Lập
trường của chính quyền Trump nhiệm kỳ 2 về Ukraina và Đài Loan
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 07/11/2024 - 14:32
Cựu
tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo
trong cuộc bỏ phiếu ngày 05/11/2024, trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Trở
lại Nhà Trắng, Donald Trump sẽ xử lý thế nào các cuộc khủng hoảng địa chính trị
hiện nay, từ Ukraina, Cận Đông cho đến Đài Loan ? Donald Trump có thể sẽ bỏ
rơi một số đồng minh, hay buộc họ phải « trả phí » để có sự hậu thuẫn
từ Mỹ ?
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Tổng thống đắc cử Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quan hệ Mỹ - Trung dưới nhiệm kỳ 2 của Donald Trump sẽ ra sao? © Evan Vucci /
Alexander Zemlianichenko / AP
Nguyên
nhân thất bại của Kamala Harris
Theo
kết quả kiểm phiếu được AP cập nhật đến sáng 07/11/2024, lúc 11 giờ, giờ Paris,
cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã có được sự ủng hộ của 295 đại cử tri, bỏ xa đối
thủ đảng Dân Chủ, phó tổng thống sắp mãn nhiệm Kamala Harris, chỉ được 226 phiếu.
Trả lời
RFI Tiếng Việt, nhà báo Phạm Trần từ Washington trước hết nhận định về kết quả
cuộc bỏ phiếu :
Nhà
báo Phạm Trần :
« Kết quả không có gì ngạc nhiên. Thứ nhất, khi tranh cử, Kamala Harris
đã được nhiều nữ cử tri hưởng ứng và hứa bỏ phiếu cho bà. Thứ hai là những người
di dân, thiểu số. Bởi vì bà Harris là người gốc di dân, thiểu số, rồi lại là
người da mầu. Đây là những yếu tố có thể hội đủ số phiếu cử tri.
Nhưng
ngược lại, bà Harris không có được lá phiếu ủng hộ của giới trẻ và đàn ông của
nước Mỹ. Những người này đã dồn phiếu cho ông Trump. Trong khi đó giới nữ da trắng,
một phần ủng hộ bà Harris nhưng phần lớn vẫn nghiêng về phía đảng Cộng Hòa. Do
vậy ông Trump đã có nhiều lợi điểm thắng thế trong cuộc bỏ phiếu vừa qua. »
Theo
hãng tin Reuters, bất chấp những hứa hẹn bảo vệ việc làm cho giới công nhân
công đoàn, bà Kamala Harris đã không nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội Nghiệp
đoàn IBT (International Brotherhood of Teamsters), vốn ủng hộ nhiệt tình đảng
Dân Chủ từ năm 1996. Giới lãnh đạo nghiệp đoàn nêu rõ một trong những thất bại
của chiến dịch vận động tranh cử của Kamala Harris : Bà không có khả năng
thuyết phục tầng lớp cử tri công nhân, vốn dĩ lo lắng về tình trạng lạm phát và
tình hình kinh tế.
Nhưng
không chỉ có thế. Theo quan sát nhà báo Phạm Trần, những người bỏ phiếu cho
Donald Trump còn ủng hộ ý kiến « Make America Great Again » mà nhà tỷ
phú Mỹ không ngừng hô hào từ suốt 8 năm qua.
Nhà
báo Phạm Trần :
« Trong chương trình tranh cử, Kamala Harris tuyên bố, thứ nhất, sẽ có
các biện pháp hạ giá tất cả các loại nhu yếu phẩm. Thứ hai là giảm thuế. Điểm
thứ ba là sẽ nghiên cứu một chính sách di dân. Cuộc bầu cử vừa qua đúng là có
những vấn đề về kinh tế, có vấn đề di dân, nhưng thêm vào đó, các cuộc trưng cầu
dân ý cho thấy là người dân Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề dân chủ, vấn đề sức mạnh
của đất nước, và do vậy, những thành phần cử tri đó đã nghiêng về phía ông
Trump.
