Đông
Á hồi hộp trước giờ bầu cử Mỹ
Hiếu Chân – Saigon Nhỏ
4
tháng 11, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/dong-a-hoi-hop-truoc-gio-bau-cu-my/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/09/Bau-cu-2024-rett-sayles-Pexels-1024x682.jpg
(Hình
minh họa: Rett Sayles/Pexels
Cả
thế giới đang chú ý vào cuộc bầu cử ngày 5 Tháng Mười Một với lo ngại lẫn hy vọng.
Ở Đông Á, các đồng minh và đối thủ của Mỹ đều hồi hộp với diễn biến cuộc tranh
cử.
Trung
Quốc: Hai chén thuốc độc
Trung
Quốc đặc biệt quan tâm tới cuộc bầu cử. Quan hệ Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ tổng thống
sắp tới cũng sẽ ảnh hưởng quyết định tới tình hình ở nhiều nước Đông Á khác, đặc
biệt là Đài Loan và Việt Nam.
Càng
gần tới ngày bầu cử, Bắc Kinh càng theo dõi chặt chẽ và bí mật can thiệp vào tiến
trình tranh cử, tung tin giả để thao túng lựa chọn của cử tri.
Trung
Quốc thậm chí còn sử dụng tin tặc thâm nhập vào điện thoại của các ứng cử viên
Donald Trump, JD Vance thuộc đảng Cộng Hòa và các thành viên ban vận động của ứng
cử viên Kamala Harris bên đảng Dân Chủ, theo phát hiện của Microsoft.
Mối
lo của Bắc Kinh là cả đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều có quan điểm cứng rắn về
Trung Quốc và bất kỳ người nào trong hai ứng cử viên chiến thắng đều là mối lo
cho Trung Quốc. Giáo Sư Zhao Minghao, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc đại học
Fudan University ở Thượng Hải nói với báo The Financial Times rằng ông Trump và
bà Harris là “hai chén thuốc độc” vì cả hai đều coi đảng Cộng Sản Trung Quốc
như một đối thủ cạnh tranh, thậm chí như một địch thủ.
Trong
nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017-2020) ông Donald Trump đã đối đầu với Trung
Quốc trong những lĩnh vực mà ông coi là lạm dụng hoặc cư xử không công bằng, chẳng
hạn như ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, thao túng tỷ giá đồng tiền và gián điệp
kinh tế. Thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc là nỗi ám ảnh lớn
và ông Trump đã phát động một cuộc thương chiến – đánh thuế 25% lên hàng hóa
Trung Quốc nhập cảng trị giá $380 tỷ. Ông Trump đề nghị các đạo luật cấm các
công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, cấm các công ty Mỹ sản xuất ở Trung Quốc nhận
hợp đồng của chính quyền liên bang. Chính quyền Trump cũng bác bỏ đòi hỏi chủ
quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và lên án Bắc Kinh dọa nạt các nước láng giềng.
Chính
quyền Joe Biden tiếp tục chính sách thuế của thời Trump và mở rộng nó, tăng thuế
lên một số mặt hàng công nghệ như chất bán dẫn, tấm năng lượng mặt trời và xe
hơi điện. Điểm mới của chính quyền Biden so với người tiền nhiệm là gia tăng
cung cấp vũ khí cho Đài Loan và thiết lập một vòng vây chung quanh Trung Quốc.
Nếu
thắng cử, bà Kamala Harris sẽ tiếp tục chính sách thời Biden. Trong Đại Hội
Toàn Quốc Đảng Dân Chủ hồi Tháng Tám, bà Harris nói chính phủ của bà sẽ bảo đảm
Hoa Kỳ “lãnh đạo thế giới trong các ngành công nghiệp của tương lai và bảo đảm
Hoa Kỳ chứ không phải Trung Quốc sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh của thế kỷ
21.” Nhưng bà Harris không nói rõ chi tiết các chính sách Trung Quốc của bà sẽ
như thế nào.
