Hồ
sơ Đặng Đình Mạnh qua văn bản trả lời Cao uỷ Nhân quyền LHQ của chính quyền Việt
Nam
17/11/2024
Vào
tháng 2 năm 2023, khi tin tức về việc Bộ Công An ban hành văn bản yêu cầu Cơ
quan An ninh Điều tra tỉnh Long An tiến hành điều tra đối với luật sư Đặng Đình
Mạnh về dấu hiệu vi phạm điều 331 Bộ luật Hình sự lan rộng ngoài xã hội.
Theo
đó, vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, ba báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc
(LHQ), gồm: (1) Báo cáo viên về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, (2) Báo
cáo viên về xúc tiến và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt, và (3) Báo
cáo viên về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền đã chính thức gửi văn bản
yêu cầu chính quyền Việt Nam giải trình các cáo buộc cho rằng chính quyền đang
điều tra hình sự đối với ông Đặng Đình Mạnh.
Trong
văn bản, các báo cáo viên LHQ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về cuộc điều tra
này, đồng thời bày tỏ lo ngại trước thông tin cho rằng cuộc điều tra đó “có thể
là hành động trả thù của chính quyền”.
Ngoài
ra, nhóm các báo cáo viên cũng cho là cuộc điều tra này “dường như có mối tương
quan trực tiếp với việc bào chữa của ông” và cảnh báo về khả năng có thể dẫn tới
“vi phạm một số tiêu chuẩn quốc tế và khu vực liên quan đến quyền tự do và hành
nghề luật một cách độc lập”.
“Chúng
tôi cũng lo ngại trước thông tin nhận được rằng ông Mạnh đang bị cấm xuất cảnh
và không thể tiếp cận các khiếu nại có ý nghĩa và công bằng đối với các lệnh cấm
này hoặc có thông tin về lệnh cấm”, các báo cáo viên đặc biệt bày tỏ.
Trước
đó, vào trung tuần tháng 3 năm 2023, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) đã gởi kháng
thư đến Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long và Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Nội
dung thư lên án việc điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh
theo cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Uỷ
ban này nói rằng luật sư Đặng Đình Mạnh đang bị chính quyền Việt Nam điều tra
liên quan đến việc thực hiện hợp pháp quyền, nghĩa vụ bào chữa và quyền tự do
ngôn luận của mình trong vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ, hay Tịnh Thất Bồng Lai.
ICJ
cho rằng ông Đặng Đình Mạnh “đang bị bức hại” thông qua cuộc điều tra hình sự
“phi pháp” nhằm cản trở công việc của ông với tư cách là một luật sư và quyền tự
do biểu đạt được bảo vệ theo luật và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Các nguyên tắc cơ
bản của Liên Hiệp Quốc về vai trò của luật sư.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/11/2-15.jpg
Ảnh
chụp màn hình
Đến
tháng 6 năm 2023, khi được hỏi về việc ba luật sư nhân quyền Việt Nam Đặng Đình
Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Đào Kim Lân đến Mỹ giữa lúc các ông đang bị công an
truy tìm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với VOA rằng chính quyền Việt Nam “chớ nên
trả thù các luật sư”.
“Hoa
Kỳ khuyến khích chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền được xét xử công bằng như đã
được đảm bảo theo luật pháp Việt Nam, bao gồm cả việc đảm bảo các luật sư bào
chữa các vụ án hình sự có thể hành nghề tư vấn pháp lý một cách hiệu quả mà
không sợ bị trả thù”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra ý kiến với
VOA qua email ngày 19/6/2023.
Sau
khoảng 20 tháng giữ thái độ im lặng, ngày 01 tháng 11 năm 2024, chính quyền Việt
Nam đã trả lời cho LHQ thông qua Phái đoàn Thường trực đặt tại Văn phòng LHQ
liên quan đến hồ sơ Đặng Đình Mạnh.