Kinh
nghiệm từ cuộc bầu cử năm 2016, năm ông Trump đắc cử lần đầu, cho thấy ông ấy
có chính sách quốc phòng mạnh, có chính sách kinh tế mạnh và muốn bảo vệ quyền
lợi của người dân Mỹ, thay vì phân phối tài nguyên của nước Mỹ để cho các nước
khác có thể nhờ vào đó làm giàu, ví dụ như Trung Quốc, đối với ông Trump, quốc
gia có cùng chung đường lối về vấn đề kinh tế hay phát triển, hay mậu dịch. Do
vậy, người dân Mỹ ủng hộ chính sách này. Nếu nói là bảo thủ thì hơi quá đáng,
nhưng thực sự người dân Mỹ ủng hộ ý kiến phải làm cho nước Mỹ cường thịnh trước
đã, rồi mới lo đến các nước khác. »
Ukraina :
Viễn cảnh bị bỏ rơi hay bị ép nhượng lãnh thổ
Về
đối ngoại, trong quá trình vận động tranh cử, Donald Trump từng tuyên bố,
« sẽ chấm dứt tất cả các cuộc khủng hoảng quốc tế mà chính quyền hiện tại
đã tạo ra, kể cả cuộc chiến tranh khủng khiếp giữa Nga và Ukraina, có lẽ sẽ
không bao giờ xảy ra nếu tôi là tổng thống ». Nhà tỷ phú Mỹ khẳng định
rằng ông có khả năng chấm dứt các xung đột trên thế giới chỉ bằng « một
cú điện thoại ».
Trong
suốt thời gian vận động tranh cử, Donald Trump không ngừng đả kích sự hậu thuẫn
quân sự và tài chính mạnh mẽ mà chính quyền Biden dành cho Ukraina, tính đến
hôm nay đã lên đến 85 tỷ euro, theo thống kê từ Viện Kiel của Đức.
Kiev
toát mồ hôi hột khi người đứng liên danh với Donald Trump, J.D. Vance, hồi
tháng Chín năm nay, trong một podcast đăng trên Youtube có tựa đề « Shawn
Ryan Show » mô tả việc hình thành một vùng « phi quân sự hóa »
trên lãnh thổ Ukraina dọc theo đường chiến tuyến, « sẽ được củng cố mạnh
mẽ để Nga không thể xâm chiếm Ukraina ». Theo Franceinfo, điều này
cũng có thể được hiểu là « hãy để cho Nga kiểm soát các vùng lãnh thổ
mà họ đã chiếm được, vào thời điểm đề xuất đàm phán ».
Ngoài
ra, đoạn video của ông Vance khẳng định kế hoạch « hòa bình »
của ông Trump còn bao gồm cả việc cấm Ukraina gia nhập NATO hoặc các « thể
chế đồng minh khác », theo như yêu cầu từ Vladimir Putin. Và đi xa hơn
nữa là Mỹ sẽ đình chỉ hoặc ngừng hoàn toàn viện trợ quân sự. Về hồ sơ này, nhà
báo Phạm Trần giải thích thêm :
Nhà
báo Phạm Trần :
« Đây là điều đáng
quan tâm. Khi tranh cử, Donald Trump đã nói rõ là nếu đắc cử, ông sẽ không tiếp
tục viện trợ vũ khí, đạn dược cho Ukraina nữa. Ông nói rằng nước Mỹ không có
quyền lợi gì ở Ukraina. Đây là điểm khiến nhiều thành phần ở nước Mỹ, đặc
biệt là các nghị sĩ, dân biểu Quốc Hội, nhất là bên phía đảng Dân Chủ, không
hài lòng. Bởi vì, dù sao đi nữa, Hoa Kỳ cũng đứng đầu thế giới tự do, đi đầu về
bảo vệ nhân quyền và sức mạnh của châu Âu.
Nếu
Donald Trump bỏ rơi Ukraina, thì châu Âu rất lo ngại, bởi vì bên cạnh Ukraina
là Ba Lan và nhiều nước khác nữa có nguy cơ bị tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp
tục xua quân chiếm đóng. Và nếu Mỹ không can thiệp, Mỹ không muốn bảo vệ, thì
tình hình thế giới sẽ biến loạn và có nhiều nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh
khác ở châu Âu nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Điều
đáng quan tâm là liệu ông Trump có thi hành những cam kết trong cuộc vận động
tranh cử hay không ? Hay là ông ấy sẽ phải nhượng bộ ? Tôi tin rằng trong trường
hợp của Ukraina và về tình hình an ninh của châu Âu cũng như là an ninh ở Trung
Đông, các nước châu Phi, thì ông Trump không có khả năng để vượt qua quyền hạn
của Quốc Hội, vượt qua ý muốn của người dân, để mà bỏ rơi Ukraina, bởi vì an
ninh của châu Âu cũng là an ninh của nước Mỹ. »
Đài
Loan phải trả phí bảo vệ cho Mỹ ?
Tại
châu Á, các nước đồng minh cũng phập phồng lo âu. Mọi cặp mắt đổ dồn vào Đài
Loan. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Donald Trump đã làm cho mối quan hệ giữa
Washington và Đài Bắc thêm gần gũi, trước sự thất vọng của Bắc Kinh, vốn dĩ xem
Đài Loan là một phần lãnh thổ. Franceinfo nhắc lại, vào năm 2017, ngay khi vừa
nhậm chức, Donald Trump đã có cuộc nói chuyện với tổng thống Đài Loan lúc bấy
giờ là Thái Anh Văn. Cử chỉ chưa từng có này đã gây ra sự cố ngoại giao với
Trung Quốc.
