về phía bắc.
Số
lượng người vượt biên từ Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục vào cuối năm 2023 nhưng
kể từ đó, con số này đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm. Trong chiến dịch
này, bà Harris đã cứng rắn hơn và nhấn mạnh đến kinh nghiệm của mình với vai
trò là công tố viên tại bang California trong việc đối phó với những kẻ buôn
người.
Ông
Trump đã tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới bằng cách hoàn thành việc xây dựng một
bức tường và tăng cường thực thi luật pháp. Nhưng ông Trump đã thúc giục Đảng Cộng
hòa hủy bỏ dự luật nhập cư cứng rắn, liên đảng, được bà Harris ủng hộ. Bà
Harris cho biết bà sẽ khôi phục dự luật đó nếu đắc cử.
Ông
Trump cũng tuyên bố sẽ tiến hành đợt trục xuất hàng loạt người nhập cư không có
giấy tờ, lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Các chuyên gia nói với BBC rằng điều này sẽ
phải đối mặt với những thách thức pháp lý.
VIDEO :
Tổng thống Mỹ lương bao nhiêu?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd7nvr25wq2o
Chính
sách ngoại giao
Bà
Harris đã tuyên thệ sẽ ủng hộ Ukraine "tới cùng". Bà Harris đã cam kết,
nếu đắc cử, sẽ đảm bảo rằng Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ giành chiến thắng
trong "cuộc cạnh tranh của Thế kỷ 21".
Bà
vốn là người từ lâu ủng hộ giải pháp hai nhà nước giữa người Israel và người
Palestine và đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza.
Ông
Trump có chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa biệt lập và muốn Mỹ thoát khỏi các
cuộc xung đột ở những nơi khác trên thế giới.
Ông
Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 24 giờ thông qua
một giải pháp đàm phán với Nga, một động thái mà Đảng Dân chủ cho rằng sẽ tiếp
thêm sức mạnh cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trump
đã định vị mình là người ủng hộ thủy chung của Israel nhưng lại nói rất ít về
cách ông sẽ chấm dứt chiến tranh ở
Gaza.
Thương
mại
Bà
Harris đã chỉ trích kế hoạch quy mô lớn của ông Trump về áp thuế nhập khẩu, gọi
đó là mức thuế quốc gia đối với các gia đình lao động, khiến mỗi hộ gia đình phải
trả 4.000 đô la Mỹ một năm.
Bà
Harris dự kiến có cách tiếp cận nhằm vào mục tiêu cụ thể hơn đối với việc đánh
thuế nhập khẩu, duy trì mức thuế mà chính quyền Tổng thống Biden đã áp lên một
số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc như xe điện.
Ông
Trump đã đưa thuế quan trở thành cam kết trọng tâm trong chiến dịch này. Ông đã
đề xuất mức thuế mới 10-20% đối với hầu hết hàng hóa nước ngoài và mức thuế cao
hơn nhiều đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
Ông
Trump cũng tuyên bố sẽ thu hút các công ty ở lại Hoa Kỳ để sản xuất hàng hóa bằng
cách áp dụng mức thuế doanh nghiệp thấp hơn cho họ.
Khí
hậu
Bà
Harris, trên cương vị phó tổng thống, đã giúp thông qua Đạo luật Giảm lạm phát,
một đạo luật đã chuyển hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và
các chương trình tín dụng và hoàn thuế xe điện.
Nhưng
bà Harris đã từ bỏ sự phản đối của mình đối với công nghệ thủy lực phá vỡ đá
phiến, trong khai thác dầu khí vốn bị các nhà môi trường phản đối.
Ông
Trump, khi còn là chủ nhân Nhà Trắng, đã bãi bỏ hàng trăm biện pháp bảo vệ môi
trường, bao gồm cả việc hạn chế phát thải CO2 từ các nhà máy điện và xe cộ.
Trong
chiến dịch tranh cử, ông Trump đã tuyên bố sẽ mở rộng hoạt động khoan dầu vùng
Bắc Cực và đã công kích xe điện.
Y
tế
Bà
Harris nằm trong chính quyền Nhà Trắng đã giảm chi phí thuốc theo toa và giới hạn
giá insulin ở mức 35 đô la Mỹ.
Trump,
người thường tuyên bố sẽ bãi bỏ Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe
Hợp túi tiền, đã tuyên bố rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ chỉ cải thiện đạo luật
này nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể. Đạo luật này đã đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp bảo hiểm y tế cho hàng triệu người dân.
Ông
Trump đã kêu gọi điều trị vô sinh được hỗ trợ thêm bằng nguồn thu thuế, nhưng
điều này có thể bị các đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội phản đối.
VIDEO :
Kamala Harris: Từ công tố viên đến ứng viên tổng thống Mỹ
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd7nvr25wq2o
Pháp
luật
Bà
Harris đã cố gắng cho thấy sự tương phản về kinh nghiệm của mình với tư cách là
một công tố viên với ông Trump - người bị kết án phạm tội hình sự.
Ông
Trump đã cam kết sẽ triệt phá các băng đảng ma túy, dẹp tan bạo lực băng đảng
và kiến thiết lại các thành phố do Đảng Dân chủ quản lý, những nơi mà theo ông
là đang tràn ngập tội phạm.
Ông
Trump đã tuyên bố sẽ sử dụng quân đội hoặc Vệ binh Quốc gia để đối phó với những
người mà ông gọi là "kẻ thù bên trong" và "những kẻ điên cực tả"
nếu họ phá hoại cuộc bầu cử.
Súng
đạn
Bà
Harris tuyên bố ngăn chặn bạo lực súng đạn là cam kết chính và bà cùng phó tướng
Tim Walz - cả hai đều sở hữu súng - thường ủng hộ các luật chặt chẽ hơn.
Nhưng
họ xem các việc như tăng cường kiểm tra lý lịch hoặc cấm vũ khí tấn công sẽ cần
có sự giúp đỡ từ Quốc hội.
Ông
Trump đã định vị mình là người bảo vệ kiên định Tu chính án thứ hai, quyền hiến
định được mang vũ khí.
Phát
biểu tại Hiệp hội Súng trường Quốc gia vào tháng 5, ông nói mình là người bạn tốt
nhất của hiệp hội này.
Cần
sa
Bà
Harris đã kêu gọi phi hình sự hóa cần sa để sử dụng cho mục đích giải trí. Bà
Harris cho biết quá nhiều người đã bị tù giam vì tàng trữ và chỉ ra số trường hợp
bị bắt giữ cao một cách không cân xứng đối với nam giới da đen và người Latinh.
Ông
Trump đã giảm nhẹ lập trường và cho biết đã đến lúc chấm dứt "các vụ bắt
giữ và giam giữ không cần thiết" đối với người trưởng thành vì một lượng
nhỏ cần sa cho mục đích sử dụng cá nhân.
No comments:
Post a Comment