Monday, November 18, 2024

'GIẤC MƠ TAN TÀNH' : HỌC SINH NƯỚC NGOÀI LO LẮNG VỀ HẠN MỨC THỊ THỰC CỦA ÚC-ĐẠI-LỢI (BBC News Tiếng Việt)

 



‘Giấc mơ tan tành’: học sinh nước ngoài lo lắng về hạn mức thị thực của Úc

BBC News Tiếng Việt

17 tháng 11 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c079jl13j80o

 

Đối với Anannyaa Gupta, việc hoàn thành việc học tại Úc luôn là một “giấc mơ”.

 

“Hệ thống giáo dục của Úc thuộc diện tốt nhất thế giới,” cô sinh viên 21 tuổi từ thành phố Hyderabad (Ấn Độ) nói.

 

Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân tại Đại học Monash ở thành phố Melbourne, cô đã ứng tuyển học tiếp bằng thạc sĩ để đủ tiêu chuẩn trở thành một nhân viên ngành công tác xã hội - một ngành mà Úc đang rất cần người trong bối cảnh thiếu lao động.

 

“Tôi thực sự muốn theo học ở đây, sử dụng kĩ năng của mình để đóng góp cho xã hội,” cô nói.

 

Nhưng Anannyaa là một trong số những sinh viên quốc tế hiện tại và tương lai đang hoảng loạn vì kế hoạch cắt giảm số lượng sinh viên nước ngoài của chính phủ Úc.

 

Theo chính phủ Úc, hạn mức mới - sẽ làm giảm đáng kể số lượng học sinh nhập học mới – là biện pháp cần thiết để giúp ngành giáo dục trị giá 32 tỷ USD trở nên bền vững hơn.

 

Đây là biện pháp gây tranh cãi nhất trong những biện pháp gần đây, bao gồm cả việc áp đặt các yêu cầu trình độ tiếng Anh nghiêm ngặt hơn đối với ứng viên nộp đơn xin thị thực du học và xét duyệt kỹ lưỡng hơn những người muốn tiếp tục việc học tại Úc.

 

Khoản phí xin thị thực không hoàn lại cũng đã tăng gấp đôi.

 

Tuy nhiên, ngành giáo dục và những người ủng hộ của ngành này nói rằng họ đã không được tham vấn đầy đủ.

 

Họ cho rằng những thay đổi này có thể tàn phá nền kinh tế, gây suy giảm việc làm và làm tổn hại đến danh tiếng của Úc, đồng thời gây ra những tác động tiêu cực tới cả học sinh nội địa lẫn quốc tế.

 

“[Việc này] gửi đi một thông điệp rằng Úc không còn là một cánh cửa rộng mở nữa,” ông Matthew Brown, Phó Giám đốc điều hành của Group of Eight (Go8), một tổ chức đại diện cho các trường đại học hàng đầu của Úc, đánh giá.

 

Giáo dục là lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ tư của Úc, chỉ xếp sau những sản phẩm khai khoáng.

 

Học sinh nước ngoài, những người trung bình phải trả mức học phí gần gấp đôi so với học sinh Úc, giúp nuôi sống một số cơ sở giáo dục, tài trợ cho nghiên cứu, học bổng và học phí của sinh viên nội địa

 

Ví dụ, tại Đại học Sydney, khoản học phí nói trên chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của trường.

 

Tuy nhiên, trong bối cảnh bầu cử liên bang sẽ diễn ra vào năm sau, chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese đang phải đối mặt với việc giảm bớt mức nhập cư kỷ lục, với hi vọng cải thiện khả năng chi trả nhà ở và làm dịu bớt cuộc khủng hoảng chi phí trang trải cho cuộc sống.

 

Và học sinh quốc tế - tổng cộng 793.335 người vào học kỳ vừa rồi – đã trở thành mục tiêu bị nhắm tới.

 

 

 XEM TIẾP >>>>>  

 






No comments: