Công
nghệ chiến tranh « giá rẻ » làm đảo lộn chiến trường
Thùy
Dương - RFI
Đăng
ngày: 06/11/2024 - 12:12
Ở
Trung Đông cũng như tại Ukraina, sự xuất hiện của các loại vũ khí rẻ tiền nhưng
với số lượng nhiều đang khiến các nhà quân sự phải xem xét lại về cách trang bị
vũ khí, nhất là trong bối cảnh các cuộc xung đột xảy ra ngày càng nhiều.
HÌNH
:
(Ảnh
minh họa) - Hệ thống tên lửa phòng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức),
ngày 17/03/2023. AP - Axel Heimken
Trên
đây là nhận định của báo Pháp Le Figaro, trong chuyên mục Giải Mã, đăng ngày
26/10/2024. RFI giới thiệu bài viết.
Một
drone Shahed của Iran có giá 20.000 đô la, 1 tên lửa đánh chặn Aster của Pháp
có giá 1,5 triệu đô la. Bằng cách phóng những tên lửa rẻ tiền, lực lượng nổi dậy
Houthi Yemen đã khiến quân đội Pháp, với lực lượng tuần tra ngoài khơi Hồng Hải,
tốn kém nhiều chi phí. Theo nhận định của tướng Thierry Burkhard, tham mưu trưởng
các lực lượng vũ trang Pháp, với Viện tư vấn Montaigne, khi dùng tên lửa đánh
chặn Aster giá đắt chỉ để diệt drone Shahed giá rẻ, thì như vậy đúng ra là
drone Shahed giá rẻ đã tiêu diệt tên lửa Aster đắt tiền. Cuộc
chiến chống phiến quân Houthi Yemen là một ví dụ điển hình cho cuộc xung đột bất
đối xứng : dùng lực lượng chính quy chống lực lượng không chính quy, cả về
cấp độ quân sự và tài chính.
Le
Figaro trích dẫn một nguồn tin quân sự, theo đó lực lượng Houthi Yemen
đang « áp dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh » : Do
không thể đấu lại kho vũ khí của phương Tây, họ tập trung vào điểm yếu của đối
phương để tạo một hiệu ứng kiểu « quá tải về kinh tế », khiến
đối thủ (Pháp) phải chi tiêu nhiều hơn để phòng vệ trước các mối nguy hiểm
(Houthi). Nhưng Houthi không phải lực lượng duy nhất làm như vậy. Iran cũng là
một trong các nước áp dụng phương pháp này, tiêu biểu là vụ đêm 13 rạng sáng
14/04/2024 đánh chặn 330 máy bay của Iran, Israel đã tốn chi phí gấp 7 lần cuộc
oanh tạc của Teheran.
Thực
ra, sự bất cân xứng quân sự không phải là mới. Nhưng chưa bao giờ sự chênh lệch
chi phí lại lớn đến như vậy. Thứ nhất, quân đội phương Tây đã chọn đầu tư vào
những thiết bị rất tinh vi, đồng nghĩa với đắt tiền và số lượng ít. Thêm vào
đó, công nghệ dân sự ngày càng được sử dụng nhiều cho quốc phòng, như drone, ống
nhòm nhìn ban đêm... Nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh đó là những lý
do khiến kho vũ khí của các quốc gia tiên tiến, như Israel, Hoa Kỳ hay Nga đang
phải đương đầu với những kho vũ khí kém hiện đại hơn kết hợp các phương tiện
tinh vi.
Olivier
Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và là tác giả cuốn sách
Chuẩn bị chiến tranh (NXB PUF) nêu một ví dụ minh họa : « Phe
nổi dậy Syria hồi năm 2011 đã sử dụng một thiết bị định hướng (gyroscope), một
dạng la bàn của iPad, kết hợp với ứng dụng bản đồ trực tuyến Google Maps, lắp đặt
chúng trên một loại đạn súng cối được chế tạo từ những năm 1970. Bằng cách này,
họ đã tạo nên một loại vũ khí tấn công chính xác, với chi phí rẻ bằng 1/500 so
với hỏa lực pháo binh thông thường ».
Một
ví dụ khác được nguồn tin quân sự của Le Figaro nêu lên : « Lực
lượng Ukraina đã gắn camera Go Pro lên 1 chiếc thuyền có động cơ thủy gắn
ngoài, chở các thùng đổ đầy dầu. Và chúng trở thành một loại drone biển có khả
năng tấn công tàu Nga ». Những phát minh khéo léo nói trên có thể
sánh ngang với các loại vũ khí tinh vi, đắt tiền và ít ỏi về số lượng.
