MAGA đã thắng, tiếp theo
là gì?
Joaquin Nguyễn
Gửi
cho BBC Tiếng Việt từ California
11
tháng 11 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93qd897993o
Ông
Donald Trump và Đảng Cộng hòa đang có một kỳ bầu cử áp đảo trước các đối thủ từ
Đảng Dân chủ. Phong trào Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) đã thắng thế, vậy
tiếp theo sẽ là gì?
"Trump
will fix it" - ông Trump sẽ sửa chữa những trục trặc của nước Mỹ - là một
trong những lời hứa hấp dẫn của ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử
Ông
Derek Tran trả lời rằng Đảng Dân chủ có hậu thuẫn mạnh từ các nghiệp đoàn, nên
ông không nghĩ rằng điều tôi đặt ra là đúng. Ông Derek Tran tranh cử làm dân biểu
liên bang, khu vực 45, miền nam California.
Buổi
vận động tranh cử hôm đó có khoảng 30 người, đa số là người Mỹ gốc Việt, có khoảng
5 người không phải là Mỹ gốc Việt. Một trong số năm người đó nói riêng với tôi
rằng ông tin nhận xét tôi đưa ra là đúng và đó là điều đáng buồn.
Nhận
xét này không phải mới đây mà rất lâu rồi, mà không phải chỉ của riêng tôi. Vào
năm 2016, một dân biểu quốc hội liên bang Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, có nói rằng đảng
này đã trở thành đảng của tầng lớp tinh hoa ở hai bờ biển đông và tây Hoa Kỳ.
Sau
khi kết quả bầu cử tổng thống được công bố sáng sớm ngày 6/11/2024, trong đó
ông Donald Trump thắng bà Kamala Harris và sẽ là tổng thống thứ 47, Thượng nghị
sĩ Bernie Sanders, bang Vermont, nói rằng Đảng Dân chủ đã trả giá khi bỏ rơi tầng
lớp lao động Mỹ.
Ông
Bernie Sanders đã từng ra tranh cử dưới màu áo Đảng Dân chủ trong bầu cử sơ bộ
năm 2016 và thất bại.
·
Melania Trump: đệ nhất
phu nhân bí ẩn đã đổi khác
10 tháng 11 năm 2024
·
Trump đắc cử và dự án
tỷ đô ở Hưng Yên
10 tháng 11 năm 2024
·
Từ Musk đến RFK Jr -
những gương mặt đình đám có thể tham gia chính quyền Trump
8 tháng 11 năm 2024
Những
phân tích sau bầu cử cho thấy rằng việc tầng lớp lao động bầu cho ông Trump là
một khuynh hướng tiếp tục diễn tiến từ năm 2016. Khuynh hướng này bắt đầu bằng
khẩu hiệu mang tính dân túy nối tiếng trong cuộc vận động tranh cử của ông vào
năm 2016: Tôi yêu những người kém học hành (I love the poorly educated).
Vào
năm 2020, khuynh hướng này khựng lại, có thể là do bốn năm cầm quyền nhiều náo
loạn, cộng với việc kiểm soát dịch Covid tệ hại của chính quyền Donald Trump,
bây giờ khuynh hướng ấy lại tiếp tục. Điều tệ hại đối với Đảng Dân chủ là số cử
tri ruột của họ một thời, là lớp lao động gốc người da đen, người Latin giảm
nhiều.
Có
thể nguyên nhân làm cho Đảng Dân chủ thất bại nặng nề trong năm 2024 là phức tạp,
khó phân tích cặn kẽ. Có thể cách vận động tranh cử của ông Donald Trump dựa
trên việc chống nhập cư, phân biệt chủng tộc, loan tin thất thiệt (chẳng hạn
như tung tin di dân người Haiti ăn thịt chó, mèo; hay là chính quyền Biden lấy
tiền cứu trợ bão lụt cho di dân bất hợp pháp),… đã thúc đẩy nổi sợ của đông đảo
dân chúng Mỹ, từ đó người ta bầu cho ông. Khá đông người da màu nhập cư, như
người gốc Latin và Việt Nam, bầu cho Donald Trump nhờ những khẩu hiệu chống nhập
cư của như vậy. Người ta cho rằng đó là một hiệu ứng tâm lý ở tầng lớp bị chấn
thương tinh thần, họ muốn quên đi cái gốc nhập cư bị cho là thấp hèn, trong các
khẩu hiệu chống nhập cư, với mong muốn mình thuộc về người Mỹ (không nhập cư).
