Dàn
lãnh đạo mới Việt Nam : Trung Quốc và Nga vẫn là những người bạn khả tín
nhất
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 21/11/2024 - 12:51 - Sửa đổi ngày: 21/11/2024 - 14:12
Sau
một năm nhiều biến động chính trường và ba tháng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng,
nhà lãnh đạo lâu năm qua đời hồi tháng 7/2024, Việt Nam cuối cùng đã có một dàn
lãnh đạo mới, phần đông xuất thân từ các lực lượng an ninh. Viện Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế (IISS) trong bài phân tích có tiêu đề « Dàn lãnh đạo mới của
Việt Nam » cho rằng, dù có tư tưởng cởi mở hơn, Trung Quốc và Nga có thể vẫn
là những người bạn khả tín nhất.
HÌNH
:
Tổng
bí thư đảng Cộng Sản, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm (T) hội đàm với tổng thống
Mỹ Joe Biden tại New York, Hoa Kỳ, ngày 25/09/2024. AP - Manuel Balce Ceneta
Tổng
bí thư đảng Cộng Sản Tô Lâm, thủ tướng Phạm Minh Chính, và chủ tịch nước Việt
Nam Lương Cường, là những cựu tướng lĩnh trong ngành an ninh và quân đội. Tổng
cộng, tám trong số 15 thành viên Bộ Chính Trị mới đều bắt đầu hay thăng tiến sự
nghiệp từ các ngành lực lượng an ninh. Nhiều nhân vật khác của bộ máy an ninh
cũng nắm giữ các vị trí có ảnh hưởng, tuy ít quan trọng hơn, trong bộ máy lãnh
đạo.
Nhưng
việc lực lượng an ninh tiếp quản chính trường Việt Nam có một số hàm ý. Điều rõ
ràng nhất là có rất ít cơ hội tự do hóa chính trị. Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn
là lực lượng chính trị hợp pháp duy nhất. Mọi phân tích về các quyết định đối
ngoại và chính trị chủ yếu vì lợi ích lâu dài của Đảng. Và mối đe dọa lớn nhất
đối với an ninh của Đảng là những gì được gọi là « diễn biến hòa
bình », nghĩa là, mất đi sự ủng hộ chính trị trong nước và các thách thức
chính trị do các thế lực bên ngoài tài trợ.
Do
vậy, phản ứng của Đảng đối với mối đe dọa này có hai khía cạnh : Duy trì
liên minh giữa các giới tinh hoa trong lĩnh vực an ninh, kinh doanh cùng lợi
ích chính trị và bảo vệ tính hợp pháp bằng cách mang lại mức sống ngày càng cao
cho phần lớn người dân. Đảng không chấp nhận ý tưởng về việc một tổ chức nào
khác hay tự thân Nhà nước có thể làm tốt hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính
sách đối ngoại của Việt Nam bởi vì luôn có một giới hạn cho mọi sự hợp tác với
các nền dân chủ theo kiểu phương Tây.
Kinh
tế : Việt Nam « ăn may »
Thứ
nhất, theo IISS, về mặt kinh tế, Việt Nam đã gặp may mắn. Chiến dịch « đốt
lò » chống tham nhũng của ông Trọng, đã ngăn cản quan chức chính phủ đưa
ra các quyết định và ký kết hợp đồng cho các dự án kinh tế, và do vậy đã làm giảm
áp lực về tăng trưởng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những « khó
khăn » này lại trùng hợp với thời điểm nhiều tập đoàn đa quốc gia quyết định
di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam.
Đầu
tư nước ngoài trong tám tháng năm 2024 đã tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023,
đạt mức hơn 20 tỷ đô la. Điều thú vị là Trung Quốc và Hồng Kông lại là những
nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất. Trong giai đoạn 2022 – 2023, đầu tư của Trung
Quốc tại Việt Nam tăng 170% so với giai đoạn 2018 – 2019. Cùng lúc, xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang Mỹ cũng tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp Trung Quốc
tìm cách hạ giá thành sản xuất và bảo vệ các hoạt động của họ trước nguy cơ thuế
quan mới và các trừng phạt của Mỹ.
Viện
IISS cho rằng có nhiều lý do để tin rằng ban lãnh đạo mới do ông Lâm điều hành
sẽ hãm lại chiến dịch chống tham nhũng. Thứ nhất, ông ấy đã đạt được hai mục
tiêu chính trị chính : Hạ bệ những kẻ gian tà cấp cao (và các đối thủ
chính trị) trong khi vẫn nâng cao tính chính đáng của đảng.
