'Lá đơn của sư Minh
Tuệ': những điều khác lạ
BBC News Tiếng Việt
14
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cm2m122dd37o
Tối
ngày 13/11, báo Gia Lai đăng tải bài viết và hình chụp lá đơn
mà theo khẳng định của tờ báo này là của sư Minh Tuệ gửi cơ quan chức năng tỉnh
Gia Lai .
Theo
lá đơn, sư Minh Tuệ mong mọi người không tập trung đông người và không quay
phim, chụp ảnh, đưa hình ảnh của ông lên mạng xã hội.
Lá
đơn có đoạn:
“Để
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, để đảm bảo cho việc khất thực tu học
của con. Mong mọi người không tụ tập đông người làm mất trật tự an toàn giao
thông, không quay phim, chụp ảnh và đưa hình ảnh của con lên mạng xã hội."
“Con”
ở đây là cách sư Minh Tuệ thường
xưng hô.
Đồng
thời, ông đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc “xử lý những ai đưa thông tin về
con lên mạng xã hội khi chưa được phép của con”.
Tác
giả lá đơn nhấn mạnh rằng ông chỉ là một công dân bình thường, đang tu tập theo
nhu cầu bản thân chứ “chưa phải là sư, thầy hay thần thánh hay là phật gì cả”.
Trong
lá đơn, ông ký tên ba lần, đều với pháp danh “Minh Tuệ”.
‘Đi
ngược lòng từ bi’
Sau
khi “hiện tượng” sư Minh Tuệ nổi lên vào tháng 5/2024, hành tung và hành động của
ông rất được cộng đồng mạng quan tâm.
Việc
ông đột ngột dừng
hành trình khất thực vào đầu tháng 6 và sau đó xuất hiện trên các
cơ quan truyền thông nhà nước được nhiều người đánh giá là có sự can thiệp của
chính quyền. Lần này cũng không phải ngoại lệ.
Vào
sáng ngày 14/11, các cơ quan báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về lá đơn được
cho là do ông viết.
Một
bài đăng trên tài khoản Facebook của VTV24 sau vài tiếng đồng
hồ đã nhận được gần 20.000 lượt tương tác và hàng trăm bình luận.
Nhiều
người đồng tình với nội dung lá đơn, cho rằng không nên làm phiền sư Minh Tuệ nữa.
Người
dùng Nguyễn Nhuệ bình luận: “Một yêu cầu chính đáng.”
Tương
tự, tài khoản Cao Đăng Thuần viết rằng “mình không ủng hộ, không phản đối Thích
Minh Tuệ, tuy nhiên như ổng nói, để cho ổng yên”.
Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý rằng trang Facebook chính thức của báo chí nhà nước tại
Việt Nam thường có chế độ kiểm duyệt bình luận, chỉ cho phép hiển thị các bình
luận mà ban biên tập muốn xuất hiện.
Ở
các nơi khác trên mạng Facebook, các cuộc trao đổi đa chiều hơn, trong đó nhiều
người đã đặt câu hỏi liệu lá đơn này có phải thực sự do sư Minh Tuệ viết hay
không.
Một
vài người chia sẻ những bức ảnh có bút tích được cho là của sư Minh Tuệ trước
đây để so sánh với lá đơn do báo Gia Lai đăng tải. Họ cho rằng
có sự khác nhau về nét chữ trong hai trường hợp.
BBC không thể độc lập xác
minh đâu mới là chữ viết tay của sư Minh Tuệ.
Bàn
về nội dung lá đơn, có hai yếu tố được người dùng mạng xã hội chú ý: lá thư được
ký ba lần và từ “xử lý”.
No comments:
Post a Comment