Công
bằng mà nói, chiến dịch tranh cử của bà Harris tập trung nhiều vào các vấn đề
quốc nội hơn. Trong lĩnh vực đối ngoại, bà Harris chỉ nói tới cuộc chiến tranh ở
dải Gaza giữa Israel với Hamas và Hezbollah, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và
ít đề cập tới Trung Quốc.
Ngược
lại, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh đến những thiệt hại mà Trung Quốc gây ra cho
Mỹ, cả về kinh tế và an ninh quốc phòng. Ông lên án cung cách làm ăn không công
bằng và không minh bạch của Bắc Kinh gây tổn thất công ăn việc làm của người Mỹ,
di dân bất hợp pháp từ Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia và làn sóng ma túy tổng
hợp fentanyl tràn vào nước Mỹ có sự tiếp tay của chính quyền và các tập đoàn
hóa chất Trung Quốc. Ông Trump đã “gãi đúng chỗ ngứa” và được cử tri ủng hộ nhiều
vì không chỉ giới chính trị mà gần như toàn bộ công chúng Mỹ đều có cái nhìn rất
tiêu cực về Trung Quốc.
Đài
Loan và thuế quan – hai điểm nóng chính sách
Tuy
vậy, giới chính trị và học giả Trung Quốc vẫn muốn ông Trump thắng và coi ông
Trump là lựa chọn “ít xấu hơn” cho chính sách của Bắc Kinh, dựa vào quan điểm của
ông trong hai vấn đề lớn: thuế quan (tariff) và Đài Loan.
Ông
Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, tỏ ý muốn “thống nhất” Đài Loan trước năm
2027, nhân 100 năm thành lập đội Trung Quốc. Ông Tập coi thống nhất đất nước là
nhiệm vụ thiêng liêng và là “dấu ấn” ông sẽ để lại trong lịch sử Trung Quốc. Trở
ngại cho ý đồ của ông Tập là cam kết bảo vệ Đài Loan của Mỹ.
Ông
Biden đôi lần nói rõ quân đội Mỹ sẽ tham chiến trong trường hợp Đài Loan bị
Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực. Và trong nhiệm kỳ của mình, ông Biden đã gia
tăng cung cấp vũ khí tân tiến cho Đài Loan theo Luật Quan Hệ Đài Loan mà Quốc Hội
Mỹ ban hành trong thập niên 1970. Mới Thứ Sáu tuần trước, chính phủ Mỹ công bố
gói vũ khí mới cho Đài Loan trị giá $2 tỷ, gồm hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tân
tiến nhất.
Ông
Trump không xác nhận hay phủ nhận việc đưa quân đội Mỹ đến Đài Loan mà chỉ nói
rằng, nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan ông sẽ cho tăng thuế hàng hóa nhập cảng
từ Trung Quốc lên 150%-200%. Ông nhiều lần lên án Đài Loan ăn cắp công nghệ sản
xuất chip bán dẫn của Mỹ và yêu cầu Đài Loan phải trả nhiều tiền hơn để được bảo
vệ. Ông có vẻ tự tin thái quá vào quan hệ cá nhân giữa ông với ông Tập. Ông
Trump từng nói với ban biên tập Wall Street Journal rằng ông sẽ không phải dùng
vũ lực quân sự nếu Bắc Kinh tấn công Đài Loan vì nhà lãnh đạo Trung Quốc “tôn
trọng tôi và ông ta biết rằng tôi rất điên rồ.”
Những
bình luận của ông Trump về Đài Loan làm cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh mừng thầm.
Hôm Thứ Tư, 29 Tháng Mười, bà Zhu Fenglian, phát ngôn viên Văn Phòng Đài Loan Sự
Vụ của Trung Quốc nói Bắc Kinh tin rằng nếu ông Trump thắng cử, ông ta sẽ “vứt
bỏ” (discard) Đài Loan để theo đuổi chính sách nước Mỹ trước hết (America
First). “Người Đài Loan biết bất cứ lúc nào Đài Loan cũng có thể bị biến từ một
quân tốt đen thành một đứa con bị ruồng bỏ,” bà Zhu nói với hãng tin Reuters.