Trong
đó, chính quyền Việt Nam phủ nhận việc trả đũa đối với Đặng Đình Mạnh. Đồng thời,
họ cũng cho rằng chỉ là điều tra tin tố giác tội phạm là việc làm hợp pháp và
bình thường, chứ chưa khởi tố, xét xử gì đối với Đặng Đình Mạnh cả.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/11/1-17.jpg
Ảnh:
FB Đặng Đình Mạnh
Bối
cảnh khi ấy như sau: Luật sư Đặng Đình Mạnh cùng các đồng nghiệp đang thực hiện
trách vụ luật sư bào chữa hình sự cho các thân chủ là các thành viên cơ sở tu tại
gia Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (tên trước đây là Tịnh Thất Bồng Lai).
Trong
quá trình làm việc, nhóm luật sư phát hiện Cơ quan Cảnh sát Điều tra huyện Đức
Hòa và Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Long đã dàn dựng vụ án, sử dụng các chứng
cứ giả mạo và nhân chứng giả để kết án các thành viên Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.
Thực chất đây là một vụ đàn áp quyền tự do tôn giáo điển hình. Thế nên, nhóm luật
sư đã tố cáo sự việc đến các cơ quan tư pháp tại Trung ương.
Thay
vì điều tra các tố cáo của nhóm luật sư về việc các cơ quan điều tra tại tỉnh
Long An vi phạm pháp luật, thì Bộ Công an đã bao che và trả đũa bằng cách tấn
công ngược vào nhóm luật sư thông qua thủ đoạn điều tra cho rằng nhóm luật sư
vi phạm pháp luật.
Về
nguyên tắc hành xử trong tư pháp, khi nhóm luật sư đang thực hiện trách vụ bảo
vệ cho thân chủ đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An cáo buộc
hình sự. Song song đó, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An cũng đang là
đối tượng bị nhóm luật sư tố cáo vi phạm pháp luật, đàn áp tôn giáo. Thì việc
các cơ quan tố tụng tỉnh Long An lại được giao thẩm quyền mở cuộc điều tra đối
với nhóm luật sư là không bảo đảm tính khách quan, vô tư vì có xung đột lợi
ích.
Tuy
vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An vẫn cố tình thực hiện việc điều
tra, thì không thể giải thích gì khác ngoài mục đích trả đũa nhóm luật sư nói
chung và Đặng Đình Mạnh nói riêng. Thông qua đó, các cơ quan tiến hành tố tụng
tỉnh Long An có thể che giấu việc từng vi phạm pháp luật của mình.
Hơn
nữa, vấn đề được đặt ra rằng, nếu không có ý định trả đũa đối với Đặng Đình Mạnh
bằng cách khởi tố, xét xử hình sự, thì Bộ Công an ban hành quyết định cấm Đặng
Đình Mạnh xuất cảnh từ nhiều năm trước để làm gì?
Cũng
vậy, nếu không có ý định khởi tố hình sự mà chỉ “mời” Đặng Đình Mạnh đến cơ
quan điều tra để làm việc, thì tại sao 3 lần “mời” không sử dụng “Giấy mời”, mà
lại đều sử dụng “Giấy triệu tập” vốn là văn bản dùng trong thủ tục tố tụng hình
sự và chỉ dùng khi đã khởi tố vụ án hình sự?
Ngoài
ra, điều luật 331 Bộ luật Hình sự mà Bộ Công an cho rằng Đặng Đình Mạnh có dấu
hiệu vi phạm là một điều luật bất công, bất hợp hiến và đi ngược lại với các
giá trị mà các quốc gia văn minh trên thế giới đã công nhận và bảo hộ.
Bất
công vì dấu hiệu tội phạm của điều luật 331 là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”
chưa bao giờ là dấu hiệu tội phạm của bất cứ điều luật hình sự nào của các quốc
gia khác trên thế giới, trừ Việt Nam. Bởi lẽ, việc thực hiện “các quyền tự do
dân chủ” là thể hiện của quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính kiến một
cách ôn hòa. Vì là một quyền tự do, cho nên việc thực hiện quyền không thể gọi
là lợi dụng được.