Điều
này cho phép ông hiện giờ an toàn ở vị trí cao nhất, các lợi ích kinh tế của
quyền lực cũng được bảo đảm trong khi sự nghiệp chính trị của những đối thủ đã
bị hủy hoại. Và do vậy, một lệnh hưu chiến đã được đưa ra trong cuộc chiến gần
như liên tục ở cấp cao nhất trong nền chính trị Việt Nam. Bởi vì, nếu chiến dịch
chống tham nhũng tiếp tục được điều tra sâu rộng hơn, một số quan chức tại bộ
Công An có nguy cơ tự phơi bày.
Một
lý do khác để nghĩ rằng làn gió kinh tế đang thay đổi : Sự tái xuất hiện
đáng kinh ngạc của ông Nguyễn Tấn Dũng, đứng cạnh ông Lâm tại hai sự kiện trong
tháng 8/2024. Một sự phục hồi đáng chú ý cho ông Dũng, người gần như đã
« biến mất » sau khi thua trong trận đấu đá chính trị to lớn với ông
Trọng tám năm trước.
IISS
nhắc lại, nền kinh tế Việt Nam dưới nhiệm kỳ thủ tướng Dũng (2006 – 2016) đã
tăng trưởng nhanh chóng nhưng kèm theo đó là bong bóng tài sản và nạn tham
nhũng có nguy cơ làm suy yếu tính chính danh của chế độ do đảng Cộng Sản điều
hành. Giờ phải chăng ông Dũng – người đã trải một phần sự nghiệp trong bộ Công
An – đang quay trở lại ? Nhiều lời đồn đoán cho rằng ông Dũng đang âm thầm
bắt tay với ông Lâm để giành lại quyền lực. Nếu vậy, sự tái xuất hiện của ông
cũng có thể cho thấy sắp có một sự nới lỏng về kinh tế.
Đối
ngoại: Trung Quốc và bài toán an ninh năng lượng
Trong
đối ngoại, khó thể đoán được ý định của ban lãnh đạo mới Việt Nam. Bản năng
chính trị có thể khiến họ xích lại gần hơn với Bắc Kinh và tránh xa các nền dân
chủ kiểu phương Tây. Nhưng những nhà lãnh đạo này cũng phải tính đến nhiều áp lực
khác. Thứ nhất là thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông gây thiệt hại
cho an ninh năng lượng Việt Nam, làm suy yếu tính chính danh của ĐCSVN.
Thứ
hai, nguy cơ Việt Nam bị biến thành một thị trường bị giam hãm do quy mô
to lớn của nền kinh tế và thế mạnh xuất khẩu của Trung Quốc. Tất cả những điều
này đang làm gia tăng sự ác cảm đối với Trung Quốc trong công luận và trong một
chừng mực nào đó là trong một bộ phận các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Việt
Nam trong 8 năm dưới thời ông Trọng đã tránh đối đầu với Trung Quốc ở Biển
Đông. Không những thế Hà Nội, dưới áp lực của Bắc Kinh, đã hủy bỏ cũng như
không phát triển bất kỳ dự án thăm dò khai thác dầu khí trong vùng biển
« đường chín đoạn », bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung
Quốc đòi hỏi chủ quyền. Trong cùng thời kỳ này, Việt Nam củng cố các vị trí của
mình tại các đảo nhỏ và bãi cạn mà nước này kiểm soát ở phía nam vùng biển.
Theo
tác giả bài viết, Paul Fraioli, chuyên gia địa chính trị và Chiến lược tại
IISS, dường như Việt Nam đã có một thỏa hiệp với Trung Quốc : Đổi lấy việc
gạt sang một bên quyền chủ quyền để thăm dò khai thác các mỏ dầu khí tại vùng đặc
quyền kinh tế của mình (theo quy định của Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc),
Trung Quốc đã cho phép Việt Nam phát triển các căn cứ hải đảo mà không can thiệp.
Tuy
nhiên, vào tháng 12/2022, Việt Nam và Indonesia thông báo đạt được một thỏa thuận
giải quyết xong ranh giới lãnh hải sau nhiều thập niên đàm phán. Vài ngày sau,
một tập đoàn năng lượng quốc tế đã công bố kế hoạch phát triển mỏ khí đốt nằm
trong vùng biển « Tuna », thuộc đặc quyền kinh tế của Indonesia và vận
chuyển khí đốt đến Việt Nam.