Công
nghệ kép
Chiến
thuật chiến đấu đã có sự thay đổi do sự xuất hiện của điều mà giới quân sự gọi
là công nghệ kép, tức là các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự hoặc
quân sự. Drone là ví dụ minh họa tiêu biểu nhất. Léo Péria-Peigné, nhà nghiên cứu
tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trong cuốn Địa chính trị trong ngành vũ
khí, cho biết là chính cuộc chiến năm 2020 giữa Azerbaijan và vùng Thượng
Karabakh đã cho mọi người hình dung thấy drone sẽ đóng vai trò quan trọng hơn
nhiều trong một cuộc xung đột thông thường ở cường độ cao.
Và
cuộc chiến Ukraina nổ ra đã khiến người ta phải đánh giá lại việc sử dụng
drone. Chuyên gia Léo Péria-Peigné cho biết thêm là « cường độ của
các trận chiến và các tổn thất trước tiên giúp có thể nhanh chóng phân loại các
drone thích ứng với xung đột cường độ cao và những drone quá dễ bị tấn công :
những drone trình sát chiến thuật trên không cỡ lớn nhanh chóng biến mất khỏi
chiến trường, thay vào đó là các thiết bị nhỏ hơn, thường là drone dân sự và được
cải tiến để tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tấn công ngày càng mang tính chiến
thuật ». Các drone này có lợi thế kép là chi phí thấp và dễ chế tạo,
dễ mua.
Le
Figaro dẫn 1 nguồn tin quân sự khác lưu ý : « Drone giá rẻ đã
trở thành một công cụ chính trên chiến trường cũng như ở hậu phương. Chúng cho
phép tạo ra nhiều hiệu ứng, rất hữu ích cho một cuộc chiến tranh tiêu
hao ». Dẫu cần nhiều nhân lực điều khiển, không thể mang tải trọng
lớn và thường không đạt độ chính xác cao, nhưng các drone có thể khiến hệ thống
phòng không của đối phương quá tải bởi vì phải đặt thiết bị cảm biến ở nhiều địa
điểm. Đó là trường hợp của Israel, khi triển khai hệ thống « Mái vòm Sắt »
từ năm 2010 để đánh chặn tên lửa trong bán kính 4-70 km, đã bị chỉ trích mạnh mẽ
vì sự chênh lệch chi phí : Để đánh chặn 1 tên lửa có giá 1.000 euro,
Israel phải dùng đến 1 tên lửa đánh chặn 50.000 euro.
Élie
Tenenbaum, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp
(IFRI), giải thích : « Các hệ thống phòng không của phương Tây rất
tinh vi và được thiết kế để ngăn chặn các tên lửa cũng rất tinh vi, tức là với
số lượng ít. Thị trường công nghệ giá rẻ không được quan tâm nhiều ». Theo
Le Figaro, quả đúng là quân đội phương Tây không được thiết kế để đối đầu với
các mối đe dọa giá rẻ - « low cost ». Mô hình hoạt động của
quân đội phương Tây thường là các chiến dịch ngắn - như Chiến tranh vùng Vịnh lần
thứ nhất - hoặc các chiến dịch viễn chinh quy mô rút gọn - như quân đội Pháp ở
Mali - khi đương đầu với những đối thủ không được trang bị các công nghệ tân tiến.
Sự
thích ứng khó khăn của ngành thiết bị quân sự
Việc
tiếp cận các công nghệ chiến đấu giá rẻ gián tiếp dẫn đến câu hỏi về khả năng
thích ứng của các thiết bị quân sự. Israel đã tạo ra Mái Vòm Sắt, trong khi Nga
đầu tư vào hoạt động gây nhiễu. Olivier Schmitt giải thích : « Mô
hình phương Tây dựa vào việc nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường để từ
đó đạt được một giải pháp chính trị (…) Việc giảm chi phí công nghệ đặt ra
câu hỏi về khả năng giành chiến thắng, vừa là vấn đề học thuyết, lại vừa mang
tính trí tuệ, nhưng việc này vẫn chưa được tiến hành ». Cách tiếp cận
này đang bị xem lại bởi vì thời gian xung đột kéo dài - như trường hợp Ukraina
- và khả năng thay đổi cán cân lực lượng của các nhóm vũ trang.