Bất
hợp hiến vì “các quyền tự do dân chủ” bao gồm quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội
họp, biểu tình, lập hội, tôn giáo… đều là các quyền tự do được Hiến pháp Việt
Nam công nhận và bảo hộ. Chính quyền có trách nhiệm bảo hộ chứ không phải trừng
phạt khi người dân thực hiện các quyền tự do ấy.
Bên
cạnh đó, chính quyền Việt Nam cũng đã cung cấp thông tin không trung thực trong
văn bản ngày 01 tháng 11 năm 2024, cụ thể như sau:
Trong
văn bản trả lời, họ cho rằng Cơ quan An ninh Điều tra đã ra quyết định tạm dừng
điều tra tin báo tội phạm từ ngày 3 tháng 6 năm 2023 vì đã quá thời hạn điều
tra tin báo tố giác tội phạm.
Trong
thực tế, sau ngày 3 tháng 6 năm 2023, họ vẫn tiếp tục triệu tập hai luật sư
trong nhóm luật sư hiện vẫn đang sinh sống trong nước đến Cơ quan An ninh Điều
tra để thực hiện điều tra, dù đã quá hạn và đã có văn bản tạm dừng điều tra.
Song song đó, họ cũng không thông báo cho hai luật sư trong nước biết việc đã tạm
dừng điều tra.
Để
tham khảo thêm, vào thời điểm ấy, tháng 2 năm 2023, hai luật sư Đặng Thị Hàn Ni
và Trần Văn Sỹ chỉ phát ngôn liên quan đến cá nhân mà còn xét xử với bản án tù
kéo dài bằng điều luật hình sự 331 bất công. Trường hợp của tôi (Đặng Đình Mạnh),
có sự tố giác, yêu cầu điều tra hình sự của chính Bộ Công an, cho rằng phát
ngôn của tôi không phải liên quan đến cá nhân mà liên quan đến Cơ quan An ninh
Điều tra. So sánh sẽ nhận thấy ngay rằng việc khởi tố, điều tra và xét xử đối với
Đặng Đình Mạnh là diễn tiến tất nhiên.
Từ
những việc như tổ chức điều tra nhóm luật sư trong khi có xung đột lợi ích, dựa
trên điều luật hình sự bất công, bất hợp hiến, cũng như cung cấp thông tin
không trung thực… nêu trong văn bản ngày 1 tháng 11 năm 2024 của chính quyền Việt
Nam thông qua Phái đoàn Thường trực của chính quyền Việt Nam đặt tại Văn phòng
Liên Hiệp Quốc, cho thấy, đây chỉ là văn bản mang nội dung dối trá điển hình
thường thấy và có tính cách đối phó đối với các đòi hỏi minh bạch từ các định
chế nhân quyền quốc tế. Chưa nói rằng, nó đã trả lời quá chậm trễ cho sự chất vấn
có cách nay đến hơn 20 tháng.
Thế
nên, tôi (Đặng Đình Mạnh) hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: Tôi là nạn nhân bất
công và là nhân chứng trong việc bị chính quyền Việt Nam trả đũa, đàn áp giới
luật sư chỉ vì đã công khai tố cáo việc khuất tất, hiển nhiên vi phạm pháp luật
của các cơ quan an ninh điều tra trong các vụ án chính trị. Trong đó, gồm cả việc
tố cáo Cơ quan Cảnh sát Điều tra huyện Đức Hòa và Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh
Long An dàn dựng chứng cứ giả mạo để đàn áp quyền tự do tôn giáo đối với cơ sở
tu tại gia Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (tức Tịnh Thất Bồng Lai) tại Đức Hòa, Long
An.
No comments:
Post a Comment