Trung
Quốc đã lên tiếng phản đối khi cho rằng lô Tuna nằm trong khu vực đường chín đoạn
mà nước này có yêu sách, và tiếp tục gây áp lực ép buộc Việt Nam phải dừng dự
án. Đây có lẽ là một tính toán sai lầm của Trung Quốc về tầm quan trọng của lô
Tuna đối với Việt Nam : Vấn đề an ninh năng lượng.
Khảo
sát của công ty xếp hạng tín nhiệm S&P Global công bố tháng 9/2024 chỉ ra rằng
Việt Nam có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên, khiến
nguồn cung điện trong năm 2025 có thể ít hơn 1/3 so với năm 2024. Đây là hệ quả
trực tiếp của việc Trung Quốc ngăn cản thành công Việt Nam phát triển các mỏ
khí đốt ngoài khơi.
Để
có đủ nguồn cung, Hà Nội có thể sẽ phải phụ thuộc vào điện than, và tình trạng
thiếu hụt năng lượng có nguy cơ tác động mạnh đến đầu tư trong nước, việc làm
và tăng trưởng kinh tế. Điều này có khả năng trở thành nguồn bất bình của người
dân, nguồn bất ổn đối với các nhà sản xuất đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam.
Trong
một động thái bất thường, tháng 10/2024, bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng về
một sự cố gần quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, tố cáo lực lượng dân quân
biển Trung Quốc tấn công tầu đánh cá Việt Nam và đánh đập dã man thủy thủ đoàn.
Một sự thay đổi so với thời ông Trọng làm tổng bí thư trong cách xử lý
chung của truyền thông về vấn đề Biển Đông. Dàn lãnh đạo mới của ĐCSVN dường
như sẵn sàng công khai nhiều hơn các tranh chấp với Trung Quốc so với người tiền
nhiệm.
Triển
vọng: Nga và Trung Quốc, những đồng chí "khả tín nhất"
Từ
những quan sát trên chuyên gia Paul Fraioli nhận định, các chính sách đối nội
và đối ngoại đưa ra sẽ phải bảo vệ tốt nhất lợi ích của Đảng. Việc bổ nhiệm một
tổng bí thư có kinh nghiệm trong ngành an ninh khó thể bảo đảm sự ổn định cho Đảng
và Nhà nước, mà ví dụ điển hình là việc Liên Xô đưa ông Yuri Andropov làm tổng
bí thứ năm 1982.
Nhưng
ban lãnh đạo mới của Việt Nam có được một thế mạnh từ điều được gọi là
« ngoại giao cây tre », cho phép tạo sự linh hoạt để ứng phó với áp lực
bên ngoài. Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chính sách đa liên kết trên trường quốc tế
và tuân thủ nguyên tắc « Bốn Không » được nêu trong Sách Trắng quốc
phòng năm 2019.
Trước
những hành vi của Bắc Kinh đe dọa các lợi ích của ĐCSVN, nhất là ở Biển Đông,
Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cường quốc bên ngoài khu vực để
chống lại áp lực của Trung Quốc. Bản năng này dẫn đến việc Hà Nội dưới thời ông
Trọng vào tháng 9/2023, đã nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên thành « đối tác
chiến lược toàn diện ». Tháng 4/2025, trùng với dịp kỷ niệm 50 năm kết
thúc Chiến tranh Việt Nam, tổng bí thư Tô Lâm và chủ tịch nước Lương Cường phải
quyết định xem có thêm mục tiêu mới nào vào chương trình nghị sự cho quan hệ đối
tác này hay không.
Cuối
cùng, tác giả bài viết kết luận : Ban lãnh đạo mới của ĐCSVN đã có một số
động thái gây ngạc nhiên. Sự cởi mở của ông Tô Lâm trong chuyến đi đến Hoa Kỳ
cũng như sự thẳng thắn trong các tuyên bố chính thức liên quan đến vụ đánh bắt
cá ở quần đảo Hoàng Sa là điều bất ngờ. Việc tái xuất hiện của cựu thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng cho thấy một sự chuyển đổi đáng kể đã diễn ra. Nhưng xét đến
hoàn cảnh của họ, các nhà lãnh đạo mới có thể nghĩ rằng những người bạn đáng
tin cậy nhất của họ là ở Bắc Kinh và Matxcơva.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - HOA KỲ
Tổng
bí thư Tô Lâm gặp tổng thống Mỹ Biden để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt
PHÂN
TÍCH
Tấn
công ngư dân tại Hoàng Sa: Trung Quốc muốn trắc nghiệm tân lãnh đạo Việt Nam?
VIỆT
NAM - PHÁP
Chủ
tịch nước Việt Nam Tô Lâm thăm Pháp, bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ
song phương
No comments:
Post a Comment