Bắc
Kinh biết ông Trump sẽ tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc ở mức 60% trở lên và sẽ
đe dọa nghiêm trọng nền kinh tế nước này. Trung Quốc cho đến nay vẫn dựa chủ yếu
vào sức tiêu thụ của thị trường nước ngoài, nhất là thị trường khổng lồ của Mỹ,
để các nhà máy hoạt động và tạo ra công việc làm cho người dân. Ông Trump là một
“tariff-man,” chủ trương dùng thuế quan để ép đối thủ phải nhượng bộ về ngoại
giao và thương mại.
Việc
áp thuế lên hàng nhập cảng từ Trung Quốc mà ông Trump thực hiện trong nhiệm kỳ
đầu có gây ra một ít khó khăn cho nước này, nhưng thực tế người tiêu thụ Mỹ phải
gánh các khoản thuế đó, giá cả hàng hóa tăng vọt và đẩy lạm phát lên cao trong
các năm 2021-2022. Để trả đũa, Trung Quốc một mặt đánh thuế lên hàng nông sản
nhập cảng từ Mỹ, mặt khác chuyển sản xuất sang các nước lân cận như Việt Nam để
thay đổi xuất xứ hàng hóa trước khi xuất sang Mỹ, tránh mức thuế trừng phạt của
Washington.
Lần
này, dường như lời cảnh báo tăng thuế nhập cảng của ông Trump không gây ấn tượng
mạnh ở Trung Quốc vì họ đã có cách hóa giải. Thêm nữa, nếu nghĩ rằng áp thuế thật
cao lên hàng hóa Trung Quốc để buộc Bắc Kinh từ bỏ giấc mộng sáp nhập Đài Loan
bằng vũ lực thì đó là một suy nghĩ hết sức ngây thơ và tai hại. Ông Tập quyết
thâu tóm Đài Loan bằng mọi giá, khó khăn trong thương mại với Mỹ không phải là
thứ có thể cản trở quyết tâm của nhà lãnh đạo cộng sản cực quyền này.
Đông
Nam Á hồi hộp
Nhìn
rộng ra bên ngoài Trung Quốc, sự thay đổi người chủ Tòa Bạch Ốc cũng sẽ gây ra
nhiều xáo trộn. Chính quyền Biden trong mấy năm qua bị coi là thiếu quan tâm tới
khu vực Đông Nam Á để cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng.
Theo
một khảo sát năm 2024 của Viện Nghiên Cứu ISEAS ở Singapore, nếu phải chọn đứng
về phía Mỹ hay Trung Quốc thì có hơn một nửa (50.5%) số người Đông Nam Á sẽ chọn
Trung Quốc, chỉ 49.5% chọn Mỹ, trái ngược với kết quả của cuộc khảo sát năm
ngoái khi có 61% chọn đứng về phía Mỹ so với 38.9% đứng về phía Trung Quốc.
Cách xử lý kém cỏi của chính quyền Biden trong cuộc xung đột ở Gaza làm cho người
Hồi Giáo ở Indonesia, Brunei và Malaysia xa dần ảnh hưởng của Mỹ.
Tuy
vậy, chính quyền Biden lại khá thành công khi giải tỏa được mối bất hòa kéo dài
giữa Nhật và Nam Hàn, thiết lập được quan hệ an ninh tay ba Nhật-Hàn-Mỹ để đối
phó với tham vọng của Trung Quốc và Bắc Hàn; đồng thời mở rộng sự hiện diện của
quân đội Mỹ tại Philippines gần Biển Đông. Các biện pháp này làm cho Trung Quốc
cảm thấy họ càng ngày càng bị bao vây và Bắc Kinh đang cố thoát ra.