Kể
từ đó, Hoa Kỳ là « đồng minh hùng mạnh nhất và là bên cung cấp vũ khí
chính » cho hòn đảo. Washington tuyên bố chính sách « mơ hồ
chiến lược » : Không công nhận Đài Loan, cũng không ủng hộ ý tưởng
độc lập chính thức và phản đối bất kỳ hình thức thống nhất nào bằng vũ lực.
Trong năm 2024, Hoa Kỳ còn thông qua gói hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Đài Loan.
Nhưng
các phát biểu của Donald Trump khi tranh cử khiến giới quan sát dự đoán có sự
thay đổi về quan điểm, vì ông cho rằng « Đài Loan nên trả tiền để Mỹ bảo
vệ họ ». Quan hệ Mỹ - Trung dưới nhiệm kỳ hai của Donald Trump sẽ ra
sao ? Tình hình eo biển Đài Loan sẽ diễn tiến như thế nào ? Nhà báo
Phạm Trần đưa ra một số nhận định :
Nhà
báo Phạm Trần :
« Theo kinh nghiệm nhiệm kỳ đầu tiên, Donald Trump rất cứng rắn với các
mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, ví dụ như hàng giả hay như việc Trung Quốc trợ
giá để đánh bại hàng hóa của Mỹ. Nhưng về mặt chính trị, Donald Trump vẫn giữ
các mối liên lạc chặt chẽ với chủ tịch Tập Cận Bình nói riêng và các lãnh đạo
khác của Trung Quốc nói chung.
Về
vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương, lập trường của ông Trump tuy cứng rắn,
nhưng ông có những mối quan hệ khá đặc biệt với Bắc Triều Tiên và với Nga. Điều
đáng quan tâm ở đây là vai trò của Mỹ trong khu vực : Liệu nước Mỹ của Donald
Trump có bảo vệ Đài Loan khi Trung Quốc tấn công hòn đảo này? Đây là điều chưa
ai có thể biết được.
Tuy
nhiên, kinh nghiệm lịch sử các đời tổng thống Mỹ cho thấy eo biển Đài Loan vẫn
do Hoa Kỳ tuần dương hàng ngày và có hạm đội số 7 tại vùng châu Á – Thái Bình
Dương luôn giám sát, bảo vệ đảo Đài Loan. Tất cả tầu bè đi lại hay các hạm đội
Trung Quốc đi qua eo biển để xuống vùng Biển Đông đều được lực lượng hải quân
Hoa Kỳ theo dõi.
Quả
thật, chuyện tương lai không ai biết được sẽ diễn ra như thế nào, và có thể gây
nguy hiểm cho tình hình an ninh châu Á – Thái Bình Dương hay không ? Nhưng ông
Donald Trump hay bất cứ một vị tổng thống nào cũng phải đặt quyền lợi của nước
Mỹ, quyền lợi các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc và
Philippines, lên hàng đầu.
Thế
nên, nỗi lo ông Trump bắt tay với Trung Quốc để cho nước này tự do hoành hành,
tự do chiếm các biển đảo của các nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với
vùng Biển Đông, tôi không tin là sẽ xảy ra ! »
Báo
Pháp Le Figaro ngày 06/11/2024, cho biết trong đêm ngày bỏ phiếu 05/11, lực lượng
Không gian Mỹ đã cho bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa « Minuteman
III », có thể mang đầu đạn hạt nhân từ căn cứ Vendenberg ở bờ Tây Thái
Bình Dương nước Mỹ. Vì sao Hoa Kỳ lại chọn đúng ngày bầu cử để thử nghiệm vũ
khí là điều khiến giới quan sát thắc mắc.
Tờ
báo Pháp thiên hữu này nhắc lại cuộc thử nghiệm này diễn ra trong bối cảnh Nga
vừa xem xét lại học thuyết hạt nhân (26/09/2024), Bắc Triều Tiên cách nay vài
ngày bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, cũng như căng thẳng gia tăng
nghiêm trọng giữa hai cường quốc hạt nhân tại Trung Đông là Israel và Iran. Một
lời cảnh cáo ngầm cho các đối thủ lớn của Mỹ và đồng minh của Mỹ chăng ?
RFI
Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần từ Washington.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
MỸ
- ĐÀI LOAN
Tân
tổng thống Mỹ sẽ phải chú ý nhiều đến vấn đề Đài Loan
ĐIỂM
BÁO
Cuộc
chiến Ukraina sẽ ra sao nếu Donald Trump đắc cử ?
No comments:
Post a Comment