Bên
cạnh đó Đảng Cộng hòa đã thành công trong việc làm cho dân chúng bất bình chuyện
vật giá gia tăng, dù rằng kinh tế Mỹ hiện nay đang vận hành tốt nhất thế giới,
phục hồi sau đại dịch Covid. Đại đa số cử tri không quan tâm tới chuyện lý do của
lạm phát trong giai đoạn phục hồi kinh tế, mà người ta chỉ quan tâm tới việc so
sánh giá trứng gà hiện nay và bốn năm trước. Thậm chí đại đa số cử tri tầng lớp
bình dân đang hưởng lợi từ bảo hiểm sức khỏe ObamaCare cũng không biết rằng
phúc lợi ấy do Đảng Dân chủ tạo ra. Đảng Dân chủ thất bại nặng trong việc tạo dựng
hình ảnh thành công kinh tế của mình trong mắt cử tri.
Đảng Dân chủ của bà Kamala Harris bị phê bình
là "xa rời quần chúng lao động"
Những
phân tích sau bầu cử cho thấy khuynh hướng nghiêng về phía hữu của nước Mỹ diễn
ra khắp nơi, kể cả những nơi là thành trì của giới cấp tiến như California, New
York,… dù ít hơn. Thế cho nên những thông điệp mà Đảng Dân chủ thúc đẩy như nữ
quyền (trong đó có quyền phá thai), hay là bình đẳng sắc tộc, hay là chủ nghĩa
nhân văn đón nhận người tị nạn, nhập cư từ các quốc gia nghèo,… đã không được
hưởng ứng. Tức là phái cấp tiến, mà trong đó Đảng Dân chủ xem như là người đại
diện, đã thất bại trong một cuộc chiến văn hóa. Mô hình văn hóa xã hội cấp tiến
rất được hưởng ứng ở các bang giàu mạnh như California, New York đã không được
phần bảo thủ nghèo khó của nước Mỹ hưởng ứng, trong đó có các bang được xem là
giằng co trong cuộc bầu cử vừa qua.
Trong
hơn 15 năm sống tại Mỹ, tôi có hai lần rong ruổi qua nhiều tiểu bang ở xứ sở rộng
lớn này. Một lần đến các tiểu bang miền nam, lần khác xuyên qua liên bang từ bờ
đông sang California. Trong số hàng chục tiểu bang mà tôi đi qua đó, nổi lên rất
rõ sự nghèo khó, tàn tạ của các tiểu bang do Đảng Cộng hòa liên tục cầm quyền mấy
chục năm nay, như West Virginia (nơi có số người nghiện ngập ma túy hàng đầu ở
Mỹ), Mississippi (nghèo nhất nước Mỹ), Missouri,… rất tương phản với sự sung
túc của các tiểu bang do Đảng Dân chủ cầm quyền như California, New York,
Illinois, Washington, Massachusetts… Đó là một nghịch lý khó có lời giải đáp.
Điều
có thể dễ trả lời hơn là sự suy tàn của ngành công nghiệp chế tạo, khai mỏ ở Mỹ
đã làm hàng triệu người tầng lớp lao động Mỹ nghèo đi, và họ mong muốn thay đổi,
họ tin vào những lời hứa của Donald Trump, rằng ông sẽ tạo ra thay đổi. Sự suy
tàn này có nguyên nhân từ toàn cầu hóa, từ chủ nghĩa tư bản toàn cầu, mà nước Mỹ
là kẻ tiên phong. Các ngành công nghiệp chế tạo, khai mỏ,… chuyển sang các quốc
gia có giá nhân công rẻ, làm cho hầm mỏ, nhà máy công nghiệp nặng ở Mỹ bị đóng
cửa hàng loạt. Mỹ vẫn là quốc gia giàu có nhất thế giới dựa trên các ngành dịch
vụ, tài chính, công nghệ sáng tạo,… tạo nhiều giá trị gia tăng hơn hẳn công
nghiệp nặng và khai mỏ. Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ toàn cầu hóa và cũng bị trọng
thương từ chính toàn cầu hóa đó.
VIDEO
: "Ông Trump và màn 'tái xuất lịch sử'"
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93qd897993o
Nhưng
câu hỏi hiện nay là liệu Donald Trump và chính phủ tới đây của ông có thỏa mãn
mong đợi của những người lao động, “poorly educated” theo lời ông, đã bầu cho
ông hay không?
Hứa
là một chuyện trong lúc tranh cử, thực hiện được hay không là chuyện khác khi cầm
quyền. Nhiệm kỳ bốn năm trước đây của ông Donald Trump đã chứng minh điều đó.
Điều ông đã thực hiện trong thời gian 2016-2020 là cắt thuế cho tầng lớp giàu
có, với suy luận là số tiền họ không đóng thuế sẽ đi vào đầu tư tạo công ăn việc
làm mới, điều ấy đã không xảy ra, vì không dễ để mà xảy ra. Hậu quả của bốn năm
đó là tầng lớp trung lưu Mỹ đóng thuế nhiều hơn và giới giàu có càng giàu thêm.