Nếu
đắc cử, bà Harris chắc chắn sẽ tiếp tục các nỗ lực của chính quyền Biden trong
khi ông Trump dường như không nhiệt tình xây dựng và duy trì các liên minh quân
sự quốc tế. Ông đã nhiều lần đe dọa rút quân đội Mỹ khỏi Nam Hàn nếu Seoul
không gia tăng đóng góp chi phí để duy trì các căn cứ quân sự đó. Trong hoàn cảnh
Bắc Hàn và Nga vừa ký kết hiệp định phòng thủ chung, rộng hơn là sự hình thành
“trục hỗn loạn” (axis of upheaval) gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn để cùng
chống Mỹ, thì việc Mỹ tỏ ý muốn giảm vai trò ở khu vực chiến lược Đông Á có thể
là liều thuốc kích thích Trung Quốc và Bắc Hàn lấn tới.
Việt
Nam gặp khó
Việt
Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên mức cao nhất – đối tác chiến lược toàn diện
– vào Tháng Chín năm ngoái. Nếu bà Harris thắng thì quan hệ Việt-Mỹ có thể tăng
tiến thêm nữa nhưng nếu ông Trump đắc cử thì quan hệ đó chỉ còn trên giấy. Nhiều
người dẫn hình ảnh ông Trump đến Hà Nội cầm cờ đỏ sao vàng đi bên cạnh ông Nguyễn
Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam, để nhận định ông Trump mềm mỏng với cộng sản
Việt Nam nhưng chúng tôi không nghĩ như vậy.
Ông
Trump nhiều lần than phiền Việt Nam lợi dụng quan hệ với Mỹ để giành lợi thế
thương mại, và để cho hàng hóa Trung Quốc núp bóng, dẫn tới hiện tượng Mỹ bị
thâm hụt nặng nề trong giao thương với Việt Nam. Trong một nhiệm kỳ mới ông
Trump chắc chắn sẽ có biện pháp trừng phạt kinh tế Việt Nam, bằng thuế quan và
bằng biện pháp chống thao túng tỷ giá đồng tiền.
Đông
đảo người Việt trong nước, kể cả những người được coi là trí thức, đang nhiệt
tình ủng hộ ông Trump còn hơn thành phần MAGA bên Mỹ và mong ông thắng cử. Tuy
nhiên, chúng tôi lo rằng ông Trump “tariff-man” như ông tự nhận sẽ mang lại nhiều
khó khăn cho Việt Nam hơn là thuận lợi và đẩy Hà Nội lún sâu hơn vào ảnh hưởng
của Trung Quốc.
Cây
tre Việt Nam đã ngả về phía Bắc Kinh và ông Tô Lâm, tân tổng bí thư đảng CSVN,
dường như phát tín hiệu muốn cân bằng trở lại. Nhưng với một chính quyền Trump
đặt trọng tâm vào thương mại và giảm dần sự hiện diện ở khu vực thì Việt Nam sẽ
gặp thách thức lớn khi muốn cải cách chính sách đối ngoại.
Viễn
cảnh Hà Nội thân cận hơn với Bắc Kinh, thậm chí trở thành chư hầu của phương Bắc
như Cambodia hiện nay là có thể hình dung được nếu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc
sau ngày 20 Tháng Giêng, 2025.
Nếu
bà Harris thắng cử, Việt Nam chưa chắc đã thoát được chiếc thòng lọng Trung Quốc.
Nhưng là nhà chính trị có kinh nghiệm trong việc xây dựng và củng cố các liên
minh và đối tác ở Châu Á-Thái Bình Dương, bà Harris có thể có chính sách“tái khẳng
định cam kết của chúng ta về sự an ninh của Việt Nam đối với sự xâm lược của
Trung Quốc” như bà hứa hẹn trong lá thư gửi cho cộng đồng cử tri người Mỹ gốc
Việt hôm 30 Tháng Mười.
No comments:
Post a Comment