Quy
mô của quân đội châu Âu không ngừng giảm từ sau Chiến tranh Lạnh, buộc họ phải
tập trung vào một số năng lực. Một nguồn tin quân sự của Le Figaro nhấn mạnh :
« Có hai cách tiếp cận : về năng lực và về mối đe dọa. Theo lẽ thường,
quân đội thích nghi với đối thủ bằng cách quan sát điểm yếu của đối thủ, ưu
tiên cách tiếp cận tập trung vào mối đe dọa. Nhưng phương Tây thì trong vòng 30
năm qua đã tập trung vào chính năng lực của mình do không có đối thủ. Phương
Tây chưa trông thấy các mối đe dọa mới - sử dụng những công nghệ chi phí thấp ».
Do
đó, phương Tây đã đầu tư vào các công nghệ quân sự tân tiến nhưng ngày càng đắt
đỏ. Năm 1984, Norman Augustine, cựu thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ, dự báo các chi
phí đầu tư trang thiết bị sẽ tăng nhanh hơn ngân sách, do đó phải điều chỉnh số
lượng, giảm kho dự trữ. Tuy nhiên, cần phải dự trữ nhiều mới có thể đối phó với
sự gia tăng vũ khí giá rẻ. Ví dụ, nước Pháp chỉ có 8 hệ thống phòng không
MAMBA, cùng với một số hệ thống CROTALE cũ. Số này sẽ là không đủ trong trường
hợp phải đối phó cường độ cao với các đội drone chẳng hạn.
Chuyển
đổi ngành trang bị thiết bị quân sự chắc chắn là một quá trình dài lâu. Xung đột
Ukraina, cũng như sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang như Houthi, Hamas và
Hezbollah, đang làm thay đổi cách đánh giá các mối đe dọa và cách thức ứng phó.
Nhà nghiên cứu Élie Tenebaum giải thích, điều này không chỉ liên quan đến một số
nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn. Do đó, « áp dụng một cách tiếp
cận mới về năng lực » có thể là một giải pháp. Việc thiết kế các vectơ
đánh chặn drone không phải « cao cấp » sẽ cho phép
giảm chi phí, cũng như là việc phòng ngừa. Vẫn theo chuyên gia Tenebaum, « Mỹ
và Anh đã phá hủy các điểm bắn và kho đạn dược của lực lượng Houthi. Ukraina
thì muốn tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nguyên tắc rất đơn giản : đó là nên nhắm
bắn vào cung thủ hơn là nhắm bắn vào mũi tên ».
Do
đó, nên xem xét việc kết hợp các loại vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng nhiều
và các loại vũ khí tinh vi. Nguồn tin quân sự của Le Figaro cho biết : « Đây
sẽ là đáp án cho câu hỏi cơ bản : Giữa chi phí được phân bổ và mức độ hiệu quả
trong hoạt động, chúng ta muốn tương quan thế nào ? ». Olivier
Schmitt kết luận : « Chúng ta cũng sẽ phải tìm ra các phương
pháp quân sự mới để có thể chiến đấu lâu dài trong cuộc xung đột và điều chỉnh
quy mô sản xuất thiết bị công nghiệp để phục vụ mục đích này. Hiện giờ, chúng
ta mới chỉ đang ở trong giai đoạn quan sát », nhất là vì đổi mới
công nghệ không phải là yếu tố duy nhất gây đảo lộn trên chiến trường.
Nhiều
loại vũ khí thông thường hơn, chẳng hạn như pháo hoặc xe tăng « giá
rẻ » cũng có thể tham gia nhờ có số lượng nhiều. Ví dụ, Nga đã điều
xe tăng loại cũ, T-62, tới Ukraina và dùng đạn dược có từ thời Liên Xô. Đây là
một giải pháp ít tốn kém trong một cuộc chiến tranh tiêu hao. Thế nhưng, điều
này có được là nhờ lượng dự trữ nhiều. Vì thế, việc điều chỉnh phù hợp các thiết
bị quân sự vẫn là cần thiết.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Ấn
Độ-Thái Bình Dương : Chiến lược vũ khí chống hạm "nhiều và rẻ" của Mỹ
để đối phó với Trung Quốc
ĐIỂM
BÁO
Loạt
vụ nổ ở Liban mở đầu kỷ nguyên vũ khí tự động
ĐIỂM
BÁO
Hội
chợ vũ khí Eurosatory : Tấm gương phản chiếu cuộc chiến ở Ukraina
No comments:
Post a Comment