Điều nghịch
lý trong phong trào MAGA (Make America Great Again, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở
lại) của Donald Trump là nó nắm quyền nhờ vào lá phiếu bầu của tầng lớp lao động,
nhưng giới hưởng lợi lại là các đại tài phiệt Hoa Kỳ. Ngay sau khi kết quả
bầu cử 2024 được công bố, đã có rất nhiều thông tin được đưa ra về sự tham gia
chính quyền của tầng lớp đầu cơ thị trường tài chính và chứng khoán. Ngay cả
hai nhân vật đứng đầu là tổng thống đắc cử Donald Trump và người phó của ông là
JD Vance cũng chẳng phải nghèo khó, mà đều là thuộc nhóm tinh hoa của xã hội Mỹ.
Ông Vance dù xuất thân từ một gia đình nghèo, nhưng tạo nên danh tiếng và sự
nghiệp nhờ giới đầu tư vùng San Francisco. Mà giới tài phiệt Hoa Kỳ làm thế nào
có thể đứng riêng một mình tách khỏi toàn cầu hóa?
Ông
Trump bước vào nhiệm kỳ hai với nhiều ẩn số về chính sách của nước Mỹ
Hai lời hứa
“hấp dẫn” nhất của ông Donald Trump là cắt thuế thu nhập và tăng thuế nhập khẩu
lên hàng hóa để bù vào (?!), và trục xuất hàng loạt di dân không có giấy tờ, thậm
chí người cố vấn thân cận của ông là Stephen Miller còn đi xa hơn là tước bỏ
hàng loạt quốc tịch Mỹ của người nhập cư (đa số người Việt quốc tịch Mỹ nằm
trong số này).
Nhưng
ông sẽ thực hiện như thế nào?
Thống
đốc các tiểu bang có đông người nhập cư như California, New York, Illinois đã
lên tiếng nói rằng họ chuẩn bị chống lại những việc đó, mà họ cho là trái với
giá trị của họ. Các tiểu bang ở Mỹ có quyền độc lập khá lớn, việc họ chống lại
chính quyền liên bang là một cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai. Chính quyền
Donald Trump giai đoạn 2016-2020 đã từng muốn không cấp ngân sách liên bang cho
California để chống cháy rừng. Nhưng California nếu đứng riêng một mình sẽ là nền
kinh tế đứng tứ tư thế giới, không dễ để mà ép buộc California.
Việc
tăng thuế lên hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu chắc chắn sẽ làm vật giá tăng cao và
khó tưởng tượng rằng người Mỹ tự làm cho mình các hàng hóa tiêu dùng như quần
áo, giày dép, chén đĩa, rồi tự mình tiêu thụ với giá… cắt cổ!
Đó
là chưa kể việc trục xuất hàng triệu người nhập cư, thì ai sẽ làm những công việc
mà người Mỹ “chính gốc” đã không làm từ lâu, như cắt cỏ làm vườn, xây dựng, hái
cà chua,… chưa kể ngành làm móng tay của người Việt.
Ngoài hai
lời hứa hấp dẫn đó, còn có một việc mà phe Cộng hòa mơ ước thực hiện trong tám
năm qua, đó là hủy bỏ ObamaCare, loại bảo hiểm sức khỏe dành cho người thu nhập
thấp. Bỏ
nó đi thì hàng chục triệu người Mỹ cử tri của chính ông Donald Trump xoay xở
làm sao trong hệ thống bảo hiểm sức khỏe đắt đỏ quá nhiều trung gian của nước Mỹ
hiện nay?
Nhưng
hãy trở lại hình ảnh rất đậm nét mà tôi chứng kiến trong các hành trình của
mình xuyên qua nước Mỹ. Đó là những chiếc cầu rỉ sét, những trạm xăng dột nát tại
các vùng do Đảng Cộng hòa cầm quyền hàng chục năm nay.
Donald
Trump và các đồng minh Cộng hòa của ông tới đây sẽ nắm quyền, họ sẽ làm gì để
thay đổi điều này?
--------------------
Tác
giả là một người viết báo tự do từ tiểu bang California, Mỹ.
TIN
LIÊN QUAN
Chiến thắng của ông
Trump tác động tới thế giới như thế nào?
7
tháng 11 năm 2024
.
Donald Trump: một cuộc
đời qua ảnh
6
tháng 11 năm 2024
.
Nhiệm kỳ tổng thống lần
hai của Trump sẽ như thế nào?
6
tháng 11 năm 2024
.
Gia đình Trump: một đế
chế gia đình Mỹ
6
tháng 11 năm 2024
No comments:
Post a Comment